Trong chồng báo cũ: Bài phỏng vấn Nhật Trường Trần Thiện Thanh năm 30 tuổi (1972)

Mời các bạn đọc lại một bài viết và phỏng vấn hiếm hoi ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh năm 1972, lúc này ông mới tròn 30 tuổi nhưng đã là một danh ca nổi tiếng bậc nhất toàn miền Nam. Qua bài báo này, chúng ta còn được biết Nhật Trường từng được báo chí gọi với biệt danh là “Tiếng hát bao dung”.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Nói đến Nhật Trường là nói về một tiếng hát ấm cúng và mênh mông như lòng người, như tình đời, người nghe bất cứ lúc nào vẫn tìm được trong giọng hát đó chiều sâu của đời mình được vỗ về bởi chiều dài định mệnh.

Sự nghiệt ngã, éo le nếu có phải tìm kiếm trong một Nhật Trường nhạc sĩ hay Trần Thiện Thanh mới thấy. Dĩ nhiên giữa cường độ âm thanh và cảm xúc, trong con người phân hai đó rất rõ ràng để chúng ta nhận biết về Nhật trường.

Từ mấy năm nay, thính giả 4 phương đã rất yêu thích tiếng hát Nhật Trường qua chương trình Tiếng hát 20 gần đâ; “giọng vàng bao dung” này có vẻ lười biết hát ca. Hỏi anh, anh chỉ cười không đáp nhưng tôi hiểu rằng Nhật Trường muốn né tránh xuất hiện trong những chương trình nhạc qua bê bối trên đài Truyền hình, truyền thanh, để tiếng hát của anh không bị đồng hóa vào môi trường nhập nhằng của nền nhạc Việt trình diễn hiện nay, và cũng để chói sáng thêm cho sự xuất hiện hiếm hoi của tiếng hát và nhân dáng Nhật Trường.

Dư luận cho biết Nhật Trường đang chuyển hướng sáng tác cũng như đang chuẩn bị thu tiếng hát của anh vào băng nhựa và hoạt động phim ảnh.

Trong một cuộc nói chuyện dành riêng cho người viết, Nhật Trường đã e dè tar lời từng câu hỏi. Theo anh, sự đóng góp của mỗi cá nhân vào sinh hoạt văn nghệ hiện nay vào trường hợp của anh có vẻ nhỏ nhoi, không nên đề cập đến. Bằng vào sự khéo léo chúng tôi đã chuyển thành một cuộc tâm sự và Nhật Trường đã không tránh được cái hình thức phỏng vấn mà anh đã cố ý khước từ.

Nhật Trường: Về sinh hoạt nhạc hiện nay, tôi nhận thấy có những tiến bộ đáng kể về lời cũng như kỹ thuật tiết tấu. Tuy nhiên, rất chủ quan trong nhận định này. Mục đích của âm nhạc ngày nay nhằm thỏa mãn những xúc động, xao xuyến của con người, khác với ngày xưa nhạc và lễ. Thế nên tôi vẫn thích sáng tác những nhạc phẩm gần gũi với đời sống con người chúng ta nhiều hơn.

Thử tưởng tượng nếu chúng ta đòi hỏi ở một nhạc sĩ phải sáng tác phải thế nầy thế khác trong khi đám đông quần chúng không đặt vấn đề thưởng ngoạn như một cứu cánh, mà ngược lại, nghe nhạc để tìm quên hay tìm vui.

Nếu dư luận ác ý cho rằng tôi nghiêng về nhạc thời trang, có lẽ quá vội vàng, bởi sự phán xét cũng không phải [chữ bị mờ]… giữa dòng sông nhạc đang cuồn cuộn chảy hiện nay.

– Nói đến dự tính, tôi có nhiều hoài vọng muốn đạt được nhưng gần như chưa thành hình trong mỗi dự tính đó, như trường hợp muốn làm băng nhạc, tôi đã chuẩn bị kế hoạch xong nhưng thực hiện qua khó vì lẽ hiện nay băng mới quá mắc, nên cũng như nhiều băng nhạc khác đang ngưng hoạt động, tôi chẳng thể nào làm khác hơn.

– Đúng thế, tôi đã đọc chuyện phim “Một ngày nào đó” của Thiên Hà, thú thật truyện phim đã gây cho tôi một sự xúc động lớn nhưng chuyện điều đình chưa ngã ngũ ra sao cả, vì nghe đâu truyện phim ấy, nhà văn Thiên Hà đã nhượng bản quyền nhưng gặp Thiên Hà thì Thiên Hà cho hay sẽ giao truyện phim đó cho tôi. Nếu anh Thiên Hà đã nhượng cho một hãng phim nào đó thì thật đáng tiếc.

– Tôi hoạt động về bộ môn này nhiều năm rồi và những nhạc ưng ý thì có Anh không chết đâu em, Mùa đông của anh, Chân trời tím, và Trường ca những dòng sử quí viết sau Mậu Thân.

– Không dám nghĩ như thế, một khám phá riêng tôi về một người con gái đẹp sẽ thủ vai chính trong một cuốn phim nhưng không phải “Biển mù sương”, xin giữ bí mật riêng. Biển mù sương sẽ thực hiện cho Truyền hình quân đội đầu mùa hè này với vai nữ chính là Băng Châu.

Cuộc nói chuyện chỉ quanh quẩn trong phạm vi sở trường. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh còn cho biết thêm: Anh rất thích ca sĩ Anh Ngọc vì Anh Ngọc sống như một nghệ sĩ đúng nhất của danh từ. Và những giọng hát nữ, anh thích tiếng hát Thái Thanh.

30 tuổi đầu, 4 đứa trẻ con gọi bằng bố, 1 người đàn bà gọi bằng “mình”, đi hát và viết nhạc gần 10 năm nay, anh chàng ca sĩ dễ thương nay vẫn còn giữ được nụ cười tự tin của “chàng ca sĩ Nhật Trường 24 tuổi”.

Tiếng hát bao dung đó, tiếng hát của những cuộc tình nồng nàn như bếp lửa mùa đông vẫn còn say sưa hát và vẫn còn ru ngủ những cặp tình nhân.

Tác giả: Thuận Dương, Nhựt báo Hòa Bình

 

 

Exit mobile version