ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Kỷ niệm về Tuổi Ngọc – “Tuần báo của yêu thương”…

2018/09/12
in Saigon xưa
Kỷ niệm về Tuổi Ngọc – “Tuần báo của yêu thương”…

Tuần báo Tuổi Ngọc số ra mắt đầu tiên vào ngày 18/7/1969, phát hành được 24 số chỉ trong vỏn vẹn hơn 5 tháng thì đình bản vào tháng 12 trong cùng năm, những số này gọi là Tuần Báo Của Yêu Thương. Chủ nhiệm, chủ bút kiêm quản lý tuần báo Tuổi Ngọc bộ cũ là nhà văn Duyên Anh.

Trong lá thư chủ nhiệm của số báo đầu tiên, nhà văn Duyên Anh giới thiệu tuần báo này như sau:

TUỔI NGỌC đang ở trên tay bạn. Nếu có mặt lúc đó, nhìn bạn lật tờ báo ra, chắc là tôi hồi hộp. Như lần đầu tiên viết bức thư, e ấp gửi cho người tình yêu dấu rồi trốn chạy và nấp một chỗ kín ngó xem người tình mỉm cười ấp thư vào ngực hay cau mày xé nát thư đi. Nhưng mà tôi vẫn cứ hồi hộp. Tôi sẽ buồn nếu bạn cau mày, và sẽ sung sướng lắm nếu bạn cười mỉm. Tưởng tượng bạn đang cau mày, tưởng tượng một chút đã thấy xuống tinh thần.

Con tàu đưa mọi người về qyê hương hồn nhiên nằm ở ga quên lãng lâu quá rồi. nó chỉ còn bắt người ta tội nghiệp khi hồi tưởng kỷ niệm. Kỷ niệm thơ ấu, kỷ niệm niên thiếu của một đời người không có hai lần. Kỷ niệm xa vời. Chỉ an ủi ta, gần gũi ta lúc ta mơ ước “cho tôi lại ngày nào, xin đi lại từ đầu”. Rồi bắt ta thương hại khi nghĩ đến thơ ấu, niên thiếu của con em ta. Ngày nào đó, ta muốn trở về quê hương hồn nhiên, quê hương mơ mộng, quê hương học trò, không thấy con tầu phun khói, kéo còi.

Tạm coi Tuổi Ngọc là con tầu đã nằm lâu ở ga quên lãng. Chúng tôi, anh em làm tuần báo Tuổi Ngọc vừa hì hục khuân củi đốt máy. Chưa kịp sơn vẽ thân tầu, chưa kịp trang trí bên trong các toa, đã kéo còi và cho tầu chạy. Bắt buộc con tầu phải trục trặc ở chặng đường khởi hành. Và như thế, rất đáng để bạn cau mày. Xin bạn cứ ngồi yên, con tầu nhất định dẫn đến nội cỏ ngàn hoa của niên thiếu. Vâng, nhất định vậy. Con tầu không thể bò ra ngoài đường rầy tuổi ngọc.

Bìa tờ Tuổi Ngọc đầu tiên phát hành tháng 7 năm 1969

Sau khi bộ cũ đình bản tròn nửa năm thì bộ mới phát hành vào ngày 27/5/1971, đổi lại là Tuần Báo Của Tuổi Mới Lớn, cũng vẫn do nhà văn Duyên Anh làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, thư ký tòa soạn là nhà văn Anh Chi (Đinh Tiến Luyện). Bìa vẽ của tuần báo do Đinh Tiến Luyện đảm trách, thi thoảng bìa vẽ ký tên là Ly hoặc Lê Vĩnh Ngọc.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Tuần báo Tuổi Ngọc là tuần báo viết cho tuổi mới lớn, tuổi trăng tròn, lứa tuổi lớn hơn Tuổi Hoa (Bán nguyệt san Tuổi Hoa là tờ báo ra mỗi tháng 2 kỳ viết cho thiếu niên đọc)

Những năm học cấp 2, tôi mua thường kỳ báo Tuổi Hoa. Cho đến năm học lên cấp 3, khi bỗng dưng buổi sáng nọ đi đến trường, chợt xao xuyến với màu sương mù quấn quýt chưa chịu rời xa những đọt cây long não trên đường Trần Hưng Đạo. Khi bỗng dưng mê man nhìn màn mưa bay bay ngoài cửa lớp. Khi biết thương màu lá sân trường, rồi tìm đọc thấy có mình là cậu học trò mơ mộng trong tuần báo của tuổi mới lớn Tuổi Ngọc. Và tôi đã thành… tín đồ của một tuần báo hay nhất, lãng mạn nhất, phong cách hiện đại nhất của văn chương hồi bấy giờ dành cho tuổi vừa chạm đến cửa ngõ của Tình – Đầu – Yêu – Thương

Tuổi Ngọc đã tập hợp nhiều tay bút của các nhà văn nhà thơ được yêu thích: Duyên Anh, Đinh Tiến Luyện, Từ Kế Tường, Trần Thanh Tịnh (Đoàn Thạch Biền sau này) Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng, Mường Mán. Những tên tuổi hồi đó mới vừa Tuổi Trăng Tròn đã có thơ đăng như Tôn Nữ Thu Dung, Thương vũ Minh, Trần Văn Nghĩa…

Chúng tôi hồi đó cũng vừa bước vào tuổi mới lớn, nên Tuổi Ngọc đã đáp ứng được nỗi đam mê đọc của lứa tuổi bắt đầu biết mộng mơ. Những truyện dài như Áo Tiểu Thư, Quán Trọ Tuổi Trẻ (Duyên Anh) Trong nhật ký của Quỳnh (Đinh Tiến Luyện) Huyền Xưa (Từ Kế Tường) Lá Tương Tư (Mường Mán) Phía Ngoài Cửa Lớp (Mai thảo) đã cuốn hút độc giả không bỏ sót tuần nào không đọc.

