ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Thông tin và hình ảnh của Ngã Tư Hàng Sanh (Sài Gòn) trước năm 1975

2020/03/26
0
Thông tin và hình ảnh của Ngã Tư Hàng Sanh (Sài Gòn) trước năm 1975

Ngã tư Hàng Xanh là nút giao thông quan trọng bậc nhất của Sài Gòn từ khi mảnh đất này được khai phá cho đến nay. Đây cũng là nơi mà vị trí trọng yếu kết nối con đường thiên lý phía Bắc để nối Gia Định với kinh đô Huế.

Khi đó, từ Gia Định có 3 con đường thiên lý để đi về 3 hướng: Đường thiên lý phía Tây đi Cao Miên, đường Thiên Lý phía Nam đi về lục tỉnh (về phía Tây Nam Bộ hiện nay). Và đường Thiên Lý quan trọng nhất là đi về phía Bắc thẳng hướng kinh đô Huế từ cái mốc ngã tư Hàng Xanh. Ngày xưa con đường này gọi là đường Cái Quan, ngày nay chính là QL1.

Ngã tư Hàng Xanh năm xưa là giao lộ của 2 đường Hùng Vương (tức Hồng Thập Tự nối dài, ngày nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) và đường  Xa Lộ Sài Gòn – Biên Hòa. Ngày xưa Xa Lộ Biên Hòa kéo dài cho đến tận cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ), ngày nay đoạn đường từ cầu cho đến ngã tư Hàng Xanh trở thành một đoạn của đường Điện Biên Phủ.

Lý giải về tên gọi Hàng Xanh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trước năm 1945 khu vực này trồng nhiều cây sanh, loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Cây Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch Đằng còn gọi là đường Hàng Sanh.

Theo một số tư liệu thì đến khoảng thập niên 1940 vẫn còn hàng cây Sanh này ở ven đường, trên Bản đồ Đô Thành Sài Gòn năm 1960 thì đoạn đầu của đường Bạch Đằng vẫn còn ghi tên là đường Hàng Sanh, vậy sự sai lệch từ Sanh thành Xanh cũng chỉ mới vào thâp niên gần đây, không quá xa lắm.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Trước thập niên 1960, chỗ này mang tên là Ngã 3 hàng Sanh. Đến đầu thập niên 1960, sau khi cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn) được xây dựng, có thêm một nhánh đường đi Biên Hòa được gọi là Xa Lộ Biên Hòa, thì chỗ này mới thành Ngã Tư Hàng Sanh.

Bảng chỉ dẫn tên đường ở Ngã 4 Hàng Xanh. Đi thẳng là qua cầu Tân Cảng để đi Biên Hòa, quẹo trái về tỉnh Gia Định, Bà Chiểu, quẹo phải về trung tâm Sài Gòn

Vào thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ít người biết được đây là một giao lộ đồng mức thuộc loại hiện đại bậc nhất, với hệ thống dải phân cách, phân luồng và đèn tín hiệu giao thông được cách âm chôn hoàn toàn dưới lòng đất và vẫn còn sử dụng tốt cho đến năm 1995…

Nhà thơ Kiên Giang – Hà Huy Hà khi lên Sài Gòn học, năm 1943 ông ở trọ tại Hàng Sanh; sau đó ông có sáng tác bài thơ “Nhạc Xe Bò”, có đoạn:

Đêm xưa trăng mới đứng đầu
Đoàn xe bò đã qua cầu Hàng Sanh
Nhạc xe bò rộn âm thanh
Khô khan mà thảm, mong manh mà sầu
Bánh xe lốc cốc
Lên dốc đầu cầu

Sau năm 1975, bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn của thi sĩ Du Tử Lê được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc có lời nhắc đến Hàng Xanh như sau:

Đêm về theo bánh xe qua
Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh.

Xa lộ trong bài thơ – bài hát này chính là Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa như đã nhắc ở bên trên, xuất phát từ điểm đầu là cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) đi qua ngã tư Hàng Sanh rồi thẳng QL1 đến Biên Hòa..

Sau đây mời các bạn xem một số hình ảnh khác ở khu vực Hàng Xanh – Hàng Sanh trước năm 1975:

Ngay chính giữa ngã tư có một ngôi chùa mà ngày nay vẫn còn, đó là chùa Phước Viên được thành lập từ năm 1928.


nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin11

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…

Tin vừa nhận từ gia đình nhạc sĩ Y Vũ, tác giả ca khúc Ngày Cưới Em, Kim, Những Tâm...

by admin
September 28, 2023
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng

Nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại gia tài âm nhạc với loạt tình khúc được yêu thích, nhiều thể...

by admin
September 25, 2023
Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính
Bàn Tròn Âm Nhạc

Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính

Năm 1974, đạo diễn Lê Dân thực hiện cuốn phim điện ảnh đen trắng mang tên Trường Tôi và giới...

by admin
September 24, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa

Sau thời gian sức khỏe bị suy yếu vì nhiều chứng bệnh, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua đời sáng...

by admin
September 24, 2023
Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Nhạc sĩ Vinh Sử là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước 1975, đặc...

by admin
September 10, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím

Nhạc sĩ Đan Thọ vừa qua đời ở tuổi 99 vào ngày 5/9/2023 tại Houston, Texas. Ông tên thật là...

by admin
September 7, 2023

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.