ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Thùy Dương – Giọng ca quyến rũ và những niềm tâm sự khép kín

2019/03/18
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Thùy Dương – Giọng ca quyến rũ và những niềm tâm sự khép kín

Trong lĩnh vực âm nhạc, có đến 3 cô ca sĩ cùng tên Thùy Dương, đó là 1 ca sĩ tên Thùy Dương ở trong nước, kiêm nghề cô giáo. Cô Thùy Dương thứ 2 là MC Thùy Dương của trung tâm Asia, cô là luật sư và có tham gia hát một số tiết mục trên Asia. Cô ca sĩ Thùy Dương thứ 3, cũng là người được yêu mến nhiều nhất là Thùy Dương hồi thập niên 1990 khi hát trên Asia và Thúy Nga.

Cô tên thật là Nguyễn Thùy Dương, sinh quán ở Đà Lạt, sang Mỹ năm 1992 và ra mắt khán giả hải ngoại năm 1993 với bài Một Mai Em Đi của nhạc sĩ Trường Sa trong chương trình Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Asia.


Click để nghe Thuỳ Dương hát Một Mai Em Đi

Giọng hát của Thùy Dương rất đặc biệt, không giống bất kỳ đàn chị nào đi trước, có lẽ là do giọng hát Thùy Dương mà nhiều người nhận xét là “bị đớt” và hơi ngọng do lưỡi ngắn. Khiếm khuyết có vẻ là rất nghiêm trọng của một ca sĩ đó lại là điểm đặc trưng quyến rũ làm cho Thùy Dương không bị lẫn lộn với bất kỳ ai khác.

Giọng hát Thùy Dương trầm buồn, quyến rũ, đôi mắt lúc nào cũng như e ấp nhẹ nhàng, vẻ mặt làm cho người ra nghĩ nàng đang mang một tâm sự sâu kín nào đó, tất cả toát nên một vẻ bí ẩn rất quyến rũ mà không thấy ở bất kỳ ca sĩ nào khác. Sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, nơi nổi tiếng với sự bàng bạc của mây ngàn gió, của sương mù gió lạnh. Có lẽ đó là những tố chất hình thành nên một tiếng hát của riêng Thùy Dương: gương mặt lạnh, trầm mặc nhưng giọng hát thì nồng nàn, tha thiết.

Ngay từ khi ra mắt công chúng, giọng hát và phong cách của Thùy Dương đã rất được ái mộ. Nhiều khán giả mong muốn được biết đến thân thế, hoàn cảnh của cô, nhưng đều không thành, vì nữ ca sĩ khả ái này mang một tâm sự khép kín trầm mặc, ít thổ lộ về đời tư. Cô cũng chưa bao giờ đi show riêng cho một hội đoàn nào. Thùy Dương ngừng đi hát từ khá sớm, lần cuối cùng cô tham dự một kỳ đại nhạc hội là Asia 53 năm 2007 với bài hát Bến Xuân. Sau đó Thùy Dương rời xa sân khấu và chọn một con đường khác, để lại nhiều lưu luyến cho khán giả.


Click để nghe Thuỳ Dương hát

Trước khi rời xa sân khấu, Thùy Dương đã ra mắt được rất nhiều album và rất nhiều bài hát, dù rằng không phải bài nào cũng hay, nhưng Thùy Dương luôn hát hết mình. Bù lại cho giọng hát bị mỏng, “đớt”, thì cô lại hát rất tình cảm và xử lý bài hát tinh tế, hát như thủ thỉ tâm sự, phù hợp với các ca khúc nhẹ nhàng, như Một Mai Em Đi, Chiều Trên Phá Tam Giang, Khúc Thụy Du, Đoản Khúc Cuối Cho Em, Những Gì Còn Lại…

Ngoài ra còn phải kể đế bài hát của Thùy Dương được yêu thích nhất khi hát với Tuấn Ngọc là liên khúc Con Quỳ Lạy Chúa & Lời Người Ngoại Đạo. Thùy Dương hát mà nghe như là đang nguyện cầu. Cô nhả từng chữ một trong tiếng hát như lời nguyện cầu thánh thiện:

Con quỳ lạy Chúa trên trời,
Sao cho con lấy được người con yêu.
Đời con đau khổ đã nhiều
Từ khi thơ dại đủ điều đắng cay…


Click để nghe

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: thùy dương
Share783TweetPin
Next Post
Người yêu của lính Ngọc Minh và bài hát “Thành phố buồn”

Người yêu của lính Ngọc Minh và bài hát "Thành phố buồn"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Anh Khoa – Tiếng hát êm đềm và truyền cảm của dòng nhạc trữ tình

Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Băng nhạc Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh – Tình Yêu & Thanh Bình – Băng nhạc Việt dành cho mùa Noel sống mãi cùng thời gian

Nghe nhạc vàng được hát bằng giọng Quảng Nam: Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ… (ca sĩ Ánh Tuyết)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thu của một thời

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Những giai thoại về hoàn cảnh sáng tác các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 2)

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 4)

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn ánh 9 ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.