Những truyện dài, truyện ngắn và thơ đăng trong Tuổi Ngọc đều mơ mộng lãng mạn, đều tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng thanh cao. Có thể nói Tuổi Ngọc là cái nôi đã ươm mầm văn học cho thế hệ nhà thơ nhà văn của miền Nam sau 1975, vì lúc đó đa số họ mới cập kê tuổi 16 hoặc 18.

“Mỗi lần xuất bản là một lần hồi hộp. Như cậu con trai vừa lớn chờ đợi người tình ở gốc cây. Cây khuất nhất trước cổng trường con gái. Như thí sinh làm bài dở chờ đợi nghe kết quả. Không sai chút nào. Tuổi Ngọc. Tuần báo của tuổi vừa lớn, xin được coi giống như một bài thi làm dở của thí sinh chăm học. Và bạn đọc sẽ là thầy chánh chủ khảo tuyên bố kết quả. Nếu bạn phán hai tiếng “Đọc được” có nghĩa là Tuổi Ngọc đã đậu vớt!” (Duyên Anh chủ bút báo Tuổi Ngọc viết trang đầu bộ Tuổi Ngọc mới, số 1, phát hành 27/5/1971)

Nhà văn Duyên Anh đã viết lời nói đầu cho “Đứa Con Cưng” của mình rất duyên dáng và khiêm nhường đề cao bạn đọc!

Tôi cũng là cậu con trai mới lớn đó, mỗi tuần vào ngày thứ 5 là nôn nao chờ đợi Tuổi Ngọc phát hành. như chờ đợi người tình học trò của mình. Hiệu sách tôi mua những số báo thường kỳ nằm đối diện trường tôi, hiệu Quảng Ngãi Nghĩa Thục do nhà thơ Khắc Minh làm chủ tiệm. Mỗi chiều đến trường bao giờ tôi cũng đến sớm hơn nửa giờ để… ngóng Tuổi Ngọc. Ông chủ hiệu sách Thanh Tịnh có cái xe dashu để ngày nào cũng lên phi trường chở sách từ Sài Gòn ra, mỗi lần thấy chiếc xe nhỏ màu trắng này chở sách đến giao cho chị Tâm là tôi đứng sẵn đề chờ ngắm Tuổi Ngọc. Bìa sách là tranh vẽ của Đinh Tiến Luyện chuyên vẽ những cô gái hai mắt to đùng, đã làm mê mệt tôi một thời trẻ dại

Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hào tôi từng là… tín đồ của tuần báo Tuổi Ngọc, từng biết chọn một tờ báo văn chương sang trọng thích hợp với lứa tuổi học trò, để biết nôn nao trông ngóng đợi chờ mỗi chiều thứ 5 báo phát hành, để dành dụm tiền ăn sáng mua thường kỳ hằng tuần, để vào lớp xôn xao giấu dưới hộc bàn sợ bạn bè trông thấy, chúng sẽ làm… mất màu của Tuổi Ngọc.

Viết bài này, tôi muốn gửi lời cám ơn đến người tình tuổi mới lớn Tuổi Ngọc của tôi. Những bài văn bài thơ đã đăng trong tuần báo này, đã làm cậu học trò tôi hồi ấy vốn đã mơ mộng lại càng mơ mộng hơn. Những giấc mơ tuổi học trò bay bổng mãi không thôi trong những trang sách. Và là tiền đề, là mối tình đầu để cho tôi đeo đuổi giấc mộng đẹp đẽ văn chương cho đến bây giờ.

TRƯƠNG ĐÌNH TUẤN (nhacxua.vn)

Share2181TweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): "hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những ca khúc nhạc vàng mùa xuân hay nhất trước 1975

Câu chuyện về những “nhạc sư” trong làng nghệ thuật Việt Nam

Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – Vua Tango

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Giảng – tác giả của Ai Về Sông Tương, Hoa Cài Mái Tóc…

Ca sĩ khả ái Kim Loan và mối tình đầu với danh ca Sĩ Phú cùng nỗi oan “vợ bé tổng thống”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Em đến thăm anh một chiều mưa

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Hoàn cảnh sáng tác “Xin Còn Gọi Tên Nhau” (nhạc sĩ Trường Sa) – “Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác “Bà Mẹ Gio Linh” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Bài hát xúc động nhất về người mẹ thời binh lửa

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Gửi gió cho mây ngàn bay…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.