ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Xưa

Tư liệu hiếm về “Người Đẹp Bình Dương” năm 1958 – Cuốn phim làm nên tên tuổi Thẩm Thúy Hằng

2020/11/16
in Xưa
Tư liệu hiếm về “Người Đẹp Bình Dương” năm 1958 – Cuốn phim làm nên tên tuổi Thẩm Thúy Hằng

Trong làng điện ảnh sôi động ở miền Nam trước 1975, hãng phim Mỹ Vân là hãng phim lớn và danh tiếng nhất ngay từ những năm thập niên 1950. Thời bấy giờ Mỹ Vân đã tổ chức cuộc thi tuyển lựa tài tử điện ảnh để tìm ra những gương mặt mới cho các dự án phim của hãng.

Sau một buổi tuyển lựa sơ bộ được tổ chức long trọng tại nhà hàng Cầu Vòng ở Chợ Lớn, thì sáng chủ nhật 26/5/1957, bốn buổi tuyển lựa chung kết đã được tổ chức ngay tại hãng Mỹ Vân.

Bài báo đưa tin về việc Thẩm Thúy Hằng trúng tuyển tài tử điện ảnh của Mỹ Vân

Sở dĩ được chia ra làm 4 buổi vì thời gian dự thi của mỗi thí sinh mất gần một tiếng đồng hồ, đó là những cuộc thi diễn tả một đoạn đối thoại trong phim “Bạc Trắng Lửa Hồng“, với cảnh đôi bạn hứa hôn gặp nhau trên bờ biển, ban tuyển lựa sẽ chấm điểm màn diễn xuất này, đồng thời thử lại một lần chót về giọng nói của mỗi người có phù hợp với máy thu thanh hay không. Sau đó các thí sinh dự thi còn thể hiện khả năng diễn xuất qua gương mặt khi vui, khi buồn, khi sợ hãi, khi trầm lặng suy nghĩ, đồng thời biểu diễn điệu bộ khi đi đứng để các chuyên viên thâu hình chấm điểm. Các thí sinh còn phải qua một thử thách khó khăn dưới ánh đèn thủy ngân chói sáng có công suất trên 10.000 nến.

Trải qua 4 buổi tuyển lựa ở vòng chung kết, ban tuyển lựa đã ghi nhận các thí sinh có nhiều khả năng và thiện chí để sau đó có thể trở nên những minh tinh điện ảnh.

Kết quả chung kết cuộc, cô Thẩm Thúy Hằng (16 tuổi) – nữ sinh của trường Trung học Phước Truyền, và Nguyễn Đình Dần – nam sinh trường Trung học trường Tân Thịnh đã chính thức trúng tuyển và được hãng ký hợp đồng dài hạn 3 năm để đóng vai chính trong các phim của hãng Mỹ Vân.

Thẩm-Thúy-Hằng và Nguyễn-Đình-Dần đã chính thức trúng tuyển về cuộc tuyển lựa chung kết tài tử điện ảnh của hãng Mỹ Vân

Từ cuộc thi này, Thẩm Thúy Hằng sau đó đã trở thành một minh tinh huyền thoại của điện ảnh miền Nam. Sau này cô kể lại về cuộc thi này như sau: Một hôm cô đọc báo thấy hãng Mỹ Vân đăng báo cần tuyển diễn viên đóng phim, lúc ấy cô chưa mê đóng phim, chủ yếu là thích được đi nước ngoài để du lịch và xem phong cảnh, mà trong điều kiện tuyển diễn viên của hãng Mỹ Vân lúc bấy giờ có nêu: “Thí sinh trúng tuyển sẽ được đi học nước ngoài 3 năm”.

Xem bài khác

Hình ảnh về Chợ Đà Lạt xưa – Kiến trúc độc đáo của thập niên 1950

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của Thủ Dầu Một – Bình Dương ngày xưa

Thế là Kim Phụng (tên thật của Thẩm Thúy Hằng) đã lén gia đình cùng cô bạn thân là Ngọc Hương đi ghi danh thi tuyển. Nhờ sắc vóc hoàn hảo và bản năng diễn xuất tốt, Kim Phụng đã xuất sắc vượt qua 3000 thí sinh để giành giải nhất. Thẩm Thúy Hằng – nghệ danh mà cô tự nghĩ ra vì hãng phim Mỹ Vân muốn có một nghệ danh khác vì cái tên Kim Phụng trùng tên với một nghệ sĩ cải lương thời đó. Lúc đầu Mỹ Vân đặt cho cô nghệ danh Kim Vân, nhưng cô chọn cái tên Thẩm Thúy Hằng sau này trở nên lừng lẫy. Nghệ danh này được cô giải thích là vì vốn thích con sông Hằng của Ấn Độ, nơi đây hằng năm người ta đến tắm gội một lần đề rửa sạch tội lỗi, nên Hằng chọn làm tên, và Thẩm là họ của hai người thầy mà cô mến mộ: Nhà văn Thẩm Thệ Hà dạy văn, và Nhạc sĩ Thẩm Oánh dạy nhạc cho cô. Còn Thúy là tên của một người bạn rất thân.

