ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Đôi nét về xổ số ở Sài Gòn xưa: “Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, xây đắp muôn người, được nên cửa nhà…”

2019/04/12
in Saigon xưa
Đôi nét về xổ số ở Sài Gòn xưa: “Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, xây đắp muôn người, được nên cửa nhà…”

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Ðược nên cửa nhà

Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng

Triệu phú đến nơi
Năm, muời đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
của người Việt Nam

Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lê
Xổ số gần đến.

Kiến thiết quốc gia.
Giúp đồng bào ta…

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Đó là lời bài hát rất quen thuộc của bài ca Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia được “quái kiệt” Trần Văn Trạch sáng tác và trình bày, đã phát thường xuyên trên đài phát thanh Sài Gòn vào chiều thứ 3 hàng tuần suốt từ năm 1952 cho đến tháng 4 năm 1975.  Mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Trần Văn Trạch hát Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia

Đôi nét về trò chơi Xổ số ở Việt Nam, theo nhà văn Hoàng Hải Thủy cho biết thì có lẽ người Pháp mang xổ số vào Việt Nam từ thập niên 1930. Lúc đó chưa có khái niệm “xổ số”, mà được gọi bằng cái tên Tây là Lotterie, được bán trên toàn cõi Ðông Dương, với giá 1 đồng bạc Ðông Dương một vé, một năm mới xổ một kỳ. Vé số trúng độc đắc lên đến 10.000 đồng bạc Ðông Dương, tiếng Nam là Mười Ngàn đồng, tiếng Bắc là Một Vạn đồng.

Sau năm 1946, xổ số bị dẹp trên toàn Việt Nam, rồi đến cuối năm 1951 ra nghị định mở lại, sang đầu năm 1952 thì mới chính thức phát hành trở lại xổ số ở Sài Gòn. Lúc này giá mỗi vé là 10 đồng – một số tiền khá lớn thời đó. Vé độc đắc sẽ được thưởng 1 triệu đồng.

Tuy nhiên thời đó dân Việt mê số đề hơn, vì chỉ cần 2-3 đồng là đánh được, có thể biết được-mất ngay trong ngày. Vì vậy mà rất ít người mua sổ xố do nhà nước bán (được gọi là Xổ Số Kiến Thiết). XSKT những năm đầu bị ế. Thậm chí có thời gian cảnh sát Sài Gòn phạt người đi xe vi phạm luật giao thông bằng cách bắt mua vé số Kiến Thiết. Đồng thời để tuyên truyền cho XSKT, bài hát do quái kiệt Trần Văn Trạch sáng tác và trình bày được phát thường xuyên để “quảng cáo” cho trò chơi này. Bài hát trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp và toàn bộ nam-phụ-lão-ấu từng sống ở miền Nam trước 1975.

Phải đến năm 1955, các sòng Kim Chung, Ðại Thế Giới bị chính phủ Ngô Ðình Diệm đóng cửa, không còn trò số đề nữa thì XSKT mới bắt đầu được dân mua nhiều. Ðến năm 1960 thậm chí còn bị tăng giá ngoài luồng. Giá một vé chính thức là 10 đồng, nhưng người mua phải mua với giá 14, 15 đồng.

Dưới đây, mời các bạn xem lại những hình ảnh về vé số được phát hành đầu thập niên 1960 ở Saigon:

nhacxua.vn biên soạn

Share2042TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Hoàn cảnh sáng tác bài hát 'Về Quê Ngoại' và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhóm Lê Minh Bằng – Huyền thoại bất tử của Nhạc Vàng

Bộ sưu tập hình hiếm của ca sĩ Thiên Trang trước và sau năm 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của “Ngày Cưới Em”, “Những Tâm Hồn Hoang Lạnh”…

Thanh Tâm Tuyền viết về danh ca Mộc Lan thập niên 1950

Nhạc sĩ Văn Cao và những ca khúc “thoát tục”: Thiên Thai, Suối Mơ

Tác giả bài hát “Tháng Sáu Trời Mưa” là ai? – Tháng 6 trời mưa, trời mưa không dứt

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Câu chuyện xung quanh một bài hát trước 75: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc & Tô Như Châu)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Quang Dũng – Phạm Đình Chương)

Ca khúc “Thuyền Viễn Xứ” (Phạm Duy – Huyền Chi) – Tiếng lòng của người ly hương

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.