ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Ý nghĩa của bài hát “Ông Trăng Xuống Chơi” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Niềm vui bất tận dưới bóng trăng của tuổi thơ xưa

2020/10/01
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Ý nghĩa của bài hát “Ông Trăng Xuống Chơi” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Niềm vui bất tận dưới bóng trăng của tuổi thơ xưa

Ông Trăng Xuống Chơi là một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy được viết dựa trên một bài đồng dao.

Trong số những ca khúc sáng tác cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Duy mà ông gọi là nhạc Bé Ca, có 2 ca khúc dựa vào đồng dao với nội dung là sự luân chuyển thú vị, bên cạnh Ông Trăng Xuống Chơi còn có Chú Bé Bắt Được Con Công. Lời những bài hát này tưởng chừng là ngây ngô như suy nghĩ của con trẻ, nhưng thực ra là hàm chứa được những triết lý về cho và nhận:

Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà Vua thì nhà Vua cho lính
Ông trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ…

Ông trăng xuống chơi nồi chõ thì nồi chõ cho vung
Ông trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho nhựa
Ông trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tầu
Ông trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưỡi

Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa
Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái
Ông trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng
Ông trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ.

Ông trăng trả vợ đàn ông
Trả chồng cô gái
Trả trái cây cà
Trả hoa cây bưởi
Trả lưỡi cần câu

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Trả tầu cho ngựa
Trả nhựa cây sung
Trả vung nồi chõ
Trả mõ ông chánh
Trả lính nhà vua

Trả chùa cho bụt
Trả bút học trò
Trả mo cây cau
Trả mo cây cau
Trả mo cây cau…


Click để nghe Thái Hiền hát

Với hầu hết các thế hệ tuổi nhỏ, đặc biệt là vào những ngày xưa, thì mặt trăng luôn là người bạn thân thuộc nhất, được gọi nhân cách thành Ông Trăng hoặc là Chị Hằng. Nhiều năm về trước, vào ban ngày, trẻ con nếu không đi học thì cũng bận rộn phụ cha mẹ việc nhà hoặc lên nương, đến đêm tối mới được có cả một bầu trời thần tiên của tuổi nhỏ, đặc biệt có là ánh trăng soi sáng cho khoảng sân rộng nhiều trò vui chơi, được mang cảm giác rằng “em đâu trăng theo đó”, như là trăng chỉ dành riêng cho mình mà thôi.

Được nô đùa và chạy nhảy dưới trăng là nguồn vui bất tận mà thế hệ tuổi thơ ngày nay không còn được tận hưởng, và niềm khát khao đợi đến đêm trăng tròn huyền diệu chỉ còn là ở trong ký ức của người lớn, những kẻ mà giờ đây chỉ có thể nhớ lại và tưởng tiếc một thời đã tiêu hoang phí tuổi thơ đầy màu sắc mà sẽ không bao giờ trở lại được một lần nào nữa.

Mỗi tối Ông Trăng sẽ nhô lên từ hướng Đông để vui cùng nhân gian, chơi cùng đàn em bé, rồi sẽ chia tay và dần khuất về hướng Tây, đều đặn như vậy tròn rồi lại khuyết. Có Ông Trăng vui quá nên ai cũng hào phóng muốn tặng cho Trăng những thứ quý giá nhất của mình, như là cau sẽ cho mo, học trò cho bút, ông Bụt cho chùa… Rồi khi ông trăng từ biệt thì trả lại hết thảy những thứ đó để ra về tay không.

Một tầng ý nghĩa khác của bài đồng dao/ca khúc Ông Trăng Xuống Chơi, đó là để kết bạn, trẻ con thường có những điều đặc biệt để thu hút bạn bè theo kiểu có qua có lại. Ban đầu, muốn có Ông Trăng xuống chơi cùng thì phải “đánh đổi”, hoặc là “mua chuộc”. Tuy nhiên khi đã trở thành bạn rồi thì không cần điều đó nữa và trả lại nguyên như cũ, chỉ còn chơi với nhau bằng tất cả tình thân mến. Là bạn thì không thể lợi dụng hay cần có sự đánh đổi nào về vật chất, niềm vui bất tận khi được cùng nhau vui đùa dưới bóng trăng đã chính là món quà lớn nhất mà những người bạn nhỏ đã trao nhau trọn vẹn rồi.

Đó là một bài học về tình bạn thật đơn sơ và giản dị dành cho lứa tuổi đầu đời.

 

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Hoài niệm về những mùa Trung Thu năm xưa qua bài viết đăng trên báo Thiếu Nhi năm 1974

Hoài niệm về những mùa Trung Thu năm xưa qua bài viết đăng trên báo Thiếu Nhi năm 1974

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Băng Tâm – Người học trò của nhạc sĩ Duy Khánh và Nhật Ngân

Câu chuyện về những người vợ – Người thầm lặng đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ (Phần 2)

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961

Chuyện tình “Duy Quang – Julie Quang” qua hồi ký của Julie

Đôi điều về giọng ca trẻ Hoàng Trang đang gây xôn xao với các ca khúc Da Vàng

Xem lại video những lần hiếm hoi ca sĩ Ngọc Lan trả lời phỏng vấn

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Doãn Mẫn và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biệt Ly” hơn 80 năm trước: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây…”

Hoàn cảnh sáng tác “Lòng Mẹ” của nhạc sĩ Y Vân – bài “quốc ca của tình mẫu tử”

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Quang Dũng – Phạm Đình Chương)

Thúy Đã đi rồi…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.