ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết

Tưởng nhớ nhạc sĩ Trúc Phương

2013/02/22
in Bài viết
Tưởng nhớ nhạc sĩ Trúc Phương

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

(Hình ảnh & bài viết do ca sĩ; Thanh Thúy cung cấp, 2013)
Ngày 18 tháng 9 tới đây, thấm thoát đã tròn 18 năm – là ngày nhạc sĩ Trúc Phương giã biệt cuộc đời để về một vùng trời miên viễn khói sương. Chẳng biết có khi nào hồn ông có dịp về thăm lại căn nhà xưa ở Cư xá Lữ Gia Phú Thọ Phường 15, Quận 11 hay không, đó là nơi Ông đã ở những ngày cuối đời.

Chỗ đó, nơi ông sống không đúng nghĩa là một ngôi nhà. Nó thật ra, chỉ là một căn phòng nhỏ được sửa lại từ một căn bếp của một ngôi nhà vốn cũng đã nhỏ rồi. Tận cuối ở Quận 11. Ông có 6 người con: bốn trai và hai gái. Người nhạc sĩ lừng danh SG năm xưa đã ở đó những ngày cuối đời cùng với cô con gái đầu lòng tên Loan, và 2 cậu con trai tên Lê (thứ năm), Lâm (thứ sáu). Ông có một cậu con trai lớn tên Linh (đã vượt biên đến Mỹ năm 1981 và hiện là 1 tay lead guitar tên tuổi trong làng nhạc Cali đang cộng tác với vũ trường Bleu mỗi tối thứ năm hàng tuần) và một cậu con trai nữa tên Lam (thứ tư) đi Úc từ năm 1990. Căn phòng nhỏ hẹp này cũng là nơi nhà văn Hồ Văn Xuân Nhi ghé nhiều lần để mang theo thư từ của Trần Quốc Bảo gửi cho Ông cùng nhiều người thân thiết khác như Thanh Sơn, Mặc Thế Nhân, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng, Nguyễn Ánh 9, Đynh Trầm Ca, Ngọc Sơn, Hoàng Trang.. Căn phòng nhỏ với một cái giường lớn, cái tủ áo quần nhỏ, hai cái ghế, một cái bàn, một buồng tắm và cái giàn bếp chút xíu, tất cả chung một căn phòng chỉ độ tám mét vuông. Nơi đây là cuộc đời của người nghệ sĩ thiếu nhiều may mắn này từ sau biến cố 1975.

Sự nghiệp viết nhạc của Trúc Phương không phải là một sự nghiệp nhỏ. Những bài Ông viết, đã thành danh cho chính bài hát đó, đã thành danh cho chính Ông và đã thành danh cho tên tuổi của một nghệ sĩ: Thanh Thúy. Đã có trên 65 bài hát, không phải là một sự nghiệp tầm thường. Nếu chúng ta đã nghe những bài hát rất thông dụng như Tình thắm duyên quê, Hai lối mộng, Chuyện chúng mình, Con đường mang tên em, Buồn trong kỷ niệm, Chiều cuối tuần, Ai cho tôi tình yêu, Tàu đêm năm cũ, Kẻ ở miền xa, 24 giờ phép, Mưa nửa đêm, Thói đời.. nhiều lắm, trong số đó có bài hát đã làm nên tên tuổi Thanh Thúy, ca khúc Nửa Đêm Ngoài Phố. Làm thành một sự nghiệp như Trúc Phương đã có, cũng là vĩ đại rồi, cho một người viết nhạc.

Người ta thường quen thuộc nhạc phẩm và ca sĩ nhiều hơn là tác giả của bài ca đó.Làm nhạc sĩ thường nghèo hơn ca sĩ, và riêng Trúc Phương, đã từng là một nhạc sĩ không dư giả gì từ cái thời Sàigòn trước 1975, và 20 năm sau đó (1975-1995) Ông lại càng nghèo khó hơn bao giờ hết. Tuy nghèo thế nhưng Ông vẫn luôn giữ cho mình một sĩ khí, không hề ngửa tay xin tiền ai, cầu cứu ai. Dù bạn bè Ông ở hải ngoại rất nhiều, dù Ông biết nếu cần viết thư lên tiếng sẽ có nhiều nghệ sĩ bạn bè hải ngoại có thể giúp Ông, nhưng Trúc Phương đã không làm điều đó suốt 20 năm sau ngày chinh biến 30/4/75. Ông không hề lên tiếng cho thân phận mình. Ai còn nhớ thì tốt, thì ghi nhận tình nghĩa đó. Ai quên Ông thì thôi. Ông không kiếm đến ai, nhắc ai phải nhớ đến Ông.

