ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Thời lụi tàn của lu, khạp

2019/07/25
in Saigon xưa
Thời lụi tàn của lu, khạp

Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc từ giữa thế kỷ 20 đã làm bùng nổ dân số của một đô thị từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Chính quyền phải chấp nhận hàng triệu người dân trôi dạt từ khắp nơi đổ về định cư sinh sống, phá vỡ sự quy hoạch kiến thiết của một thành phố hiện hữu vào thời điểm đó, nhất là hàng chục ngàn căn nhà tạm bợ mọc bên kênh rạch. Việc cung cấp nước sạch trở thành cấp bách để hạn chế nguồn nước không trong lành từ các con sông, giếng đào ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Hình ảnh chiếc lu mái vú chứa nước không lạ gì với người lớn tuổi ở đất Sài Gòn thuở xưa – Ảnh: Jack Garofalo

Ngay trong giữa thập niên 60, hầu hết dân chúng sống trong hẻm nhỏ đều xài nguồn nước phông-tên công cộng và sau đó vài năm thành phố mở đường nước máy cung cấp đến tận nhà. Mặc dầu vậy, nhà tôi vẫn còn dùng vài ba lu khạp đựng nước dự trữ trong bếp cho tiện việc nấu ăn. Tôi nhớ hình ảnh của hai chiếc lu mái dú (vú) có hình tròn trĩnh, chiếc khạp da lươn thân mình hơi khum, đáy nhỏ có hình đắp nổi hai con rồng trên vai khạp và chiếc khạp (hay thạp) nhỏ da màu đen nâu trông cứng chắc, dùng chứa nước để nấu uống mà hồi nhỏ tôi thường hay thọt đầu vào kêu alô alô để nghe tiếng vang dội ngược cho vui cái lỗ tai.

Cái khạp tròn thẳng như cái trống này xuất hiện trong nhà từ lâu lắm rồi, nghe đâu từ thời bà cố tôi còn trẻ giữ đến đời ông nội rồi cho ba tôi lúc lập gia đình, đến khi chiếc khạp trở thành khạp đựng gạo nhờ có vòi nước máy gắn trên cái hồ nước mới xây sau nhà thì bà cố qua đời. Phía dưới đáy khạp có in chìm hàng chữ Hán mà sau này khi tôi bắt đầu “mê chơi” sưu tập chút ít đồ gốm Sài Gòn mới biết rằng đó là tên lò sản xuất “Hưng Lợi diêu”.

Lu khạp gạch ngói bên rạch Chợ Lớn chờ cất xuống đò

Ðồ xưa không biết giữ, chiếc khạp bị nứt ba nứt tư bể ra từng mảnh không còn giá trị rồi thành đống xà bần. Lò gốm Hưng Lợi này ở đâu? Hồi bé tôi chẳng quan tâm, cho đến sau này ra đời đi làm có chút tiền trong túi thì thú đam mê săn lùng đồ gốm ngấm vào máu khiến tôi bắt đầu tìm hiểu cội nguồn. Trong “Sài Gòn năm xưa”, ông Vương Hồng Sển có nhắc tới địa danh Kênh Lò Gốm và các con phố chung quanh như Bến Lò Gốm, đường Xóm Ðất, Lò Siêu chuyên sản xuất các loại gạch ngói của lò Tín Di Hưng, Quảng Di Thành, Hiệp Hưng, hay các lò gốm khác làm ra các loại lu khạp, bình bông, chậu, ấm siêu, ông lò nhưng thông tin về lò gốm Hưng Lợi vẫn còn ít.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Trong cuộc khai quật di tích năm 1997-1998 tại xóm lò gốm khu vực làng Hoà Lục (phường 16 quận 8), nhà khảo cổ Nguyễn Thị Hậu viết một bài chi tiết hơn về Lò gốm Hưng Lợi:

