ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ý nghĩa của bài thơ – bài hát bất hủ “Tiếng Thu” (Lưu Trọng Lư – Phạm Duy) – “Con nai vàng ngơ ngác – Đạp trên lá vàng khô”

2021/08/10
in Cảm xúc âm nhạc
Ý nghĩa của bài thơ – bài hát bất hủ “Tiếng Thu” (Lưu Trọng Lư – Phạm Duy) – “Con nai vàng ngơ ngác – Đạp trên lá vàng khô”

Nhạc sĩ Phạm Duy từng nói rằng ông đã có thời gian lâu ở Huế và có gặp thi sĩ Lưu Trọng Lư. Vì yêu mến thi sĩ này nên ông đã chọn phổ bài thơ Tiếng Thu nổi tiếng của Lưu Trọng Lư.


Click để nghe Thái Thanh hát Tiếng Thu trước 1975

Thi sĩ Lưu Trọng Lư quê ở Quảng Bình, trải qua phần lớn thời gian tuổi trẻ ở Huế trước khi ra Hà Nội từ năm 1954. Ông được xem là một trong những người khởi xướng phong trào Thơ Mới. Thơ của ông không có sự chải chuốt hoa mỹ, nhưng có được sự chân thực trong cảm xúc trong những câu chữ có vẻ là không chọn lọc nhưng lại dễ dàng lay động người đọc.

Tiếng Thu là bài thơ ngắn chỉ 9 câu, nhưng là bài nổi tiếng nhất trong cuộc đời thơ Lưu Trọng Lư, được nhiều người nói rằng là bài thơ “thơ” nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài chất thơ ra thì nó không có gì bấu víu, không cõng thêm sứ mệnh nào khác, nó hoàn toàn trữ tình lãng mạn:

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ

Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng chân thực và sống động, sự u buồn và khắc khoải. Bài thơ có những chủ thể trông có vẻ rời rạc và không liên quan gì đến nhau. Ngoài chủ đề chính là mùa thu thì còn có trăng, có chinh phụ chinh phụ, và có con nai vàng ngơ ngác – hình tượng kinh điển trong thi ca. Khi gộp tất các hình tượng đó lại trong một tổng thể thì nó lại có sức lay động lòng người một cách kỳ lạ, những câu chữ như từng mảng màu quết vào nhau tạo thành một bức tranh mùa thu ảo diệu, vừa gần vừa xa, vừa sáng tỏ lại vừa mông lung, người ta chỉ có thể cảm thấy chứ không thể nói ra được rạch ròi.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”

Em không nghe được tiếng của mùa thu, hay là em không thể nghe được? Em thì có thể không (muốn) nghe, nhưng anh thì nghe thấy hết, nghe được tất thảy và rung động cùng với những âm vang khẽ khàng nhất của mùa thu.

Lời thơ như là một cuộc đối thoại, trong đó nhân vật em lại ẩn sau sự câm lặng, nên anh chỉ như đang đối thoại chính mình. Có thể hai người cách xa nhau, hoặc không xa nhưng lại vì thiếu niềm đồng cảm, một bên thì thổn thức, rạo rực, một bên thì “không nghe”, chỉ có sự câm lặng đến đau lòng. Nên sau tất cả, lời thơ như là tiếng lòng bi thiết của chỉ riêng một người mà thôi.

Trong không gian mùa thu được gợi mở, hình ảnh ánh trăng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy, nhưng không gợi niềm hân hoan khi thưởng ngắm, nó thoáng gợi nỗi buồn: “Dưới trăng mờ thổn thức”.

Bởi vì người với người vẫn xa cách lòng, nên mùa thu phôi phai và nhuộm cho ánh trăng một vẻ u sầu. Trăng cũng là hiện thân cho tâm trạng của tác giả, biết thổn thức vì nỗi nhớ, không phải là sự vô tri vô giác của tự nhiên nữa mà đã chan chứa những xúc cảm của một người đang yêu.

“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người chinh phụ”

Có phải là vì không nghe được “tiếng thu” nên em cũng không cảm nhận được cảm giác rạo rực, không cảm nhận được sự da diết trong cảm xúc: “Em không nghe rạo rực”.

“Rạo rực” là sự bồi hồi, đắm say của con người trước những niềm vui, hạnh phúc. Và sự rạo rực này được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và người chinh phụ, là những người đã gắn kết với nhau bằng tình cảm vợ chồng gần gũi, tha thiết.

“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc”

Thu về cuốn theo những chiếc lá héo tàn, xào xạc bay theo làn gió heo may. Đó là hình tượng điển hình của mùa thu, khi đi vào thi ca thì nó lại trở thành biểu tượng của sự phôi pha, tàn úa.

“Lá thu kêu xào xạc” – Tiếng lá đồng thời cũng là tiếng lòng đầy ngổn ngang của tác giả, bất cứ tác động gì, dù là nhỏ nhất cũng khiến cho tâm hồn trở nên thổn thức, thương nhớ.

Hai câu thơ cuối, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh tưởng như chẳng có chút liên quan đến mạch nguồn cảm xúc, nhưng đây chính là cái chân thực trong cảm nhận, liên tưởng của nhà thơ, thể hiện những ý niệm độc đáo:

“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”


Hơn 80 năm trước, Lưu Trọng Lư đã khai sinh ra một hình tượng bất tử trong thơ (và sau này âm nhạc cũng có mượn lại), đó là “con nai vàng ngơ ngác”. Khó có thể tìm được hình tượng nào đẹp, ban sơ, lại thể hiện được sự thơ ngây, trong trẻo như là một con nai nhởn nhơ dạo bước trên thảm lá khô bìa rừng. Chỉ một tiếng động nhỏ của lá thu xào xạc cũng làm cho nó ngơ ngác nhìn.

Tiếng thu cũng đồng nghĩa với tiếng lòng, tiếng nói con tim của một tình yêu câm lặng. Tác giả mượn mùa thu để nói thay tiếng lòng mình, muôn đời vẫn rất ban sơ, vẫn muốn được ngơ ngác trong tình yêu. Nên dù cho em không nghe, không thể nghe, hay là không muốn nghe, thì anh vẫn muốn bày tỏ nó, một cách tinh tế, bằng thơ.

nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và "Mùa Thu Đông Kinh" - Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang – Tác giả của Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Không Bao Giờ Quên Anh…

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ Minh Hiếu

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của Thanh Tuyền trước và sau 1975

Nghe lại giọng hát “rặt Nam Bộ” của quái kiệt Trần Văn Trạch

Thi sĩ Hữu Loan và “Màu Tím Hoa Sim” – Huyền thoại một nhà thơ

Lệ Thanh và Hà Thanh – Đôi “Song Thanh” nổi tiếng của nhạc vàng miền Nam

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Suối Mơ” của nhạc sĩ Văn Cao – Tuyệt tác của dòng nhạc lãng mạn

Nhân vật “Mai, anh đã xa em thật rồi…” trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” (Trần Thiện Thanh & Tô Thùy Yên) – Sài Gòn những ngày giới nghiêm…

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.