Thẩm Thúy Hằng trúng tuyển hạng nhất, nhưng ước vọng đi nước ngoài lại không thành. Mặc dù lúc đó hãng Mỹ Vân đã ký hợp đồng với một hãng show ở Hongkong để làm hộ chiếu cho người được trúng tuyển sang Hương Cảng, nhưng Thẩm Thúy Hằng đã được thuyết phục ở lại để học diễn xuất và đóng ngay vai chính trong phim “Người Đẹp Bình Dương”.

Đó là cuốn phim đen trắng của hãng phim Mỹ Vân ra mắt năm 1958, do nghệ sĩ Năm Châu làm đạo diễn và viết kịch bản dựa theo câu chuyện trong một cuốn sách của Tàu, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chính đặt tựa cho phim “Người Đẹp Bình Dương”. Vì vậy Bình Dương ở đây là địa danh cổ của Trung Hoa, không liên quan gì đến Bình Dương của Việt Nam.

Các diễn viên trong phim: Thẩm Thúy Hằng (vai Tam Nương), Nguyễn Đình Dần (Thái tử Kinh Luân), Ba Vân (Người bán tơ), Bảy Nhiêu (Ông Đạt), Thúy Lan (Cô gái làng), Kim Vui (Lan Hương), Minh Tâm (Cúc Hương), Xích Tùng (Tướng cướp Trương Thiên), Ly Lan, Ngọc Trai.

Kỹ thuật thâu thanh và thâu hình do toàn thể chuyên viên Việt Nam dưới sự điều khiển của ông Lưu Trạch Hưng – giám đốc hãng phim Mỹ Vân.

Thẩm Thúy Hằng trong vai Tam Nương và Nguyễn Đình Dần vai Thái tử Kinh Luân

Cốt chuyện phim bi thảm, phản ánh một quan niệm gia đình lỗi thời, đề cao lòng hiếu thảo của 1 cô gái út trong nhà, bị chính mẹ ruồng bỏ, các chị khinh khi chỉ vì nàng mang lỗi: Xấu nhất trần gian. Trải bao gian truân đầy ải, nhờ suối tiên, nàng thoát xác thành một mỹ nhơn, nhan sắc tuyệt vời và kết duyên cùng một ông Hoàng trẻ đẹp.

Cốt chuyện giản dị nhẹ nhàng, nói lên được một phần nào những tinh hoa cao quý của luân lý cổ truyền Việt Nam.

Tắm suối tiên, nàng Út Bình Dương thoát xác “Chung Vô Diệm” trở thành một tiên nữ diễm kiều, khiến lọt mắt xanh ông Hoàng trẻ đẹp

Khoác áo cưới chưa ấm lòng, định mệnh éo le đã buộc người con thảo phải khoác lên mình tang vì bởi mẹ đã xa chơi cõi lạc…

Trên đường về quê cũ để thăm cha cùng các chị, ngồi trên mình ngựa cùng chồng, Tam Nương được bà con lối xóm hân hoan đón chào…

Một số hình ành khác:

tài tử Kim Vui trong vai Lan Hương
Kim Vui (vai Lan Hương) và Minh Tâm (Cúc Nương)

Trương Billy tổng hợp và biên soạn
Tư liệu và hình ảnh: Leminh Saigon

Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Những hình ảnh xưa của nữ ca sĩ Trúc Mai – Thế hệ ca sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

Những hình ảnh xưa của nữ ca sĩ Trúc Mai - Thế hệ ca sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghệ sĩ Lữ Liên và “gia đình âm nhạc” nổi tiếng: Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà…

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Bộ sưu tập ảnh đẹp sau 1975 của ca sĩ Thanh Lan

Cố nhạc sĩ Phạm Duy: ‘Chính trị cao nhất của tôi là yêu nước Việt Nam’

Câu chuyện về những người vợ – Người thầm lặng đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ (Phần 2)

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Elvis Phương – Hơn 50 năm ca hát

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Nhạc sĩ Diên An – Nguyễn Văn Để và hoàn cảnh sáng tác bài ‘Vết Thương Cuối Cùng’

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Loài Hoa Dang Dở” của nhạc sĩ Y Vũ – Chuyện tình đau thương trong trang sách cũ

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Hoàn cảnh sáng tác “Bây Giờ Tháng Mấy” – Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Từ Công Phụng năm 18 tuổi

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.