“Di tích là gò lớn chứa đầy mảnh gốm của các loại lu, khạp, siêu, chậu… Chiếm tỷ lệ lớn nhất là mảnh các loại sản phẩm gốm và sành men nâu, men vàng hoặc không men dưới đáy có in 3 chữ Hán “Hưng Lợi diêu” (lò Hưng Lợi). Bên cạnh đó là các kiểu chậu bông hình tròn hay lục giác, bát giác phủ men xanh lam hay xanh đồng – màu men đặc trưng của gốm Sài Gòn. Chậu bông phần lớn có kích thước nhỏ, hoa văn in nổi trong các ô không men là hoa mai, hoa cúc hoặc tứ quý, bát tiên… Ðây là sản phẩm của giai đoạn thứ hai, giai đoạn có tên lò Hưng Lợi khoảng thế kỷ XIX”.

Một lò gốm xưa vào cuối thế kỷ 18 ở Xóm Lò Gốm Chợ Lớn 

Tôi nhớ hồi còn rất nhỏ, ba dẫn tôi đến thăm một người bà con của bà cố ở phía bên kia cầu Cây Gõ đi vào giáp con rạch lớn mà sau này tôi mới biết tên là kênh Tàu Hủ. Hồi đó, vùng này còn quê mùa, toàn cây trứng cá trước nhà làm bóng mát. Nhà cửa thì có mái ngói, mái lá xen kẽ nhau, trước nhà người ta đào ao thả cá vồ, dựng trên ao cái cầu xí tõm, còn xung quanh đầy các ruộng rau cải xanh tươi. Ði bộ qua vài con đường đất, tôi thấy có nhà làm ông lò đất đen đem phơi đầy sân, lại có vài nơi nấu thủy tinh làm hũ chao. Ba tôi bảo, đây là xóm Lò Gốm, bây giờ không còn làm gốm nữa, làm toàn thủy tinh, đi phải coi chừng mảnh chai đâm lủng dép. Bây giờ tôi nhớ cảnh xưa không còn “Lạ lùng xóm Lò Gốm / Chơn vò vò bàn cổ xoay trời” náo nhiệt của một làng nghề trong “Gia Ðịnh phong cảnh vịnh” thuở đầu thế kỷ 18, nay còn đâu.

Di tích khai quật lò gốm lâu đời Hưng Lợi ở Q. 8 năm 1997 

Nhưng vì sao lu khạp tại một “trung tâm” sản xuất đồ gốm tại một vùng kênh rạch rộng lớn thuộc Chợ Lớn lại ngưng hoạt động vào khoảng giữa thập niên 1940? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu:

“Khoảng giữa thế kỷ 20, cùng với những biến cố chính trị-xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ theo một quy hoạch nhất định cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các làng nghề thủ công ở Sài Gòn-Chợ Lớn không còn điều kiện tồn tại, hoặc phải tìm địa bàn mới để phát triển ở vùng ven ngoại thành hay xa hơn, đến các tỉnh lân cận. Ðô thị hóa làm biến mất cảnh quan tự nhiên, vùng nguyên liệu không còn, kênh rạch bị lấp dần, phố xá mọc lên… Vị trí ưu đãi của một làng gốm không còn nữa, việc sản xuất không còn đáp ứng được những nhu cầu mới của thị trường mới, các lò gốm, lò gạch ngói cuối cùng của Xóm Lò Gốm ngừng sản xuất. Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa phải kết thúc vai trò của mình, nhường bước cho sự phát triển của vùng gốm Biên Hoà – Lái Thiêu”.

Cạn kiệt nguyên liệu là một phần, đáp ứng nhu cầu mới của thị trường mới là điều kiện chính yếu khởi đầu cho thời lụi tàn khạp lu trong đời sống người dân thành phố. Hầu như ở thành phố nhà nào cũng xây hồ chứa một hai khối nước, điều mà trước đây họ thường dùng cả chục lu khạp để trữ nước mưa hay nước giếng, chiếm một không gian khá lớn.

