ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Nhật Trường – Thanh Lan

2020/11/23
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Nhật Trường – Thanh Lan

Khi nhắc đến những đôi song ca nổi tiếng nhất của âm nhạc Miền Nam trước năm 1975, bên cạnh những cái tên nổi tiếng là Chế Linh – Thanh Tuyền, Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, phải nói đến đôi song ca Nhật Trường – Thanh Lan rất được yêu mến với những màn kết hợp với nhau rất ăn ý trong nhiều bản thu âm trong băng dĩa cũng như trên phim ảnh trước 1975.

Ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh

Nhật Trường và Thanh Lan bắt đầu hát chung với nhau từ cuối thập niên 1960, vào thời điểm mà họ như đến từ 2 thế giới riêng với những dòng nhạc tưởng như không liên qua nhiều đến nhau. Đó là lúc mà Nhật Trường – Trần Thiện Thanh đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, có giọng hát truyền cảm chinh phục khán giả với nghệ danh Nhật Trường, cùng nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng được ký với tên thật là Trần Thiện Thanh. Trong khi đó Thanh Lan khởi đầu sự nghiệp ca hát từ đầu thập niên 1960, ban đầu là với những bài dân ca, sau đó là tình ca và nhạc tiền chiến.

Ca sĩ Thanh Lan

Tên tuổi của cô đã vụt sáng vào khoảng cuối thập niên 1960 cùng với phong trào nhạc trẻ Sài Gòn lúc bắt đầu phát triển mạnh. Vì vậy có thể nói lúc đó Thanh Lan không chuyên hát nhạc vàng, nhưng sự kết hợp của cô cùng giọng hát Nhật Trường trong nhiều ca khúc nhạc vàng vẫn rất được khán giả yêu thích, đặc biệt là với các ca khúc Trả Lại Em Yêu, Vợ Chồng Quê, Chiều Trên Phá Tam Giang…

Thanh Lan từng chia sẻ rằng cô và Nhật Trường – Trần Thiện Thanh thường xuyên hát và diễn chung trên truyền hình và băng nhạc của trung tâm Tiếng Hát 20 (trung tâm của Nhật Trường thành lập và điều hành). Khi kết hợp cùng Nhật Trường, cô cho biết là cảm thấy rất thoải mái vì đã được nhạc sĩ này soạn tất cả giọng bè cho nữ, chia sẵn câu hát để hát phối hợp. Chính vì vậy họ không cần phải tập luyện nhiều khi đi diễn mà luôn là màn tùy cơ ứng biến rất tự nhiên.

Để khai thác sự ăn khách của đôi song ca Nhật Trường – Thanh Lan, nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh còn tự viết kịch bản, dàn dựng và đạo diễn 2 cuốn phim – nhạc – kịch nổi tiếng là Trên Đỉnh Mùa Đông và Mộng Thường phát sóng trên đài truyền hình hồi đầu thập niên 1970, và 2 nhân vật chính trong các phim dĩ nhiên là Nhật Trường – Thanh Lan. Trong phim họ đã cùng song ca rất nhiều bài hát nổi tiếng như Tình Thiên Thu Nguyễn Thị Mộng Thường, Trên Đỉnh Mùa Đông, Mùa Đông Của Anh, Chiều Trên Phá Tam Giang, Người Chếƭ Trở Về, Anh Không Chếƭ Đâu Em, Kỷ Vật Cho Em…

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Trong phim kịch Mộng Thường, ca sĩ Nhật Trường vào vai anh lính biệt động quân Phạm Thái, còn Thanh Lan trong vai nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp tên là Mộng Thường. Họ đã bắt đầu một chuyện tình lãng mạn nhưng kết thúc thì rất bi thương.

Còn trong phim kịch Trên Đỉnh Mùa Đông, Nhật Trường vào vai một nhân vật có thật là đại uý mũ đỏ Nguyễn Văn Đương. Trong một lần nghỉ phép về thành đô, anh lính vô tình đụng xe vào cô sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn tên là Nguyễn Thị Lệ (do Thanh Lan đóng) tại hồ Con Rùa. Anh đã tận tình đưa cô về tận nhà cô.

Sau đó, tình cờ hai người gặp lại nhau trên một tiền đồn xa xôi khi Lệ theo đoàn hậu phương đi thăm các quân nhân. Họ phải lòng nhau, nhưng mối tình gặp trắc trở vì người cha khó tính của Lệ. Nhưng bằng tình yêu chân thành, cả hai đã vượt qua để được sống bên nhau, Lệ giã từ mái trường đại học để về làm vợ người quân nhân nghèo, sinh sống trong khu nhà binh. Nhưng định mệnh đau lòng đã cách ngăn, anh lính đã hy sinh và để lại vợ hiền cùng đứa con thơ dại.

