ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử ca sĩ Mạnh Quỳnh – Giọng hát trữ tình quê hương tiêu biểu của làng nhạc hải ngoại

2021/04/21
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Tiểu sử ca sĩ Mạnh Quỳnh – Giọng hát trữ tình quê hương tiêu biểu của làng nhạc hải ngoại

Mạnh Quỳnh là một trong những nam ca sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng và nhạc quê hương tại hải ngoại vào thập niên 1990-2000. Anh có giọng hát buồn, nỉ non, sớm định hình cho mình một phong cách hát đặc biệt trong thể loại nhạc vàng và trở thành một hiện tượng của làng nhạc hải ngoại những năm cuối thập niên 1990. Sở trường của Mạnh Quỳnh thường là nhạc buồn, những ca khúc chia sẻ nỗi niềm với kẻ nghèo, người tha hương, những bài nhạc vàng có nội dung buồn đau, tan vỡ.


Click để nghe nhạc Mạnh Quỳnh

Ca sĩ Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 1971 tại Biên Hòa. Dù là một ca sĩ nổi tiếng nhưng không nhiều người biết anh là con lai, có cha là quân nhân Mỹ đóng quân ở Biên Hòa, và mẹ là một phụ nữ Việt. Họ kết hôn và xây dựng tổ ấm, nhưng cuộc hôn nhân đó thật ngắn ngủi vì cha cúa anh bị mất tích trong ᴄhιến tranh không lâu sau khi anh ra đời.

Tuy mang hai dòng máu Việt – Mỹ, nhưng vẻ bề ngoài của Mạnh Quỳnh không có nhiều nét đặc trưng của con lai, cả giọng hát và nét mặt của anh đều thuần chất Việt Nam.

Vắng cha, Mạnh Quỳnh theo mẹ về sống với bà ngoại ở Châu Đốc – Long Xuyên. Cuộc sống thanh bình và yên ả của làng quê đã mang ý nghĩa lớn đối với cảm nhận của anh từ thuở thiếu thời, ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn ca khúc thể loại quê hương để hát về sau này.

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Cuộc sống ở quê khó khăn, không thể ở nhà ngoại mãi nên năm 15 tuổi, Mạnh Quỳnh theo mẹ lên Sài Gòn để sinh sống, vì mê nhạc nên xin mẹ cho theo học cổ nhạc với nghệ sĩ Ngọc Ẩn. Dù cuộc sống khó khăn nhưng mẹ của Mạnh Quỳnh vẫn chiều ý con, cho theo học nhạc, nhưng muốn anh học hành được đến nơi đến chốn bên cạnh niềm đam mê nhạc.

Năm 20 tuổi, khi học xong phổ thông và chuẩn bị thi đại học thì Mạnh Quỳnh cùng với mẹ được sang Hoa Kỳ định cư theo diện con lai. Trong 2 năm đầu ở New York, anh vừa đi làm công ở một hãng điện tử, vừa học tiếng Anh vào buổi tối. Cuộc sống mới nơi xứ người rất khó khăn và chật vật.

Sau khi đã dần ổn định cuộc sống ở Mỹ, hai mẹ con Mạnh Quỳnh quyết định chuyển về tiểu bang Minnesota và sống tại thành phố Lakeville.

Tại đây Mạnh Quỳnh theo học về ngành điện toán, đồng thời ghi danh theo học về sáng tác, luyện thanh và guitar tại nhà do một giáo sư người Mỹ hướng dẫn. Dù cuộc sống vẫn còn vất vả những niềm đam mê ca hát đã luôn thôi thúc Mạnh Quỳnh phải cố gắng thực hiện được ước mơ của mình. Thời gian sau đó anh đi hát cho những tiệc cưới của người Việt, vừa để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và chi phí học hành, vừa cũng là theo đuổi đam mê.

Nhờ những lần đi hát đó mà đến một ngày vận may đã đến với Mạnh Quỳnh. Một khán giả thấy anh hát hay nên gửi băng thu âm giọng hát mình đến các trung tâm băng dĩa để giới thiệu. Ngay sau đó, Mạnh Quỳnh được trung tâm Người Đẹp Bình Dương mời lên thử giọng. Lúc đó anh đã chọn hát bài Gõ Cửa của nhạc sĩ Mạnh Quỳnh sáng tác trước 1975, và chàng trai mang tên Nguyễn Thanh Dũng cũng chọn cái tên Mạnh Quỳnh làm nghệ danh cho mình kể từ lúc đó.

Thời điểm đó, ca sĩ Mạnh Quỳnh trước 1975 đã ngừng đi hát, không ai biết đến tin tức của ông, chính Nguyễn Thanh Dũng (Mạnh Quỳnh trẻ) cũng tưởng là Mạnh Quỳnh trước 1975 đã qua đời sau nhiều biến đổi của thời cuộc, nên anh đã chọn nghệ danh Mạnh Quỳnh như là một sự nối tiếp thế hệ. Tuy nhiên việc chọn trùng tên này cũng mang lại nhiều rắc rối với ca sĩ Mạnh Quỳnh trước 1975 vì bị khán giả nhầm lẫn giữa 2 người.

