ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Giao Linh và văn hóa ứng xử nhã nhặn của những nghệ sĩ ngày xưa

2019/04/29
in Bàn Tròn Âm Nhạc

Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Long viết năm 2013, nói về cách cư xử của ca sĩ Giao Linh với khán giả trong một đêm nhạc.

Có thể nói, các ca sĩ thời xưa dù có xuất thân khác nhau, nhưng nét văn hóa và cách hành xử của họ luôn nhã nhặn, văn minh và tôn trọng nhau, cũng như tôn trọng khán giả. Đó là lý do mà thế hệ ca sĩ này vẫn luôn được khán giả yêu mến trong hơn nửa thế kỷ, xứng đáng với 2 chữ “danh ca”.

Lần đầu tiên mình được nghe cô Giao Linh hát live trên sân khấu là thời điểm năm 2008, trong liveshow Một Thoáng Quê Hương của ca sĩ Dương Ngọc Thái. Nghe một lần, ấn tượng ngay và nhớ đến tận bây giờ. Vì cô đặc biệt!

Mãi đến tận 5 năm sau, tức là hôm qua, mới lại có dịp được nghe cô hát live trên sân khấu. Vẫn là cái cách hát thong thả nhẹ nhàng và nhả hơi không lẫn vào đâu được. Bịt mắt lại vẫn nhận ra đó là nữ hoàng sầu muộn Giao Linh.

Mình ghé tai nói nhỏ với ca sĩ Hoàng Hiệp: “Anh ơi, mỗi lần nghe cô Giao Linh hát là em bị đau tim, kiểu hồi hộp nghe câu trước không biết cô có bị đứt hơi ở câu sau không nữa”. Nam ca sĩ trả lời: “Cô hát kỹ thuật lắm, cách nhả hơi như vậy khó vô cùng, mà cô hát cứ nhẹ như không”.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Mình thì không chuyên về thanh nhạc để hiểu hết về kỹ thuật, mình chỉ biết cô hát đặc biệt đầy cảm xúc, hát hết mình và ứng xử cực kỳ khéo léo.

Lúc cô đang hát thì có một vị khán giả mặc quần đùi cầm bao lì xì đỏ chạy lên sân khấu và dí vào tay cô “tặng thưởng”. Cô có vẻ hơi khớp nhưng cũng đón nhận, sau đó quay vào trong đặt lên bàn của một nhạc công rồi quay ra hát tiếp. Thế nhưng khi có những vị khách khác mang những lẵng hoa, bó hoa lên tặng thì cô đều cúi người cảm ơn và ôm ở trong lòng hát đến hết bài. Cô vẫn ôm bông trong lúc giao lưu cùng khán giả một cách vô cùng trân trọng.

Lúc nhà báo Phạm Thành Trung ngồi ở phía cánh gà bên trái giơ điện thoại lên chụp hình thì cô nhìn thấy và quay hẳn người qua phía đó và hát cho đến khi anh Trung chụp hình xong, gật đầu cười một cái cảm ơn thì cô mới quay lại chính diện sân khấu hoàn thành màn biểu diễn. Kết bài, cô lại trịnh trọng giới thiệu tên ca khúc, tên nhạc sĩ sáng tác, tên nhạc sĩ hòa âm và cúi đầu cảm ơn ban nhạc, đồng thời nhờ khán giả dành tặng riêng cho ban nhạc một tràng pháo tay ủng hộ vì đã giúp cô “thể hiện được trọn vẹn một ca khúc thật hay”.

Có lẽ vì tuổi tác và sức khỏe, hát tới bài thứ 5 là Sầu Lẻ Bóng thì giọng cô bị bể. Những chỗ lên cao quá hay xuống thấp quá cô hát đều không tốt, có chỗ còn bị lạc giọng hay đứt hơi chỉ còn nghe thấy nhạc. Nhưng vẫn khiến mình và toàn bộ khán giả có mặt ở phòng trà ngây người ra nghe như nuốt lấy từng câu từng chữ và dành cho cô những tràng pháo tay tán thưởng liên hồi không dứt.