Lần cuối cùng, Hồ Văn Xuân Nhi và Trần Quốc Bảo gặp được nhạc sĩ Trúc Phương tại căn phòng nhỏ hẹp cuối Quận 11 này là một ngày mùa Hè nóng như thiêu đốt năm 1995, trước ngày Ông mất khoảng 3 tháng. Năm cuối cùng ấy, Ông tròn 63 tuổi. Ông đã già và trông dáng tiều tụy hơn tuổi của mình nữa. Vì bịnh hoạn. Tai không còn nghe rõ, chân như đi không nổi, chứng bịnh sưng phổi và với hoàn cảnh đó, Ông đã mất đi sau lần 2 người gặp Ông ở căn nhà nhỏ này.

Nhắc lại chuyện quá khứ, 60 năm trước, khoảng năm 1950, Trúc Phương đã bắt đầu viết nhạc. Khi đó Ông còn là một cậu học sinh vốn quê quán Trà Vinh, huyện Cầu Ngang. Nhạc Trúc Phương thường viết theo điệu Boléro, với những nội dung tình yêu đơn thuần của đám đông dân chúng, bình dân và đơn giản. Tình yêu của những người đi lính, hay tâm sự của lính. Tình yêu của trai gái, lời nhạc của Trúc Phương không dùng từ ngữ văn chung ẩn sâu, mà biểu lộ thật những tâm tình trai gái yêu nhau rất bình dân, tha thiết và nồng cháy. Thời đó, những năm thập niên 50, 60 và đầu 70, đất nước còn chinh chiến điêu linh. Nhạc Trúc Phương man mác hình ảnh chiến tranh và tình yêu với giòng tâm sự người lính chiến xa người yêu, xa thành phố hay những chuyện của 2 người yêu nhau rồi mất nhau. Lời viết như những lá thư tình trai gái trao nhau, chứ không phải như những bài thơ văn chương sâu kín chữ nghĩa. Sau 1975, Trúc Phương vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương nhưng hầu hết ca khúc này, như Ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý do, Ông không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước 1975. Thời xưa, Trúc Phương viết nhạc cho Lính và cũng đã đi lính tuy không bao lâu. Chỉ từ năm 1970, rồi đến 1972 giải ngũ. Cùng đi lính một thời, một đơn vị với Thành Được.

Ông viết nhạc và tự mưu sinh với nghề nghiệp. Trúc Phương viết nhạc và thường hát nhạc của Ông nhất, đó là ca sĩ Thanh Thúy. Ít có giọng hát nào hát nhạc của Ông hay hơn Thanh Thúy, mặc dù không phải chỉ có Thanh Thúy mới hát nhạc Trúc Phương quyến rũ. Về giọng nam thì có Duy Khánh, Chế Linh. Đó là trước năm 1975, còn hôm nay thì nhạc Trúc Phương có nhiều người hát thành công như Hương Lan, Tuấn Vũ, Phương Hồng Quế, Như Quỳnh..

Sau 1975, Trúc Phương ở lại và tìm đường vượt biên. Thất bại rồi bị bắt. Nhưng vẫn cứ tiếp tục tìm đường ra đi, liên tiếp 5, 6 năm trường, cuối cùng thì Ông chấp nhận số phận làm kẻ ở lại. Cuộc sống khốn đốn từ đó. Những ngày cùng cực nhất bắt đầu đến với Trúc Phương. Gia đình Ông đổ vỡ. Trúc Phương với những ngày sống lênh đênh không nhà ở, không giấy tờ tùy thân, không việc làm, không gia đình. Không ai dám chấp chứa Ông, vì Ông có những án tù đã từng nhiều lần mưu toan vượt biển. Lây lất hết chỗ này đến chỗ khác, sống khó khăn nhưng Ông không hề ngửa tay xin tiền ai. Bạn bè ở ngoại quốc rất thân, rất đông, có người từng xem như ruột thịt của Ông, ông vẫn ngậm đắng một mình với cuộc sống không viết thư cầu xin điều gì và “người đó” cũng chẳng bao giờ biên thư về thăm hỏi Ông. Lời tâm sự của Trúc Phương ngày đó có niềm cay đắng trách móc trong đó.