Từ năm 2000, Mạnh Quỳnh đã kết hợp cùng ca sĩ Phi Nhung để trở thành đôi song ca rất ăn ý trong những ca khúc trữ tình, quê hương, đặc biệt là những bài hát tân cổ trên sân khấu Paris By Night. Đó là sự kết hợp của 2 người ca sĩ có số phận tương đồng một cách kỳ lạ: Cùng có cha là những người quân nhân Mỹ, nhưng mồ côi cha từ sớm, phải sống bươn chải từ nhỏ để mưu sinh trong hoàn cảnh rất khó khăn.

Một sự trùng hợp khác, Mạnh Quỳnh và Phi Nhung cùng đến Mỹ vào đầu thập niên 1990, mặc dù mang tiếng là về lại quê cha, nhưng mọi thứ nơi đây đều lạ lẫm, ngay cả ngôn ngữ cũng không rành, phải đi học thêm, làm thêm, dần dần rồi mới thích nghi được với cuộc sống mới. Có thể nói Phi Nhung và Mạnh Quỳnh đã có sự đồng cảm vì cùng là những người con lưu lạc với số phận và hoàn cảnh giống nhau, nên trở thành những người bạn tri kỷ trong âm nhạc.

Nhiều fan hâm mộ đã hy vọng rằng Mạnh Quỳnh và Phi Nhung không chỉ là “tình nhân” trên sân khấu, mà cả ở ngoài đời. Tuy nhiên Mạnh Quỳnh đã cưới vợ năm 2004, người vợ này lại do chính Phi Nhung giới thiệu, đó là cô Văn Cẩm Diệu, và họ đã có 2 người con trai nay đã lớn.

Mạnh Quỳnh cùng vợ và 2 con

Cho đến nay, Mạnh Quỳnh là một trong những nam ca sĩ thế hệ sau năm 1975 phát hành nhiều album nhạc nhất với 60 CD các thể loại và hợp tác với hầu hết các trung tâm băng nhạc lớn nhỏ: Thuý Nga, Asia, Người Đẹp Bình Dương, Ca Dao, Phượng Hoàng…

Ngoài ra anh còn tự sáng tác nhiều ca khúc để phù hợp với giọng hát của mình, những bài hát viết nỗi buồn, sự thiệt thòi của phận nghèo, cô đơn. Giọng hát Mạnh Quỳnh đậm chất trữ tình, tròn vành rõ chữ và mang những nỗi khắc khoải, u buồn, phù hợp với những người nghe nhạc phổ thông đại chúng.

Khác với những ca sĩ hải ngoại khác, thường về Việt Nam để làm những liveshow công phu, đình đám, Mạnh Quỳnh về Việt Nam thường đi diễn khắp nơi, tham gia đủ các show lớn nhỏ. Theo anh, nguyên nhân là bởi làm liveshow thì chi phí rất cao, nếu bán vé cao thì những người nghèo thì không thể coi được, mà Mạnh Quỳnh thì muốn giọng hát của mình có thể đến với những bà con ở những vùng xa xôi, nghèo khó.

Vì thế lần nào về nước, Mạnh Quỳnh cũng đi diễn khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn. Có chuyến về Việt Nam 16 ngày, Mạnh Quỳnh diễn tới 14 đêm từ Nam ra Bắc, từ miền Tây Nam bộ đến đồng bằng Bắc bộ.

Cho đến nay, Mạnh Quỳnh vẫn cộng tác thường xuyên với Paris By Night, nhưng không còn nhận nhiều show nữa mà dành nhiều thời gian cho gia đình.

Đông Kha (nhacxua.vn)

Tags: mạnh quỳnh
ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc sống hiện nay của ca sĩ Mạnh Quỳnh ở độ tuổi U50
Tin Tức

Cuộc sống hiện nay của ca sĩ Mạnh Quỳnh ở độ tuổi U50

Mạnh Quỳnh giảm 70% lời mời đi hát để ở nhà chăm sóc hai con cho vợ lo việc kinh...

by admin
August 29, 2019
Nhạc Tờ

Gõ Cửa (Một Lần Ghé thăm) – Mạnh Quỳnh

  Gõ Cửa - Thanh Tuyền Gõ Cửa - Kim Loan Nếu có lần em gõ cửa ghé thăm Gác vắng...

by phuongbuon
April 2, 2013
Mạnh Quỳnh
Nghệ sĩ

Mạnh Quỳnh

Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 1972 tại Biên Hòa.Mạnh Quỳnh là một hiện tượng trong...

by admin
February 20, 2013
Next Post
Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc "Vọng Tiếng Rao Khuya" của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Giảng – tác giả của Ai Về Sông Tương, Hoa Cài Mái Tóc…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Song Ngọc – Tác giả nhiều ca khúc nhạc vàng bất tử

Những chuyện tình của nhạc sĩ Vũ Thành An qua những bài không tên bất hủ

2 hoàn cảnh sáng tác khác nhau của “Tôi Đưa Em Sang Sông” theo lời kể của 2 nhạc sĩ Nhật Ngân – Y Vũ

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Nghe lại những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Dinh thu âm trước 1975

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Doãn Mẫn và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biệt Ly” hơn 80 năm trước: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây…”

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Ngày xưa Hoàng Thị…

“Còn Chút Gì Để Nhớ” và vùng đất cao nguyên Pleiku trong thơ, nhạc: Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Họp Mặt Lần Cuối” (nhạc sĩ Song Ngọc) – Tuổi học trò và những chia tay nghẹn ngào khi hè đến

Nhân vật “Mai, anh đã xa em thật rồi…” trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.