ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử ca sĩ Hạ Vy – Đóa hoa “tường vi” của làng nhạc hải ngoại

2020/12/06
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Tiểu sử ca sĩ Hạ Vy – Đóa hoa “tường vi” của làng nhạc hải ngoại

Ca sĩ Hạ Vy tên thật là Nguyễn Lê Tường Vy, sinh quán tại Nha Trang. Khả năng nghệ thuật, đặc biệt là về diễn xuất và giọng hát của Hạ Vy được thể hiện khi cô còn rất nhỏ. Cô được ba mẹ khuyến khích bước vào nghề ca hát đã từng đạt giải trong một cuộc thi hát ở Nha Trang.

Hạ Vy trở thành ca sĩ chuyên nghiệp năm 1986 và bắt đầu cộng tác với đoàn Hải Đăng và Sao Biển tại Nha Trang để đi lưu diễn nhiều nơi tại ba miền Bắc Trung Nam. Cô được yêu thích qua những bài nhạc trữ tình, mang đầy tính chất quê hương với dáng vẻ cùng giọng hát trẻ trung, thu hút, và nhí nhảnh.

Hạ Vy cùng với gia đình sang Mỹ theo diện HO vào năm 1991, ban đầu cư ngụ tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts.

Năm 1993, trong một dịp sang California chơi, Hạ Vy đã được một người bạn thân là nữ ca sĩ Diễm Liên, đã quen biết từ khi ở Việt Nam, rủ đến vũ trường Ritz là nơi Diễm Liên hát. Tại đây Hạ Vy đã có dịp quen biết với nhạc sĩ Tùng Giang và nhà sản xuất Bạch Đông của trung tâm Asia lúc đó.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Trong một lần Hạ Vy đến thăm studio của Tùng Giang, cô được nhạc sĩ này thu thử ca khúc Sao Chưa Thấy Hồi Âm của nhạc sĩ Châu Kỳ. Nhờ bản thu âm này, giám đốc Asia là Thy Vân đã đề nghị ký hợp đồng với Hạ Vy. Cô từ giã thành phố Boston, nơi đang vừa đi học Anh văn vừa đi làm phụ tá cho một văn phòng nha sĩ để bước chân vào con đường ca hát tại California.

Cũng trong năm 1993, Hạ Vy thu âm ca khúc đầu tiên cho Trung Tâm Asia là “Dancing All Night” trong album “Tình Hồng Rực Nắng Hè”, đồng thời có lần xuất hiện đầu tiên trong cuốn video Asia số 2 chủ đề “10th Anniversary ASIA” cùng với Nini, Vina Uyển Mi và Quỳnh Hương với các nhạc phẩm Lời Buồn Thánh, Model, Cuộc Tình Lầm Lỡ. Họ đã nên bộ 3 Hạ Vy, Nini, Vina Uyển Mi lừng danh một thời trong làng nhạc hải ngoại với các bài hát sôi động trẻ trung mà đến bây giờ vẫn được nhiều người nhớ đến.


Click để xem những tiết mục của Hạ Vy, Nini, Vina trên Asia từ năm 1993-1995

Sau 2 năm làm mưa làm gió với nhiều bản hit lớn khi hát tam ca, Hạ Vy rời Asia năm 1995 và tách nhóm để bắt đầu hoạt động solo. Từ đó phong cách của Hạ Vy cũng dần thay đổi, cô ít hát nhạc trẻ mà chuyển sang dòng nhạc vàng, trữ tình, bolero, nhạc quê hương, tạo được chỗ đứng nhất định trong làng nhạc hải ngoại.

Sau khi rời trung tâm Asia, Hạ Vy còn cộng tác với nhiều trung tâm khác, như Vân Sơn, Mây, Blue Ocean, Tình Music, đặc biệt là Trung tâm Thúy Nga. Cô xuất hiện lần đầu trên sân khấu Paris By Night là năm 1999 với ca khúc Ngoại Tôi.


Click để xem Hạ Vy hát Ngoại Tôi trên Paris By Night 50

Từ năm 2011 đến nay, Hạ Vy liên tục cộng tác thường xuyên với trung tâm Thúy Nga.


Click để nghe các ca khúc Hạ Vy cộng tác cùng Trung tâm Thúy Nga

Ngoài ra, Hạ Vy cũng có một trung tâm băng nhạc riêng mang tên Hạ Vy Music Works do chính Hạ Vy và nhạc sĩ Đồng Sơn trực tiếp điều hành mà sản xuất nhiều sản phẩm âm nhạc. Nhạc sĩ Đồng Sơn cũng chính là phu quân của Hạ Vy – một cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực hòa âm phối khí, góp phần tạo nên sự thành công và tên tuổi của nhiều ca sỹ hải ngoại từ năm 1994 đến nay khi hợp tác thường xuyên với các trung tâm âm nhạc hải ngoại: Thúy Nga, Tình Music, Vân Sơn, Diễm Xưa, Hải Âu, Ca Dao…

Gần đây Hạ Vy còn có tạo một kênh YouTube riêng, nơi giới thiệu những sản phẩm âm nhạc mới nhất:


Click để nghe ca khúc mới nhất của Hạ Vy trên kênh YouTube

Trương Billy biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Nỗi lòng “giận đời bạc trắng như vôi” của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo trong ca khúc “Đập Vỡ Cây Đàn”

Nỗi lòng "giận đời bạc trắng như vôi" của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo trong ca khúc "Đập Vỡ Cây Đàn"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Lần Cuối” (Lê Uyên Phương) – Dự cảm chia xa của một mối tình cuồng mê

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Phố Đêm” (nhạc sĩ Tâm Anh) – Câu chuyện về những ngày thương tích lớn trong đời

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và hoàn cảnh sáng tác “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

Áo lụa Hà Đông

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.