Nhu cầu cung cấp lu khạp giảm dần cùng với sự cạnh tranh chia mất thị phần từ các lò lu ở các tỉnh miền Ðông và Tây Nam bộ. Tôi đã đến các vùng sản xuất lu khạp, gạch ngói ở Bình Dương, Ðồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Ðồng Tháp… những nơi đây đã bắt đầu nghề làm lu khạp ngay từ thập niên đầu của thế kỷ 20. Thậm chí lò Ðại Hưng chuyên làm lu khạp cỡ lớn ở xã Tương Bình Hiệp ra đời cách đây hơn trăm năm và được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Bình Dương. Con đường mang tên Lò Lu chính thức được đặt tên dẫn vào địa chỉ sản xuất của làng nghề gốm đất nung như một minh chứng cho sự bảo tồn làng nghề truyền thống còn sản xuất cho đến bây giờ.

Nung lu ở lò Đại Hưng, xã Tương Bình Hiệp, Bình Dương 

Nhu cầu dùng lu khạp chứa nước ở Sài Gòn cũng bắt đầu giảm dần do hệ thống nước máy cung cấp vào tận nhà từ thập niên 1960 và kéo dài qua thời kỳ nguồn cung cấp nước sau năm 1975 có nhiều vấn đề kỹ thuật thường xuyên cúp nước. Cuộc di dân từ các nơi đổ về Sài Gòn tìm kiếm công việc tiếp diễn, dân cư Sài Gòn đông đến mức quá tải đẩy ngành cấp nước lâm vào cảnh khó khăn.

Nước giếng khoan ra đời ở các vùng ven, cứ việc khoan xuống bơm thẳng lên thùng chứa bằng nhựa cho chảy xuống các vòi. Nước không cần qua xử lý, nhiều chất độc hại từ nước, từ sự lão hóa bồn nhựa, nhưng dân Sài Gòn cứ việc ăn uống, tắm giặt tỉnh bơ. Ngồi trên mái bay nhìn xuống, nóc nhà nào cũng có gắn cái bồn màu xanh mà cứ tưởng tấm pin mặt trời. Rồi thời gian sau này, bồn chứa nước bằng inox dần thay thế bồn nhựa, trông to hơn, sạch sẽ hơn. Tôi xin mở ngoặc nói thêm, nếu ai có dịp ra Hà Nội, nhìn lên mái nhà những khu tập thể còn kinh hãi hơn vì những bồn nước inox to như cái thùng xe bồn chở xăng chẳng khác gì những quả bom nước đang chực chờ đè sập mái.

Thời tàn lụi khạp lu trong đời sống của dân Sài Gòn nói riêng và các đô thị trong cả nước nói chung đã bước qua giai đoạn mới chứ chưa dứt hẳn. Nhiều nhà ven đô và các làng xã chung quanh còn dùng lu khạp chứa nước tuy không còn nhiều. Và chính điều này giúp ích cho các làng nghề gốm khắp nơi duy trì hình ảnh cái lu, chiếc khạp một thời của đất Lò Gốm năm xưa.

Theo Trang Nguyên (Treweekly.com)

Share354TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Ca sĩ Thanh Lan – Hồng nhan lận đận tình duyên và 50 năm lẻ bóng

Ca sĩ Thanh Lan - Hồng nhan lận đận tình duyên và 50 năm lẻ bóng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Guitar Thanh Điền – Người nghệ sĩ khiếm thị với ngón đàn điêu luyện được nhiều người yêu thích

Lam Phương & Những chuyện tình trong các bài hát nổi tiếng

Câu chuyện về 2 ca khúc “Thói Đời” (Trúc Phương) và “Trong Tầm Mắt Đời” (Tú Nhi) – Trong thói đời cười ra nước mắt…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm – Tác giả của Tháng 6 Trời Mưa, Lời Tình Buồn…

Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Nghe lại băng “Sơn Ca 9 – Những tình khúc tiền chiến” của danh ca Lệ Thu – Một thời vàng son của băng cối ở Sài Gòn

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bài Không Tên Số 4” (Vũ Thành An) – Triệu người quen có mấy người thân?

Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.