Chuyện tình của 2 truyện phim này đều có kết thúc buồn vì sinh ly tử biệt, lấy được rất nhiều nước mắt của khán giả màn ảnh nhỏ ở Sài Gòn lúc đó. Nhật Trường và Thanh Lan không chỉ hát chung rất ăn ý, mà họ đóng phim cùng nhau cũng rất tình cảm, nên đã xuất hiện nhiều tin đồn về tình ái giữa họ. Trong phim kịch, Thanh Lan diễn vai bi nên khóc rất nhiều, và có người nói rằng khi nhìn thấy những giọt lệ đó, Trần Thiện Thanh đã sáng tác bài Người Yêu Tôi Khóc – một ca khúc rất được khán giả yêu thích qua giọng hát Sĩ Phú. Tuy nhiên sau này Thanh Lan đã nhiều lần phủ nhận các tin đồn về tình cảm với Nhật Trường. Cô cho biết:

“Trong giới nghệ sĩ chúng tôi ít khi cặp bồ với nhau lắm. Có lẽ do chúng tôi đã biết quá rõ về nhau nên không còn gì bí mật để lôi cuốn nhau. Thường thì nghệ sĩ lại hay yêu người làm nghề khác”.

Cô cũng nói đùa vui về tin đồn “cặp kè” với Nhật Trường: “Tôi với Nhật Trường không cặp với nhau, chỉ kè thôi, tức là kè nhau trong phim, còn ra đời thì đời ai nấy sống”.

Sau đây, xin mời các bạn nghe lại những bài song ca mà Thanh Lan và Nhật Trường đã hát trong những băng nhạc thu âm trước năm 1975:


Click để nghe Người Ở Lại Charlie


Click để nghe Trả Lại Em Yêu


Click để nghe Chiều Trên Phá Tam Giang


Click để nghe Vợ Chồng Quê


Click để nghe Góa Phụ Ngây Thơ


Click để nghe 


Click để nghe Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ


Click để nghe Chuyện Tình Người Làm Thơ


Click để nghe Giận Nhau

Sau năm 1975, Thanh Lan và Nhật Trường cùng ở lại trong nước. Thật trùng hợp là đến năm 1993, bằng những hình thức khác nhau, họ cùng đến Hoa Kỳ và đã tái hợp nhiều lần trên sân khấu. Mời các bạn xem lại 1 trong những tiết mục đó sau đây:


Click để nghe Trên Đỉnh Mùa Đông

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

 

Tags: nhật trườngthanh lan
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại 20 bài hát hay nhất của Thanh Lan thu âm trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 20 bài hát hay nhất của Thanh Lan thu âm trước 1975

Thanh Lan là nữ ca sĩ tài sắc bậc nhất trong làng văn nghệ Sài Gòn trước 1975. Cô đã...

by admin
March 1, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của Thanh Lan – Nữ nghệ sĩ tài sắc của làng nhạc, sân khấu, điện ảnh Sài Gòn xưa
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của Thanh Lan – Nữ nghệ sĩ tài sắc của làng nhạc, sân khấu, điện ảnh Sài Gòn xưa

Nhắc đến Thanh Lan, người ta nghĩ ngay đến nữ nghệ sĩ đa tài với nhan sắc khả ái, từng...

by admin
February 28, 2021
Bộ sưu tập ảnh đẹp sau 1975 của ca sĩ Thanh Lan
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập ảnh đẹp sau 1975 của ca sĩ Thanh Lan

Trong giới ca sĩ trước 1975, có lẽ Thanh Lan là nữ ca sĩ hát được đa dạng thể loại...

by admin
November 24, 2020
Bộ sưu tập ảnh đẹp trước 1975 của ca sĩ Thanh Lan
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập ảnh đẹp trước 1975 của ca sĩ Thanh Lan

Thời trẻ, danh ca Thanh Lan được yêu thích nhờ nét đẹp dịu dàng, nốt ruồi duyên cùng giọng ca...

by admin
March 3, 2020
Ca sĩ Thanh Lan – Hồng nhan lận đận tình duyên và 50 năm lẻ bóng
Tin Tức

Ca sĩ Thanh Lan – Hồng nhan lận đận tình duyên và 50 năm lẻ bóng

Trước năm 1975, người ta gọi Thanh Lan là nữ hoàng âm nhạc, điện ảnh và cả sân khấu. Khán...

by admin
July 26, 2019
Ca sĩ Thanh Lan viết về những kỷ niệm với nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban Shotguns
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Thanh Lan viết về những kỷ niệm với nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban Shotguns

Nhắc đến nhạc sĩ Ngọc Chánh, người ta thường nhớ ngay đến những băng nhạc Shotguns thu âm trước 1975...

by admin
May 26, 2019
Next Post
Bộ sưu tập ảnh đẹp sau 1975 của ca sĩ Thanh Lan

Bộ sưu tập ảnh đẹp sau 1975 của ca sĩ Thanh Lan

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những hình ảnh đẹp của minh tinh Thẩm Thúy Hằng trong phim “Nàng” (1970)

Cuộc đời và sự nghiệp của “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994)

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

“Phòng trà nghỉ chân” hay “Phòng trà Mỹ Trân”? – Tranh cãi xung quanh lời bài hát ‘Giọt Buồn Không Tên’

Ca sĩ Hoàng Oanh và “một ngày về thăm (gần) đất mẹ” tại Paris By Night 130 ở Singapore

Đôi nét về nghệ sĩ đàn bầu Đức Thành – Hình ảnh quen thuộc với khán giả hải ngoại trên Paris By Night

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Nỗi Lòng Người Đi” (nhạc sĩ Anh Bằng)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Nắng Chiều: “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy…”

Bí ẩn câu chuyện “người trinh nữ tên Thi” trong 3 ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Giọt Mưa Thu – Đặng Thế Phong với “vạn cổ sầu”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.