ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Vì sao các nhạc sĩ trước 75 dùng nhiều bút danh sáng tác khác nhau?

2018/03/15
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Vì sao các nhạc sĩ trước 75 dùng nhiều bút danh sáng tác khác nhau?

Đời sống âm nhạc miền Nam trước năm 1975 rất nhộn nhịp và phong phú với hàng trăm nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng, trong đó có nhiều nhạc sĩ không chỉ dùng một tên mà lấy nhiều bút danh khác nhau để đứng tên trên nhiều bài hát.

Lý giải cho vấn đề này, có người cho biết lý do là trước năm 1975, các nhạc sĩ thường viết nhạc độc quyền cho 1 hãng đĩa như Sơn Ca, Asia Sóng Nhạc hay hãng dĩa Việt Nam… Để “lách luật”, một số nhạc sĩ đã dùng các bút danh khác để có thể sáng tác bài hát cho một hãng đĩa khác.

Một lý do khác là thời trước 75, bài hát được phổ biến rộng rãi nhanh nhất là khi được phát trên đài phát thanh Sài Gòn cho cả nước nghe. Tuy nhiên đài phát thanh có thông lệ là không phát bài hát của một nhạc sĩ nhiều lần trong ngày, mà phải chia đều cho các tác giả khác nhằm tạo sự công bằng, và một nhạc sĩ chỉ được phát tối đa khoảng 2 bài hát mỗi ngày trên đài. Vì vậy, cũng là một hình thức “lách luật”, các nhạc sĩ đã sáng tác với nhiều bút danh khác nhau để được có nhiều bát hát được phát trên đài.

Một lý do khác được nhạc sĩ Lê Dinh tiết lộ, đó là ông cùng với nhạc sĩ Minh Kỳ, Anh Bằng (nhóm Lê Minh Bằng) sáng tác thử nghiệm một vài loại nhạc khác nhau với nhiều bút danh, để lỡ bài hát có thất bại thì không ảnh hưởng đến danh tiếng sẵn có của 3 người. Thực tế là điều đó không xảy ra, những bài hát ký tên rất đặc biệt của nhóm Lê Minh Bằng là Giang Minh Sơn, Mạc Phong Linh Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung… đều rất ăn khách và được yêu thích đến tận ngày nay.

Một số trường hợp nhạc sĩ sử dụng nhiều bút danh:

Nhạc sĩ Vinh Sử: Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Bồng Nga Nữ, Linh Ngân, Chế Huyền Trân…

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nhạc sĩ Giao Tiên: Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Thu Anh, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân,…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Phượng Linh, Vì Dân, Đông Phương Tử

Nhạc sĩ Song Ngọc: Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến

Nhạc sĩ Đài Phương Trang: Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm Tứ, Quang Tứ

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: Anh Chương, Trần Thiện Thanh Toàn, Thanh Trân Trần Thị

Nhạc sĩ Hoài Linh: Nguyên Lễ, Hà Vị Dương, Lục Bình Lê

Nhạc sĩ Khánh Băng: Anh Minh, Nhật Hà, Thủy Thanh Lam

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Thương Hoài Thương, Trần Kim Phú, Hoàng Mộng Ngân

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo: Hoa Linh Bảo, Anh Bảo, Tùng Vân – Tuyết Sơn

Nhạc sĩ Hoàng Trang: Triết Giang, Trần Nguyên Thụy, Thiên Tường, Hồng Đạt

Nhạc sĩ Tuấn Hải: Lê Kim Khánh, Song Kim

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Để: Diên An, Phương Kim

Nhạc sĩ Mạnh Phát: Thúc Đăng, Tiến Đạt

Nhạc sĩ Văn Giảng: Thông Đạt, Nguyên Thông

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Tôn Nữ Trà Mi, Bích Khê, Triệu Phong, Tôn Nữ Diễm Hồng

Nhạc sĩ Hoài An: Trang Dũng Phương

Nhạc sĩ Châu Kỳ: Anh Châu

Nhạc sĩ Thanh Sơn: Sơn Thảo

Nhạc sĩ Nhật Ngân: Ngân Khánh

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân: Nhã Uyên

  • 2 nhạc sĩ Nhật Ngân và Mặc Thế Nhân có sáng tác chung, lấy bút danh Phan Trần

Nhạc sĩ Ngọc Sơn: Lệ Uyên – Tú Nguyệt

Nhạc sĩ Bảo Thu: Trần Anh Mai

Nhạc sĩ Ngân Giang: Thượng Ngàn, Nguyễn Vỹ

Nhạc sĩ Trần Quý: Hồng Vân, Dạ Lan Thanh

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân: Thy Linh

Nhạc sĩ Hà Phương: Du Uyên

Nhạc sĩ Anh Việt Thu: Thương Hồ

Nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh): Lưu Trần Lê

Nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng: Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ, Ngọc Văn, Hoàng Minh, Thương Linh…

Có nhiều nhạc sĩ thường chỉ dùng một tên duy nhất để sáng tác, tiêu biểu nhất là Lam Phương, Trúc Phương, Duy Khánh, Trầm Tử Thiêng… và các nhạc sĩ tình ca như Lê Uyên Phương, Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…

Ngoài ra, các nhạc sĩ đã sáng tác từ thập niên 1940-1950 trở về trước, hầu như chỉ sáng tác với 1 bút danh duy nhất.

Đông Kha (nhacxua.vn)

Share418TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Nghe nhạc: bài hát Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (Duy Khánh)

Nghe nhạc: bài hát Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê (Duy Khánh)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoài Cảm” – Những thanh âm tuyệt mỹ của nhạc sĩ Cung Tiến năm 14 tuổi

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Uống Nước Bên Bờ Suối (Lê Uyên Phương)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) – Nước mắt đêm tạ từ

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.