ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử ca sĩ Trần Thái Hòa – Giọng ca trữ tình tiêu biểu của nhạc hải ngoại thế hệ sau năm 2000

2020/01/28
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Tiểu sử ca sĩ Trần Thái Hòa – Giọng ca trữ tình tiêu biểu của nhạc hải ngoại thế hệ sau năm 2000

Ca sĩ Trần Thái Hòa là ca sĩ thường xuyên xuất hiện trên các chương trình của trung tâm Thúy Nga suốt 20 năm. Cùng với Nguyên khang, anh là một trong 2 nam ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc tình ca tại nhạc hải ngoại kể từ sau năm 2000.

Trần Thái Hòa sinh ngày 28 tháng 1 năm 1973 tại Ban Mê Thuột, là con thứ ba trong một gia đình có bốn người con. Cha mẹ của anh là người Huế, vào Ban Mê Thuột sinh sống từ năm 1969.

Ðến năm 1982, thân phụ và người anh cả xuống Sài Gòn, sáng đến năm 1983 thì rời Việt Nam. Cho 10 năm sau đó thì những người còn lại trong gia đình – trong số đó có Trần Thái Hòa – mới được bảo lãnh sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ và định cư tại miền nam California cho đến nay.

Trong lúc chờ đợi được bảo lãnh, năm 1989 Trần Thái Hòa tham gia một số ca hát phong trào và được giải nhất trong cuộc thi “Tiếng Hát Học Trò” của trường trung học Ban Mê Thuột với nhạc phẩm Ngậm Ngùi của nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể thấy ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi, anh đã định hình phong cách và chọn theo đuổi dòng nhạc trữ tình êm ái cho đến tận ngày nay.

Tuy luôn khuyến khích con trên con đuờng nghệ thuật, nhưng bố mẹ Trần Thái Hòa chỉ muốn anh coi đó như một sở thích, và muốn muốn hướng anh theo ngành y khoa sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Những năm đầu tiên ở Mỹ, Trần Thái Hòa theo học tại Santa Ana College cùng một lúc đi làm một số công việc vặt để giúp đỡ gia đình. Sau đó anh đuợc học bổng để theo học trường đại học San Diego về ngành Computer science.

Thân phụ Trần Thái Hòa là một người biết nhạc nên đã chỉ dẫn cho anh một số căn bản để khi qua tới Mỹ, anh tiếp tục học hỏi thêm nơi một số giáo sư người Hoa Kỳ tại trường học và được cấp học bổng để theo ngành âm nhạc trong suốt 3 năm, từ 1997 đến 1999.

Ra đến hải ngoại, Trần Thái Hòa cũng đã tham gia vào những chương trình văn nghệ từ thiện và từng đi hát tại một số quán cà phê nhạc ở miền nam California hoặc trình diễn giúp vui tại các vũ trường.


Click để nghe nhạc Trần Thái Hòa

Năm 1999, Trần Thái Hòa chính thức xuất hiện trong một chương trình ca nhạc đặc biệt dành cho nữ ca sĩ Lệ Thu với nhạc phẩm “Ðâu Phải Bởi Mùa Thu” của nhạc sĩ Phú Quang trong “Ðêm Lệ Thu” tại vũ trường Majestic vào cuối tháng 9 năm 1999.

Ngay sau đó, khi đang thu Karaoke track cho phòng thu U-Sing-Along thì Trần Thái Hòa gặp được ca sĩ Nguyên Khang, được Nguyên Khang mời vô nhóm LA Boyz, nhưng nhóm này chỉ hát chung được một thời gian ngắn thì tan rã, có lẽ là vì không phát huy được thế mạnh hát đơn ca của từng người.

Từ năm 2000, Trần Thái Hòa bắt đầu liên tục được xuất hiện trong các đêm nhạc thính phòng, như chương trình nhạc Cung Tiến ở Sana Ana, hai chương trình cùng được tổ chức tại rạp La Mirada trong năm 2000 là chương trình nhạc Ngô Thụy Miên và chương trình của Hội Nghệ Thuật Âm Nhạc. Đặc biệt là vào tháng 7 năm 2001, anh được hát trong đêm nhạc Từ Công Phụng với chủ đề “Những tình khúc cho ngàn sau” vào do một nhóm thân hữu của nhạc sĩ họ Từ tổ chức tại rạp Mexican Heritage Plaza ở San Jose, California. Từ những chương trình đó, khán giả hải ngoại bắt đầu chú ý đến giọng hát Trần Thái Hòa, đánh giá anh rất phù hợp với dòng nhạc trữ tình mang được hát ở không gian thính phòng.

Nhờ như vậy, cùng trong năm 2001, Trần Thái Hòa được trung tâm Thúy Nga để mắt tới và chính thức mời anh cộng tác, khởi đầu trong những chương trình “Paris By Night” 60 và 61. Trần Thái Hòa xuất hiện lần đầu tiên trong video mang chủ đề “Thất tình” (Paris By Night 60) với nhạc phẩm “Xin Một Ngày Mai Có Nhau”, song ca với Trúc Quỳnh. Trong video “Paris By Night” 61 với chủ đề “Sân khấu cuộc đời” Thái Hòa đơn ca nhạc phẩm “Ðường Em Đi”.

Kể từ đó đến nay, Trần Thái Hòa đã đóng dấu tên tuổi mình với dòng nhạc trữ tình, tiền chiến, đặc biệt là những lần xuất hiện trên Paris By Night với các ca khúc Trong Giấc Mơ Em (Trường Sa), Biết Bao Giờ Trở Lại, Dấu Tình Sầu (Ngô Thụy Miên), Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn (Văn Phụng), Thuở Ấy Có Em (Huỳnh Anh)

Tuy vậy, anh vẫn nói rằng không muốn giới hạn mình vào một loại nhạc nhất định. Có các bài nhạc trẻ, hoặc các ca khúc ngoại quốc, nếu mà thích hợp với giọng hát của mình thì Trần Thái Hòa vẫn hát.

CD Quên Đi Tình Yêu Cũ của Trần Thái Hòa năm 2013

Cho đến nay, Trần Thái Hòa đã phát hành được 10 CD tại trung tâm Thúy Nga, tuy nhiên album gần nhất là đã từ năm 2013. Điều này là dễ hiểu, vì từ thời điểm đó, CD vật lý không còn tiêu thụ được nữa vì sự bùng phát của thời đại công nghệ.

Cho đến năm 2019, Trần Thái Hòa đã xuất hiện 100 lần trong 64 số Paris By Night, kể từ lần đầu là số 60 năm 2001, cho đến số 130 năm 2019. Trong gần 20 năm đó, Thúy Nga đã thực hiện được 71 chương trình thì Trần Thái Hoa tham gia đến 64 chương trình, chỉ trừ một thời gian năm 2016 anh bận việc nên không tham gia được một vài số.

nhacxua.vn biên soạn

 

Tags: trần thái hòa
Share1943TweetPin

Xem bài khác

No Content Available
Next Post

Tết ở miền Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mộng Dưới Hoa” (Đinh Hùng – Phạm Đình Chương): “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại…”

Hình bóng giai nhân đằng sau 2 ca khúc “Mơ Hoa” và “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Thôi”, “Thúy Đã Đi Rồi” và mối tình si của tài tử Nguyễn Long dành cho danh ca Thanh Thúy

Câu chuyện về bài hát “Em Tôi” và mối tình day dứt suốt 60 năm của nhạc sĩ Lê Trạch Lựu

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Cô Hàng Cà Phê (nhạc sĩ Canh Thân) – “Anh đi sắp đến thiên đàng, vừa lúc cô hàng biết yêu…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.