ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Tuyển chọn hình ảnh đẹp ngày xưa của Công Trường Lam Sơn ở trung tâm đô thành Sài Gòn

2020/11/13
in Saigon xưa
Tuyển chọn hình ảnh đẹp ngày xưa của Công Trường Lam Sơn ở trung tâm đô thành Sài Gòn

Những cái tên như Công trường quốc tế, công trường Mê Linh, công trường Diên Hồng, công trường Lam Sơn… vốn rất quen thuộc với người Sài Gòn xưa. Đó là những khoảng đất công nhỏ hơn nhiều so với công viên, nhưng cũng là mảng xanh đủ để tô điểm cho khu vực trung tâm của đô thành, thỉnh thoảng có thêm những hàng ghế đá nhỏ để người Sài Gòn có thể tạm dừng chân bước mỏi (như là Công trường Quốc Tế, công Trường Mê Linh…)

Đặc biệt, cách đặt tên cho các công trường này cũng rất ý nghĩa. Ví dụ như công trường Diên Hồng nằm trước Hội Trường Diên Hồng, nằm giữa Bến Chương Dương và Bến Bạch Đằng, đều là những cái tên gắn liền với đời nhà Trần thời chiến thắng quân Nguyên Mông. Công trường Mê Linh mang cái tên gắn liền với khởi nghĩa Hai Bà Trưng, là giao điểm của đường Hai Bà Trưng với đường Thi Sách. Còn công trường Lam Sơn mang cái tên gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, được nằm ở đầu đại lộ Lê Lợi.

Công trường Lam Sơn nằm ở một vị trí đặc biệt, ngay trung tâm của đô thành, xung quanh là 3 con đường phồn hoa nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn từ thuở sơ khai là Charner – Bonard – Catinat, sau đó tên đường đổi thành tên Việt là Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Tự Do.

Những tên đường này được đặt từ năm 1955 khi nền đệ nhất cộng hòa được thành lập, đi cùng với đó thì công trường này cũng được đặt tên là Lam Sơn. Còn thời gian trước đó, phần đất trống ở phía trước Opera House này mang tên là Place Francis Garnier, đặt theo tên một nhà thám hiểm, đồng thời là một sĩ quan người Pháp đã chỉ huy đánh chiếm Hà Nội năm 1873.

Từ năm 1910, chính quyền Pháp đã cho đặt bức tượng của Francis Garnier tại đây cho đến năm 1955 thì bị dời đi, như bạn có thể thấy ở trong tấm hình bên trên.

Từ sau thời đệ nhất cộng hòa, một bức tượng có hình 2 binh sĩ TQLC được đặt ở chính giữa công trường Lam Sơn. Công viên bên trong công trường này cũng được gọi là công viên Lê Lợi, như trong tấm hình bên dưới có thể hiện.

Xung quanh công trường Lam Sơn có những tòa nhà nổi tiếng nhất của Sài Gòn, như là Continental Palace, Opera House, Caravelle Hotel, Cư xá Eden, Thương xá TAX, REX Hotel, Tòa Đô Chánh.

Cái tên Công trường Lam Sơn được giữ nguyên cho đến sau này, là nơi đã ghi dấu ấn trong ký ức người Sài Gòn vì có quang cảnh thoáng mát cùng 2 hàng cây cổ thụ cao lớn dọc 2 bên. Tuy nhiên từ năm 2014, toàn bộ cây cối tại công trường này đã bị chặt bỏ để xây nhà ga của tuyến đường sắt đô thị.

Sau đây mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa của Công Trường Lam Sơn được chọn lọc:

Bãi giữ xe bên hông công trường Lam Sơn
Từ công trường Lam Sơn nhìn ra Bồn Binh Bồn Kèn về đêm. Bên phải là REX Hotel, bên trái là Thương xá TAX
Phía bên trái hình là Công trường Lam Sơn. Hình này chụp từ phía REX Hotel. Hình chụp năm 1954
Một hình ảnh khác cùng góc chụp với ảnh bên trên

Dưới đây là một số hình từ trên REX Hotel chụp xuống công trường Lam Sơn:

Thời đệ nhất cộng hòa, Opera House được sử dụng làm trụ sở Quốc Hội. Mảng xanh trong hình là công trường Lam Sơn, công viên Lê Lợi

Sau khi đệ nhất cộng hòa sụp đổ, từ 1964 đến 1967 thì nơi này đổi tên thành Nhà Văn Hóa

Từ năm 1967 đến 1975, Opera House là trụ sở Hạ Nghị Viện của đệ nhị cộng hòa
Từ công trường Lam Sơn nhìn qua Thương xá TAX. Bên trái là phần chân đế của tượng đài
Bãi giữ xe ở công trường Lam Sơn, nhìn ra phía Thương xá TAX
Bãi giữ xe ở công trường Lam Sơn, nhìn qua bên hông là cư xá EDEN
Bãi giữ xe ở công trường Lam Sơn, nhìn qua phía REX và EDEN
Một góc ảnh thể hiện công trường Lam Sơn cùng với REX Hotel
Người chụp hình đang đứng bên hông trái của Opera House để chụp ra phía trước. Bên trái hình là Phòng Thông Tin Đô Thành, kế đó là Công trường Lam Sơn, xa xa là REX Hotel, bên phải là EDEN
Một góc ảnh khác giống hình bên trên
Công trường Lam Sơn thập niên 1950
Thời trang Sài Gòn xưa
Đường Tự Do nhìn từ Continental Palace. Bên phải hình là Phòng Thông Tin bên hông công trường Lam Sơn
Công trường Lam Sơn nhìn từ trên Caravelle Hotel
Bãi xe máy công trường Lam Sơn
Từ chính diện Opera House nhìn về phía công trường Lam Sơn
Từ đầu công trường Lam Sơn nhìn thẳng đại lộ Lê Lợi. Bên phải là REX Hotel
Từ công trường Lam Sơn nhìn qua Thương xá TAX
Công trường Lam Sơn nhìn từ Phòng Thông Tin đô thành
Từ Thương xá TAX nhìn qua công trường Lam Sơn
Hình toàn cảnh khu vực. Bên phải hình là vị trí của công trường Lam Sơn
Từ thương xá TAX nhìn xuống Bùng binh Bồn Kèn, công trường Lam Sơn
Bên hông công trường Lam Sơn, phía EDEN

Một số hình ảnh trắng đen của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu:

nhacxua.vn sưu tầm và biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai flickr

ShareTweetPin40
Next Post
Nghe lại những bản thu âm trước 1975 của ca sĩ Dạ Hương – Đời buồn như tiếng hát

Nghe lại những bản thu âm trước 1975 của ca sĩ Dạ Hương - Đời buồn như tiếng hát

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hai Sắc Hoa Tigon – Bài thơ bất tử đến từ trong sọt rác

Cuộc đời buồn của ca sĩ Dạ Hương – Một làn hương đã tan đi trong bóng đêm

Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Băng Tâm – Người học trò của nhạc sĩ Duy Khánh và Nhật Ngân

Nghe lại 15 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Thái Châu trước 1975

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

“Buồn Ơi Chào Mi” (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9) – Khi nỗi buồn trở thành người tri kỷ

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê – Phạm Đình Chương) – Giai điệu buồn của những người Việt ly hương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Mưa Hồng (Trịnh Công Sơn) – “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ “bí hiểm” và gây khó hiểu trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.