ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Xuất xứ và công dụng của cột tháp cao quen thuộc ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) – Sài Gòn

2019/11/04
in Saigon xưa
Xuất xứ và công dụng của cột tháp cao quen thuộc ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) – Sài Gòn

Đối với người Sài Gòn trong hơn 50 năm qua, hẳn là ai cũng quen thuộc với hình ảnh một cột tháp cao ở cửa ngõ phía đông của thành đô Sài Gòn. Nếu đi từ Hàng Xanh vào thì cột tháp nằm bên phải đường Phan Thanh Giản (xưa), nay là đường Điện Biên Phủ, trước khi vào đến cầu. Tuy là hình ảnh quen thuộc nhưng ít người biết cột tháp này là gì, công dụng ra sao.

Bài viết này sẽ giải thích quá trình hình thành, công dụng và nguyên lý hoạt động của tháp, cũng như những hình ảnh của cột tháp này thời gian trước năm 1975.

Hình ảnh quen thuộc này là cột tháp điều áp (có nơi gọi là tháp cắt áp), được xây dựng năm 1966, cùng thời điểm khánh thành nhà máy nước Thủ Đức, và là nhà máy nước lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Cho đến tận ngày nay, nhà máy nước này vẫn đang là nơi cung cấp nước chính cho Sài Gòn.

Cột tháp trên đường Phan Thanh Giản là một trong 2 tháp điều áp của nhà máy nước Thủ Đức. Tháp còn lại nằm ở gần ngã tư Thủ Đức, ở ngay nhà máy nước như hình ở bên dưới.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Toàn cảnh nhà máy nước Thủ Đức, bên phải là tháp điều áp

Công dụng của tháp điều áp này là điều tiết, ổn định áp lực nước từ nhà máy nước Thủ Đức. Tháp điều áp này cao hơn 30 m, có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Dọc thân tháp có một đường ống nối thông với đường ống cấp nước lớn bên dưới. Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn chạy về đến tháp, áp lực nước sẽ được điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn.

Thí dụ nếu nước từ nhà máy bơm ra với áp lực lớn tương đương với cột nước cao hơn 30m thì khi đến tháp điều áp này, nước sẽ được đẩy lên đỉnh tháp. Theo đó, áp lực nước được giảm xuống.

Nếu không có tháp điều áp này thì nước từ đường ống lớn đổ vào sẽ có áp lực lớn, khi hòa vào mạng lưới đường ống cấp nước nhỏ hơn sẽ gây ra tình trạng xì, bể đường ống.

Tháp điều áp trên đường Phan Thanh Giản lúc đang xây dựng năm 1966 (góc trên bên trái hình)

Nhà máy nước Thủ Đức được khánh thành vào ngày 12 tháng 12 năm 1966, nằm ở khu vực Linh Trung hiện nay, cung cấp 90% nhu cầu nước máy sinh hoạt của thủ đô Sài Gòn. Đây là một sự kiện trọng đại, vì từ thời điểm đó, hầu hết người dân Sài Gòn được dùng nước máy, không còn lấy nước phông tên nữa.

Nhà máy nước Thủ Đức nằm trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

_

Nhà máy nước Thủ Đức lúc đang xây dựng

Thực ra nước máy ở Sài Gòn đã có từ rất lâu, nhưng chỉ có ở khu vực trung tâm, mặt tiền. Chỉ đến khi nhà máy nước Thủ Đức ra đời thì nước máy mới được “phổ cập” đến 90% người dân ở thành đô. Cũng từ thời điểm đó, tháp điều áp của đường Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ, trở thành một hình ảnh thân thuộc với người Sài Gòn.

Một số hình ảnh của tháp điều áp ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ):

Đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), đoạn đi từ trung tâm ra Hàng Xanh (Hàng Sanh)

_

Cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ)

Một số hình ảnh khác của tháp điều áp ở Thủ Đức:

Ngoài ra, cũng cần phân biệt tháp cắt áp bên trên, khác với các “thủy đài nấm” nằm rải rác khắp Sài Gòn với chức năng điều tiết áp lực nước, như trong hình dưới đây:

Ngoài ra, mời bạn xem thêm một số hình ảnh về quá trình xây dựng nhà máy nước và lắp đường ống dẫn nước máy cho thành đô Sài Gòn vào năm 1966. Đây có thể coi là một sự kiện lớn và quan trọng, vì từ lúc này trở đi thì hầu hết người dân thành đô Sài Gòn đã được sử dụng nước máy, các trụ nước phông tên (fontaine) đã có từ gần 100 năm trước đó đã dần dần được xóa bỏ.

–

Lắp đường ống nước dọc xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

–

–

Lắp đặt đường ống nước góc Lê Lợi – Pasteur

–

Lắp đặt đường ống nước tại góc Phan Thanh Giản – Nguyễn Bỉnh Khiêm

–

Lắp đặt đường ống nước đường kính 1,5 m trên đường Lê Thánh Tôn. bên phải là Alfana Hotel góc Tự Do – Lê Thánh Tôn

–

–

Ống nước đường kính 1,5m được đặt cạnh khách sạn Alfana, góc Lê Thánh Tôn – Tự Do

–

Cần cẩu nâng ống vào vị trí thi công

–

Công nhân buộc dây cáp vào ống

–

Ống nước khổng lồ được đưa đến gần hố

–

Lắp đặt đường ống nước sinh hoạt trên đường Lê Thánh Tôn. Phía xa là tòa nhà apartment 213 Tự Do nơi góc Tự Do – Lê Thánh Tôn

–

–

Cố định vị trí đường ống

–

Khớp nối giữa hai đường ống

–

Đấu nối với đoạn đường ống đã lắp đặt trước đó

–

–

Đường Lê Thánh Tôn, dãy phố phía xa là đường Tự Do. Xe ủi san lấp nền đường sau khi việc lắp đặt đường ống nước hoàn tất

–

Đông Kha (nhacxua.vn)

Share22506TweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều...

by admin
August 4, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Nhạc sĩ Ngân Giang là một trong những tên tuổi quen thuộc nhất của nhạc vàng Việt Nam thời kỳ...

by admin
August 2, 2022
Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời
Tin Tức

Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời

Ông Tô Văn Lai - sáng lập của hãng băng dĩa Thúy Nga (thành lập ở Sài Gòn) và trung...

by admin
July 20, 2022
Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt

Nhạc sĩ Võ Ðức Thu là một tên tuổi lẫy lừng của nền tân nhạc Việt từ thời kỳ phôi...

by admin
July 14, 2022
“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi

Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) được xem là một trong những tân tuổi lớn nhất của tân nhạc vì những...

by admin
July 11, 2022
Next Post
Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” được phối jazz và chuyển sang lời tiếng Pháp

Ca khúc "Xuân Này Con Không Về" được phối jazz và chuyển sang lời tiếng Pháp

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Dao Ánh đọc thư tình của Trịnh Công Sơn trong album Lời Của Giòng Sông năm 2004

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Cuộc đời của danh ca Khánh Ly qua bộ ảnh đẹp trước 1975

Top 20 bài nhạc tango hay nhất của “nữ hoàng tango” Khánh Ly

Nhìn lại những chặng đường của “Ban Hợp ca Thăng Long” – Ban nhạc đã trở thành huyền thoại

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng” (Hoàng Thi Thơ) – “Đời mình một mình một bóng – chênh vênh, lạc loài…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Ga Chiều (nhạc sĩ Lê Dinh) – Những mối tình học trò trên sân ga buồn

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.