ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Xuất xứ và công dụng của cột tháp cao quen thuộc ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) – Sài Gòn

2019/11/04
in Saigon xưa
Xuất xứ và công dụng của cột tháp cao quen thuộc ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) – Sài Gòn

Đối với người Sài Gòn trong hơn 50 năm qua, hẳn là ai cũng quen thuộc với hình ảnh một cột tháp cao ở cửa ngõ phía đông của thành đô Sài Gòn. Nếu đi từ Hàng Xanh vào thì cột tháp nằm bên phải đường Phan Thanh Giản (xưa), nay là đường Điện Biên Phủ, trước khi vào đến cầu. Tuy là hình ảnh quen thuộc nhưng ít người biết cột tháp này là gì, công dụng ra sao.

Bài viết này sẽ giải thích quá trình hình thành, công dụng và nguyên lý hoạt động của tháp, cũng như những hình ảnh của cột tháp này thời gian trước năm 1975.

Hình ảnh quen thuộc này là cột tháp điều áp (có nơi gọi là tháp cắt áp), được xây dựng năm 1966, cùng thời điểm khánh thành nhà máy nước Thủ Đức, và là nhà máy nước lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Cho đến tận ngày nay, nhà máy nước này vẫn đang là nơi cung cấp nước chính cho Sài Gòn.

Cột tháp trên đường Phan Thanh Giản là một trong 2 tháp điều áp của nhà máy nước Thủ Đức. Tháp còn lại nằm ở gần ngã tư Thủ Đức, ở ngay nhà máy nước như hình ở bên dưới.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Toàn cảnh nhà máy nước Thủ Đức, bên phải là tháp điều áp

Công dụng của tháp điều áp này là điều tiết, ổn định áp lực nước từ nhà máy nước Thủ Đức. Tháp điều áp này cao hơn 30 m, có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Dọc thân tháp có một đường ống nối thông với đường ống cấp nước lớn bên dưới. Khi nước từ nhà máy bơm vào đường ống lớn chạy về đến tháp, áp lực nước sẽ được điều tiết, giảm xuống, trước khi nguồn nước này hòa vào mạng lưới đường ống nhỏ hơn.

Thí dụ nếu nước từ nhà máy bơm ra với áp lực lớn tương đương với cột nước cao hơn 30m thì khi đến tháp điều áp này, nước sẽ được đẩy lên đỉnh tháp. Theo đó, áp lực nước được giảm xuống.

Nếu không có tháp điều áp này thì nước từ đường ống lớn đổ vào sẽ có áp lực lớn, khi hòa vào mạng lưới đường ống cấp nước nhỏ hơn sẽ gây ra tình trạng xì, bể đường ống.

Tháp điều áp trên đường Phan Thanh Giản lúc đang xây dựng năm 1966 (góc trên bên trái hình)

Nhà máy nước Thủ Đức được khánh thành vào ngày 12 tháng 12 năm 1966, nằm ở khu vực Linh Trung hiện nay, cung cấp 90% nhu cầu nước máy sinh hoạt của thủ đô Sài Gòn. Đây là một sự kiện trọng đại, vì từ thời điểm đó, hầu hết người dân Sài Gòn được dùng nước máy, không còn lấy nước phông tên nữa.

Nhà máy nước Thủ Đức nằm trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

_

Nhà máy nước Thủ Đức lúc đang xây dựng

Thực ra nước máy ở Sài Gòn đã có từ rất lâu, nhưng chỉ có ở khu vực trung tâm, mặt tiền. Chỉ đến khi nhà máy nước Thủ Đức ra đời thì nước máy mới được “phổ cập” đến 90% người dân ở thành đô. Cũng từ thời điểm đó, tháp điều áp của đường Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ, trở thành một hình ảnh thân thuộc với người Sài Gòn.

Một số hình ảnh của tháp điều áp ở đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ):

Đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), đoạn đi từ trung tâm ra Hàng Xanh (Hàng Sanh)

_

Cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ)

Một số hình ảnh khác của tháp điều áp ở Thủ Đức:

Ngoài ra, cũng cần phân biệt tháp cắt áp bên trên, khác với các “thủy đài nấm” nằm rải rác khắp Sài Gòn với chức năng điều tiết áp lực nước, như trong hình dưới đây:

Ngoài ra, mời bạn xem thêm một số hình ảnh về quá trình xây dựng nhà máy nước và lắp đường ống dẫn nước máy cho thành đô Sài Gòn vào năm 1966. Đây có thể coi là một sự kiện lớn và quan trọng, vì từ lúc này trở đi thì hầu hết người dân thành đô Sài Gòn đã được sử dụng nước máy, các trụ nước phông tên (fontaine) đã có từ gần 100 năm trước đó đã dần dần được xóa bỏ.

–

Lắp đường ống nước dọc xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

–

–

Lắp đặt đường ống nước góc Lê Lợi – Pasteur

–

Lắp đặt đường ống nước tại góc Phan Thanh Giản – Nguyễn Bỉnh Khiêm

–

Lắp đặt đường ống nước đường kính 1,5 m trên đường Lê Thánh Tôn. bên phải là Alfana Hotel góc Tự Do – Lê Thánh Tôn

–

–

Ống nước đường kính 1,5m được đặt cạnh khách sạn Alfana, góc Lê Thánh Tôn – Tự Do

–

Cần cẩu nâng ống vào vị trí thi công

–

Công nhân buộc dây cáp vào ống

–

Ống nước khổng lồ được đưa đến gần hố

–

Lắp đặt đường ống nước sinh hoạt trên đường Lê Thánh Tôn. Phía xa là tòa nhà apartment 213 Tự Do nơi góc Tự Do – Lê Thánh Tôn

–

–

Cố định vị trí đường ống

–

Khớp nối giữa hai đường ống

–

Đấu nối với đoạn đường ống đã lắp đặt trước đó

–

–

Đường Lê Thánh Tôn, dãy phố phía xa là đường Tự Do. Xe ủi san lấp nền đường sau khi việc lắp đặt đường ống nước hoàn tất

–

Đông Kha (nhacxua.vn)

Share22506TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.