ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

2021/06/24
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Abraham Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học người Mỹ, đã từng giảng dạy và nghiên cứu học thuyết thang nhu cầu của mình tại trường Brandeis University. Lý thuyết của ông giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hiện nay thuyết này được áp dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản trị Marketing để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, từ đó có chiến lược sản xuất, phân phối hàng hóa đáp ứng thị trường.

Theo thuyết Maslow thì nhu cầu con người nói chung được chia thành 5 bậc (kèm hình ảnh). Riêng lĩnh vực ca khúc ở Việt Nam thì người nghe chủ yếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu ở bậc 1, bậc 2 và bậc 3.

Vậy người nghe nhạc vàng hiện nay ở bậc nào trong thang nhu cầu của Maslow?

Trả lời được câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng để định hình được nhu cầu của người nghe cũng như phản ánh được thực trạng sự phát triển ca khúc Việt hiện nay. Bởi vì theo thuyết của Maslow thì khi nhu cầu xã hội tăng lên ở bậc cao hơn thì phản ánh xã hội đó phát triển hơn so với nhu cầu ở các bậc thấp.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

  • Ở bậc 1, người nghe nhạc chủ yếu để giải trí tương tự như nhu cầu ăn, mặc, nghỉ ngơi, đi lại…
  • Ở bậc 2, người nghe nhạc hướng đến những cái hay, cái đẹp để chiêm ngưỡng, trãi nghiệm cuộc sống, đầu óc được an toàn, lành mạnh, tránh xa các loại văn hóa nhảm nhí, vô bỗ. Điều này cũng tương tự như ăn các món ăn sạch, đảm bảo vệ sinh, sống trong môi trường không khí trong lành…
  • Ở bậc 3: Người nghe nhạc mong muốn được hòa nhập với cộng đồng như việc chia sẻ về âm nhạc, chia sẻ tâm tư tình cảm bằng âm nhạc hoặc hát để tham gia tích cực vào các nhóm xã hội, để tham gia các hội thi âm nhạc; thông qua âm nhạc để phản ánh xã hội, thay đổi xã hội…

Đối với “người nghe nhạc vàng”, đa số là thỏa mãn các nhu cầu ở cả ba bậc của thang nhu cầu Maslow, trong đó nhu cầu bậc 2 và bậc 3 ở giai đoạn hiện nay có xu hướng phát triển hơn.

Cụ thể:

  • Bậc 1: Người nghe nhạc vàng chủ yếu là nghe tại nhà trên điện thoại, máy tính, trên các trang mạng xã hội hoặc các quán cà phê hoặc cao hơn chút là các phòng trà, tụ điểm ca nhạc và cũng chỉ để giải trí hoặc để hát theo nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình về âm nhạc. Lượng người nghe ở bậc nhu cầu này phần lớn ở độ tuổi trung niên trở lên và đa số ở vùng quê các tỉnh, kể cả các tỉnh phía bắc; đối tượng này xem dòng nhạc bolero như là một món ăn tinh thần hàng ngày bên cạnh các loại hình giải trí khác.
  • Bậc 2: Người nghe nhạc vàng phần lớn là dân trí thức và chủ yếu ở các khu đô thị, bởi vì đối tượng này thường bận rộn nên họ muốn đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng, muốn chiêm nghiệm cuộc sống, muốn tránh xa các loại văn hóa ồn ào, nhảm nhí. Đối tượng này thường nghe dòng nhạc trữ tình, sâu lắng, đậm nét văn chương và trừu tượng, ẩn dụ, đặc biệt là các ca khúc mang tính triết lý về tình yêu, về cuộc đời, về nhân sinh quan.
  • Bậc 3: Người nghe nhạc vàng ở bậc này chủ yếu để chia sẻ tâm tư tình cảm, chia sẻ về các vấn đề của xã hội nói chung; hoặc để hát và xem như là một kỹ năng để hòa nhập với các nhóm cộng đồng xã hội. Một thời gian dài gần đây chúng ta thấy rất nhiều cuộc thi hát Bolero, nhạc trữ tình cũng xuất phát từ nhu cầu này; hoặc các nhóm bạn bè khi tập trung lại nếu có hát hò, karaoke, hát với nhau… thì nhạc vàng cũng luôn hiện diện. Điều này khẳng định rằng, nhu cầu nhạc vàng tuy không bằng giai đoạn chính thống trước 1975 nhưng có chiều hướng phát triển về chất hơn, tức là có sự chọn lọc cho phù hợp với điều hiện hiện nay.

Như vậy, dựa vào ba bậc thang nhu cầu trên thì nhạc vàng vẫn tồn tại như những con sóng, lúc thì cao trào, lúc thì bình lặng trong lòng người nghe nhưng đều phủ khắp các bậc thang của nhu cầu. Có ý kiến cho rằng, khi lứa tuổi nghe nhạc vàng qua đi thì dòng nhạc vàng cũng trở thành dĩ vãng. Ý kiến này chỉ đúng khi lượng người nghe cố định ở một giai đoạn, khi lượng người này giảm thì nhu cầu sẽ giảm. Nhưng dựa vào thang cầu cầu Maslow thì rõ ràng lượng người nghe không cố định, mà “như con sóng” và luôn có tính kế thừa. Đặc biệt là xuất hiện rất nhiều các ca sĩ trẻ hát nhạc vàng hoặc nhiều ca sĩ trẻ chuyển qua dòng nhạc vàng; và cũng có rất nhiều ca khúc mới được âm thầm sáng tác, nhưng vẫn giữ được nét “vàng” của dòng nhạc xưa. Con sóng này hiện nay đang ẩn mình, nấp sau sự ồn ào của các loại nhạc nhảm nhí trên thị trường qua các trang mạng hiện nay của giới trẻ.

Riêng về nhạc trẻ hiện nay, nếu dựa vào thang nhu cầu của Maslow, về mặt chủ quan thì có lẽ chỉ thõa mãn ở nhu cầu bậc 1 trong giới trẻ, tức là nghe nhạc với mục đích duy nhất là chỉ để giải trí. Đây là nhu cầu thấp nhất của con người để thỏa mãn bản năng sinh tồn của mình. Nếu người nghe và người sáng tác chỉ dừng lại ở nhu cầu này thì thật sự quá tầm thường, một điều đáng buồn cho âm nhạc nói chung.

Tóm lại, theo thuyết về thang nhu cầu của Maslow có thể kết luận rằng, những dòng nhạc nào chiếm đa số ở thang nhu cầu bậc cao hơn thì dòng nhạc đó phản ánh xu hướng phát triển của xã hội./.

Tác giả: Võ Thanh Bình
Gửi riêng cho nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Những mỹ nhân tuyệt sắc của làng nghệ thuật Sài Gòn trên hình bìa tạp chí Kịch Ảnh năm 1957

Những mỹ nhân tuyệt sắc của làng nghệ thuật Sài Gòn trên hình bìa tạp chí Kịch Ảnh năm 1957

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1949-2020) – Tác giả Về Đây Nghe Em, Cho Tôi Lại Từ Đầu…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

“Mười Năm Tình Cũ” của nhạc sĩ Trần Quảng Nam – “Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.