Có mấy ca sĩ được khán giả trân trọng và thành kính tán dương như vậy nếu không phải Giao Linh? Mình tham gia không biết bao nhiêu sô ca nhạc lớn nhỏ và chứng kiến biết bao nhiêu lần khán giả ngồi trề môi bữu mỏ chê bai ca sĩ đứng trên sân khấu khi họ hát không tốt (hoặc là người ta cho rằng không tốt). Ca sĩ trẻ có, ca sĩ già có, cả những ca sĩ hàng đầu Việt Nam như Tùng Dương, Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung cũng có.

Giao Linh thì đặc biệt, có lẽ vì khán giả của cô không phải người hâm mộ, mà là người ái mộ; khán giả của cô không chỉ thích, chỉ yêu giọng hát của cô mà họ THƯƠNG một người ca sĩ tên gọi Giao Linh. Mà cái nghề đi hát, nếu một khi đã được khán giả THƯƠNG, thì sẽ sống bền trong nghề lắm. Với người ca sĩ, được khán giả THƯƠNG là có tất cả.

Chẳng có chiêu trò, chẳng có scandal sút quần tụt áo, những ca sĩ như Giao Linh và ở thế hệ của Giao Linh là những người cống hiến hết mình cho nghệ thuật, cất lên tiếng hát bằng sự chân thành hiếm thấy, bằng niềm khát khao mãnh liệt và những cảm xúc xuất phát tự đáy lòng. Đừng cho rằng những người như cô Giao Linh là khéo léo hay giả tạo. Nếu những tình cảm và phông văn hóa ấy không phải xuất phát từ chính con người cô thì làm sao “lừa” được biết bao nhiêu thế hệ khán giả trải dài suốt mấy chục năm?

Tôi viết bài này không phải để tâng bốc Giao Linh, dù rằng cô xứng đáng được nhiều hơn vậy. Tôi viết ra những dòng này như một lời động viên, tiếp sức cho những ca sĩ đang làm nghề chân chính. Những người “ngây thơ” chẳng biết tới các chiêu trò, bị lạc hậu trong một thị trường ca nhạc bát nháo, hỗn loạn, ăn xổi và tôn vinh những giá trị không có thật; những người đang ngày đêm lao động nghệ thuật chân chính và tìm mọi cách để tồn tại, giữ vững ngọn lửa trong nghề.

Tôi viết bài này để giúp trả lời câu hỏi mà nhiều nghệ sĩ như vậy vẫn đang ngày đêm trăn trở với câu hỏi thế rốt cục mình hoạt động nghệ thuật một cách tử tế như vậy để được gì?

Nguyễn Ngọc Long

Share11184TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Nhìn lại những trường hợp ứng xử kém văn minh của ca sĩ trẻ đối với thế hệ đi trước

Nhìn lại những trường hợp ứng xử kém văn minh của ca sĩ trẻ đối với thế hệ đi trước

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Đôi nét về nhạc sĩ Ngọc Bích và ca khúc Trở Về Bến Mơ: “Nhớ những tiếng hát say sưa êm đềm…”

Những bài nhạc vàng về tuổi học trò nổi tiếng nhất trước năm 1975

Tiểu sử ca sĩ Quang Lê – Giọng ca tiêu biểu của làng nhạc hải ngoại thời kỳ sau năm 2000

Trầm Tử Thiêng, một đời ‘Tưởng Niệm’

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Ca khúc “Em Đi Rồi” (nhạc sĩ Lam Phương) và chuyện tình đầy bão tố của Họa Mi – Lê Tấn Quốc

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) – Nước mắt đêm tạ từ

Câu chuyện xung quanh một bài hát trước 75: “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (Trần Quang Lộc & Tô Như Châu)

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Cầm” (Hoàng Cầm – Phạm Duy) – “Nếu anh còn trẻ như năm cũ…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” (Phạm Duy – Minh Đức Hoài Trinh)

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.