Nhưng không phải ai cũng quên Trúc Phương. Khi đọc tin về Ông trên báo Thế Giới Nghệ Sĩ, trên báo có ghi địa chỉ Ông bên nhà, nhiều nghệ sĩ đã viết thư thăm hỏi và gửi tiền về biếu Ông. Tình nghĩa nặng nhất là Hương Lan mà Trúc Phương đã xem như con nuôi. Ngày Hương Lan về VN đã ghé thăm Ông. Rồi Thanh Thúy, Phương Hồng Quế, Giao Linh, Hoàng Oanh, TQB.. và Trúc Phương đã viết thư nhờ báo Thế Giới Nghệ Sĩ chuyển lời cảm tạ đến những bằng hữu đó. Ông rất xúc động và quý vô cùng những ân tình đó.

………………..

Lần chúng tôi gặp gỡ nhạc sĩ Trúc Phương sau cùng lần đó trong ngôi nhà nhỏ bé của Ông, trời Sàigòn nắng như thiêu như đốt. Những điều viết lại này, phát xuất từ tấm lòng thương quý người nhạc sĩ thiếu may mắn chứ không phải do Ông yêu cầu. Nếu có, đó là lời yêu cầu người viết chuyển lời cảm tạ, ơn nghĩa đến những người còn nghĩ đến Trúc Phương, và khi bắt tay giã từ lần sau cùng đó, người viết vẫn không thể nào quên được, trong đôi mắt tuyệt vọng buồn thảm của Ông bỗng rạng ngời một nụ cười hy vọng tin yêu.

Tags: trúc phương
Share3TweetPin

Xem bài khác

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng
Cảm xúc âm nhạc

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng

Khi nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, người ta nhớ đến rất nhiều bài nhạc vàng bất tử: Nửa Đêm...

by admin
July 20, 2021
“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, được nhiều người...

by admin
April 8, 2021
“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương
Cảm xúc âm nhạc

“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương

"...Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến...

by admin
March 14, 2021
Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”

Làng nhạc Sài Gòn ngày xưa có đến hàng trăm nhạc sĩ đã từng sáng tác nhạc vàng, là những...

by admin
March 12, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

Trong nhạc vàng, đã có rất nhiều lần xuất hiện hình dáng của sân ga và những chuyến tàu trong...

by admin
February 5, 2021
Ca khúc “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi thói đời khinh bạc và tình người đổi thay
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi thói đời khinh bạc và tình người đổi thay

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nhạc vàng Việt Nam. Ngoài những...

by admin
November 23, 2020
Next Post
Hoài An

Hoài An

Comments 4

  1. chuongtv says:
    10 years ago

    Nhạc sĩ iu thích của tui

    Reply
  2. tuananh_a8 says:
    10 years ago

    Đường thương đau đày ải nhân gian
    ai chưa qua chưa phải là người !

    Reply
  3. MPL says:
    10 years ago

    Còn khoảng 10 bài của Trúc Phương viết sau 1975 tặng bạn bè chúng ta chưa được biết. Hi vọng 1 ngày nào đó sẽ dc thấy những bài này…

    Reply
  4. phuongbuon says:
    10 years ago

    @MPL: trong đó có bài chín dòng song hò hẹn

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tâm sự một người học trò không thành danh của lớp nhạc Lê Minh Bằng

Nhạc sĩ Ngọc Chánh và những băng nhạc Shotguns lừng danh 50 năm trước

Vừa nhậu vừa hát bolero – yến tiệc giữa nhân gian

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Tuấn Vũ – Cánh chim phượng hoàng không mỏi

Ca khúc Thương Về Miền Trung của nhạc sĩ Duy Khánh, Minh Kỳ hay Châu Kỳ?

“Bài Không Tên Số 8” và mối tình học trò của nhạc sĩ Vũ Thành An

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

Nhạc sĩ Diên An – Nguyễn Văn Để và hoàn cảnh sáng tác bài ‘Vết Thương Cuối Cùng’

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” (Trường Sa) – “Chiều mưa không có em…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.