ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Vĩnh biệt nhạc sư Vĩnh Bảo (1918-2021)

2021/01/08
in Tin Tức
Vĩnh biệt nhạc sư Vĩnh Bảo (1918-2021)

Cây đại thụ cuối cùng của cổ nhạc Việt Nam – nhạc sĩ Vĩnh Bảo, cuối cùng cũng đã rời xa dương thế ở tuổi 103. Nếu tính theo âm lịch, ông hưởng thọ 104 tuổi.

Tiếng đàn của ông đến nay vẫn được xem là độc nhất vô nhị, được gói gọn chỉ trong 4 chữ nhưng lột tả đầy đủ ý tứ để diễn tả tiếng đàn lẫn cốt cách của một tài năng: tinh tường, tinh tế. Cách sống nhẹ nhàng, thanh tao của ông đã vận vào tiếng đàn làm nên những âm thanh làm say lòng người.


Nhạc sư Vĩnh Bảo và giáo sư Trần Văn Khê hòa đờn năm 2010

Không đơn thuần chỉ là một nghệ sĩ chơi đàn, ông còn là nhà nghiên cứu chuyên sâu về cổ nhạc, đặc biệt là đàn tranh, là giáo sư thỉnh giảng về cổ nhạc ở Việt Nam và Mỹ, ông là người đã làm rạng danh âm nhạc Việt Nam trên thế giới qua Nhạc tài tử Nam Bộ do ông và GS Trần Văn Khê diễn tấu, được hãng Ocara và UNESCO thu âm tại Paris – Pháp năm 1972. Ông cũng là người cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn. Ngoài ra, ông đi diễn thuyết và trình tấu âm nhạc dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới.

Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19 tháng 8 năm 1918 tại làng Mỹ Trà, nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc. Ở tuổi thiếu niên, vì kinh tế gia đình sa sút, để đỡ gánh nặng cho cha mẹ, Vĩnh Bảo quyết định lang bạt kỳ hồ, sống tự lập, có khi lưu lạc sang tận Nam Vang (Campuchia) để làm nhiều nghề mưu sinh. Tại đây ông đã làm thu ngân trong hãng nước đá Le Sud Industry của một ông chủ người Pháp, rồi làm thư ký đánh máy cho Sở Trường Tiền. Trong những lúc rảnh rỗi, ông lại tụ họp bạn đồng hương người Việt yêu thích văn nghệ lập “gánh hát tự phát”.

Năm 1938, ông quay lại Sài Gòn, được hãng đĩa Béka – thuộc Công ty John Keller (Đức) – mời thu thanh một số bản đờn.

Năm 1946, ông quay về quê cũ Sa Đéc, kết duyên với người mà ông thầm thương trộm nhớ từ thuở thiếu thời, là người đẹp Sóc Trăng nổi tiếng tên là Trâm Anh. Sau 68 năm chung sống với nhau, bà Trâm Anh qua đời năm 2014. Nhạc sĩ Vĩnh Bảo ngậm ngùi:

“Đôi lúc tôi ngẫm cuộc đời mình nếm trải biết bao ngọt bùi, cay đắng. Tôi cố gắng để vượt qua những chặng đường thật khó khăn, phải biết chấp nhận thay vì chỉ biết than khóc, buông xuôi. May mắn tôi gặp người bạn đời Trâm Anh yêu quý. Trâm Anh đã mang đến cho tôi bao nguồn cảm hứng từ sự ngọt ngào, dịu dàng và cả nghị lực”.

Vợ chồng nhạc sư Vĩnh Bảo – Trâm Anh

Từ năm 1955, ông cùng một số người bạn (Michel Nguyễn Phụng, Nguyễn Hữu Ba…) trở thành những người thầy đầu tiên của Trường Quốc gia Âm nhạc danh tiếng từ thuở mới khai sinh. Nhạc sĩ Vĩnh Bảo dạy đàn tranh và được giao chức vụ trưởng ban cổ nhạc miền Nam. Từ đây, ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn.

Thập niên 1970, nhạc sư Vĩnh Bảo cùng 2 tài hoa khác của nền âm nhạc Việt Nam là GS Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy đã được ĐH IIlinois (Mỹ) mời sang giảng dạy.

GS-TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sư Vĩnh Bảo (từ trái sang) trong buổi trình diễn tại ĐH Southern Illinois (Hoa Kỳ) vào tháng 11-1971. Ảnh: VIETNAM BULLETIN

Nhạc sư Vĩnh Bảo còn được nhiều người ngưỡng mộ qua tình bạn đặc biệt của ông và giáo sư Trần Văn Khê. Sinh thời, giáo sư Trần Văn Khê từng gọi thầy Vĩnh Bảo là ‘hậu tổ’ của đời ca tài tử và cải lương Nam bộ. Vào những ngày cuối đời, giáo sư Khê đã mong muốn được nghe lại tiếng đàn của ông một lần nữa. Sau đây mời các bạn nghe lại tiếng đàn Vĩnh Bảo trong đám tang giáo sư Trần Văn Khê:


Nhạc sư Vĩnh Bảo đàn tiễn đưa GS Trần Văn Khê

Những năm cuối đời, ngoài viết sách dạy học đàn, nhạc sư Vĩnh Bảo còn dạy nhạc online qua mạng internet cho rất nhiều người muốn theo học nhạc cụ dân tộc. Khi đó ông đã tròn 100 tuổi, sử dụng máy vi tính rất thành thạo. Trong những buổi online, dù cách xa nửa vòng trái đất, ông vẫn chỉnh sửa từng nốt nhạc, hòa đàn cùng học trò.

Ở tuổi ngoài 100, ông vẫn minh mẫn, khỏe mạnh hơn người, vẫn kể chuyện tiếu lâm hoặc chuyện từ xa xưa rất chi tiết, và vẫn ngón đàn tuyệt diệu. Tuy nhiên theo quy luật cuộc sống, ngày 7/1/2021, nhạc sư Vĩnh Bảo đã giã từ dương thế sau thời gian chữa bệnh già, để lại nhiều tiếc thương cho muôn người yêu mến.

Nguyễn Vĩnh Bảo từng tâm sự, cuối đời, ông không mong có một buổi hòa nhạc lớn cho riêng mình, cũng không mong tên tuổi được vinh danh, chỉ muốn lưu giữ những nét nhạc cổ truyền nguyên bản nhất cho thế hệ trẻ hơn.

nhacxua.vn

ShareTweetPin
Next Post
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và ca khúc Nắng Chiều: “Qua bến nước xưa lá hoa về chiều…”

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và ca khúc Nắng Chiều: "Qua bến nước xưa lá hoa về chiều..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Anh Khoa – Tiếng hát êm đềm và truyền cảm của dòng nhạc trữ tình

Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Băng nhạc Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh – Tình Yêu & Thanh Bình – Băng nhạc Việt dành cho mùa Noel sống mãi cùng thời gian

Nghe nhạc vàng được hát bằng giọng Quảng Nam: Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ… (ca sĩ Ánh Tuyết)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thu của một thời

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Những giai thoại về hoàn cảnh sáng tác các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 2)

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 4)

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn ánh 9 ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.