ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Xuân này con về mẹ ở đâu?

2021/02/14
in Cảm xúc âm nhạc
Xuân này con về mẹ ở đâu?

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nhật Ngân từng tâm sự rằng khoảng đầu thập niên 2000, khi ca – nhạc sĩ Duy Khánh sức khoẻ bắt đầu dần yếu, trong những cuộc trò chuyện thì Duy Khánh có gợi ý đề nghị Nhật Ngân sáng tác một bài hát có nội dung tiếp nối bài hát nổi tiếng từ hơn 30 năm trước đó là Xuân Này Con Không Về, cũng của nhạc sĩ Nhật Ngân (viết cùng với Trần Trịnh).

Từ lời đề nghị đó, nhạc sĩ Nhật Ngân đã hoàn thành ca khúc mang tên Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu, nhưng đến lúc đó Duy Khánh đã không còn nữa, và đó cũng là niềm nuối tiếc lớn của nhạc sĩ Nhật Ngân.

Năm 2005, ca sĩ Quang Lê lần đầu tiên hát ca khúc này trong cuốn Paris By Night 76 và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả yêu nhạc vàng.


Click để nghe Quang Lê hát Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu

Được sáng tác vào cuối thập niên 1960, ca khúc Xuân Này Con Không Về với tiếng hát Duy Khánh đã trở thành một huyền thoại của dòng nhạc vàng, là nỗi lòng của cả một thế hệ. Nhân vật “con” trong bài hát chỉ mang tính biểu tượng hơn là một nhân vật cụ thể, vì đó cũng là tâm trạng của hàng triệu người con xa mẹ trong thời ly loạn. Thời gian sau đó, những người con ấy cũng chưa thể về thăm mẹ được trong những năm tháng tù đày, rồi sau đó lại phải ly hương. Qua thật nhiều năm sau đó nữa, cho đến khi cuộc sống ổn định và được về lại quê mẹ thì đã quá muộn mằn. Đó là nội dung của bài hát tiếp nối, mang tên Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu:

Xuân này con về mẹ ở đâu
Quê nghèo Xuân về mưa hắt hiu
Vườn xưa xơ xác hoa rơi rụng
Xuân về không mẹ, nụ hoa kém tươi.

Khoảng cách thời gian giữa 2 bài hát là đến mấy mươi năm, nhưng vùng quê thì vẫn nghèo, vườn ngày xưa thì càng xơ xác hơn vì đã vắng mẹ, vắng đi bàn tay chăm sóc cho sân trước vườn sau nên đã hoang tàn cỏ dại, hoa xuân héo úa. Khung cảnh đó càng buồn hơn vì chìm ngập dưới làn mưa xuân hiu hắt trong ngày con về nhìn lại. Mưa bỗng nhạt nhòa vì đã hòa lẫn với nước mắt của người con xa xứ.

Xuân này con về Mẹ ở đâu
Bao mùa Xuân hẹn con vẫn đi
Đời trai như cánh chim phiêu bạt
Bao lần Xuân về để Mẹ hoài ngóng trông

Hơn 30 năm trước, con đã hứa hẹn rằng “Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về” nhưng đã không về được, rồi lại hẹn rằng “Mẹ thương con xin đợi ngày mai”, nhưng vì thời cuộc nên con cũng vẫn không về được. Đời con đâu khác gì cánh chim cứ phiêu bạt viễn xứ triền miền, nên bao mùa xuân hẹn mà vẫn đi biền biệt để mẹ hoài ngóng trông. Bao nhiêu mùa xuân là bấy nhiêu lần mẹ chờ tin về, mỗi xuân qua mắt mẹ lại thêm mờ, tay mẹ thêm yếu, chân càng thêm đau mỏi, không biết là niềm tin rằng con sẽ về với mẹ có còn vẹn nguyên trong mẹ qua dài năm tháng hay không, vì cho đến khi ngày đã cạn dần mà tin con vẫn cứ xa ngàn xa.

Mẹ ơi, trong thời chinh ᴄhιến bao mùa Xuân con chẳng về nhà
Thanh bình chưa kịp vui cùng mẹ, lại đành xa cách quê hương

Mẹ ơi bao mùa Xuân đến
Bao lần con mong mỏi ngày về
Xuân này con về quê tìm mẹ
Thì mẹ giờ đã ra đi…

Thời chinh ᴄhιến con biền biệt xa nhà, khi thanh bình thì con lại chịu kiếp lưu đày rồi xa cách quê hương. Bao nhiêu năm dài phải xa cách một đại dương, mỗi lần nhìn về nghìn trùng xa con chỉ biết cố nén hai dòng lệ, cố đợi một ngày về. Nhưng có biết đâu rằng ngày về thì quá xa, mà tuổi đời của mẹ thì hữu hạn…

Xuân này con về mẹ ở đâu
Quê nghèo xuân buồn thêm hắt hiu
Còn đâu năm tháng xưa thơ dại
Giao thừa bên mẹ, ngồi kể chuyện tích xưa..

Đứng trước vườn xưa xơ xác, người con đau xót hồi tưởng lại thời thơ ấu tươi đẹp mà ngắn ngủi, nhớ những ngày giao thừa còn được gần bên mẹ mà ngỡ là mới ngày hôm qua. Tuy bài hát buồn nhưng kết thúc bằng những ký ức ngọt ngào. Tuy mẫu tử vĩnh viễn chia xa không gặp được lần cuối, nhưng có lẽ người mẹ cũng có thể mỉm cười nơi chín suối khi thấy được người con khỏe mạnh trở về. Người thì đã ra đi, người còn lại sẽ vẫn bước tiếp, và những ký ức tươi đẹp năm xưa sẽ luôn là hành trang để các thế hệ nối tiếp nhau đi về phía trước để tạo lập tương lai.


Click để nghe liên khúc Xuân Này Con Không Về – Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu

Thảo Sương 
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin
Next Post
Tình yêu đầy màu sắc thần thoại trong ca khúc “Tình Yêu Và Huyền Thoại” – Nàng mọc cánh bay đến nơi chân trời…

Tình yêu đầy màu sắc thần thoại trong ca khúc "Tình Yêu Và Huyền Thoại" - Nàng mọc cánh bay đến nơi chân trời...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hai Sắc Hoa Tigon – Bài thơ bất tử đến từ trong sọt rác

Cuộc đời buồn của ca sĩ Dạ Hương – Một làn hương đã tan đi trong bóng đêm

Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Băng Tâm – Người học trò của nhạc sĩ Duy Khánh và Nhật Ngân

Nghe lại 15 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Thái Châu trước 1975

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

“Buồn Ơi Chào Mi” (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9) – Khi nỗi buồn trở thành người tri kỷ

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê – Phạm Đình Chương) – Giai điệu buồn của những người Việt ly hương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Mưa Hồng (Trịnh Công Sơn) – “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ “bí hiểm” và gây khó hiểu trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.