ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

“Thiên đường cỏ cây” trong ca khúc Đồng Xanh (Green Fields – lời Việt Lê Hựu Hà) – Ta yêu đồng xanh như đã yêu thương con người…

2021/05/09
in Cảm xúc âm nhạc
“Thiên đường cỏ cây” trong ca khúc Đồng Xanh (Green Fields – lời Việt Lê Hựu Hà) – Ta yêu đồng xanh như đã yêu thương con người…

Từ khi được ra mắt công chúng hơn 60 năm trước, ca khúc nhạc Mỹ mang tên Greenfields luôn hiện diện trong danh sách ca khúc tiêu biểu của dòng nhạc folk đương đại. Đầu năm 1960, ca khúc này lần đầu được ban The Brothers Four giới thiệu và ngay lập tức được người yêu nhạc đón nhận ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có miền Nam Việt Nam, khi nó được những quân nhân Mỹ mang đến Việt Nam và ảnh hưởng đến giới thưởng ngoạn trẻ tuổi nơi đây.

Năm 1974, Greenfields được nhạc sĩ Lê Hựu Hà viết lời Việt với tựa đề mang tên Đồng Xanh. Không chỉ tựa đề được đặt sát nghĩa, mà nội dung bài hát cũng được soạn đúng theo nội dung gốc. Những người yêu nhạc, có lẽ ai cũng ít nhất được vài lần được nghe qua qua giai điệu thật nhẹ nhàng, man mác buồn này:

Đồng xanh là chốn đây
thiên đàng cỏ cây
là nơi bầy thú hoang
đang vui đùa trong nắng say

đây những bờ suối vắng
im phơi mình bên lùm cây
đây những dòng nước mát
khẽ vươn tay về thung lũng

và những đôi nhân tình
đang thả hồn dưới mây chiều

Ca khúc này có thể xem là mẫu mực của việc chuyển thể lời Việt cho nhạc ngoại, đã tái hiện được các hình ảnh trong ca khúc gốc, lại có thể truyền tải được ý nghĩa chính của bài ca bằng những ngôn từ rất bình dị, gần gũi với người nghe nhạc Việt.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Bài hát gốc của The Brothers Four có được sức hút bằng tính chất giản dị của giai điệu, với phần đệm rất ấm áp của đàn ghi ta thùng, và các phần bè thì hòa quyện vào nhau, nhẹ nhàng không quá cầu kỳ phức tạp, tạo ra cảm xúc tự nhiên nơi người nghe. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà đã phần lại giữ lại những tinh thần đó khi chuyển lời Việt và đưa cho ban Mây Trắng hát. Lúc này Ban Phượng Hoàng đã tan rã, nhạc sĩ Lê Hựu Hà hợp tác cùng Quang Thuận và 3 giọng ca Trung Hành, Tuấn Dũng, Cao Giảng thành lập ban Mây Trắng:


Click để nghe ban Mây Trắng hát Đồng Xanh năm 1974

Bài hát được chia thành 3 phần, phần đầu là khung cảnh bình yên của một đồng quê tươi mát. Ở đó có cỏ cây hoa lá, có chim muông và những bầy thú hoang sống thanh bình bên những bờ suối vắng, lùm cây… Và đặc biệt, ở nơi đó có những đôi nhân tình.

Trong cuộc sống bộn bề lo toan, khi đã mệt mỏi với những bon chen ở đời, hình như ai cũng đã từng mơ về một nơi chốn đồng xanh, muốn rũ bỏ đi những gió bụi thành thị để về nơi bình yên có dòng suối trong để tắm mát tâm hồn, rồi cùng dạo chơi thong dong bên cạnh người mình yêu quý nhất.

Tình yêu làm cho cuộc đời này có ý nghĩa, khi mà xác thân này có không còn nữa thì tình yêu là thứ duy nhất có thể trở thành vĩnh cửu. Nhưng chua chát thay, có tình yêu vĩnh cửu thì cũng có tình yêu mong manh như mây chiều, và khi tình yêu bỏ ra đi thì thiên đường cũng sụp đổ:

Đồng xanh giờ vắng tênh
dưới trời lãng quên
còn đâu bầy thú hoang
đang vui đùa trong nắng êm

đâu những bờ suối vắng
im phơi mình bên lùm cây
đâu những dòng nước mát
khẽ vươn tay về thung lũng

và những đôi nhân tình xưa
đã lìa cách xa rồi


Click để nghe AC&M hát Đồng Xanh

Ta yêu đồng xanh
như đã yêu thương con người
ta thương đôi tình nhân kia
như gió thương yêu mây trời

nhưng sao giờ đây
chẳng thấy ai chung quanh ta
đất trời như bãi tha ma
trên đồng hoang cỏ cháy…

Đoạn thứ 2 của bài hát, cả lời Việt lẫn nguyên tác, là sợ đổ vỡ của một thiên đường. Khi nhân tình ra đi, thì đồng xanh kia cũng trở thành tàn úa trong mắt người tình si, và cả đất trời u ám như một bãi tha ma đồng hoang cỏ cháy.

Anh chàng đứng ngơ ngẩn giữa mây chiều, ngẩn mặt nhìn trời cao xanh, nhưng vẫn không bao giờ biết được lý do vì sao người yêu rời khỏi chốn thiên đường này:

I’ll never know what,
Made you run away.
How can I keep searching
When dark clouds hide the day…

I only know there’s,
Nothing here for me.
Nothing in this wide world,
Left for me to see.

Nơi này còn lại gì cho anh? Thung lũng yêu đương vẫn còn kia, nhưng dòng suối vắng đã không còn reo vui nữa mà đang buông lời oán than, bầy muông thú đang ngậm ngùi ủ rũ giữa trời bơ bơ. Thiên đường kia làm gì có thật, đó chỉ là tâm trạng của người mà thôi, và khi đã mất đi người yêu rồi thì không còn gì là ý nghĩa trong đời này nữa…

Và giờ ta còn đứng đây
giữa vùng hắt hiu
trời không một chút mây
đã khô cằn như đáy tim

sao ta còn đứng mãi
như người tình mong đợi ai
sao ta còn đứng mãi
để nghe tâm hồn tê tái

và đã bao năm rồi
ta đứng chờ
giữa cánh đồng

Ở đoạn thứ 3 của bài hát là sự ngóng đợi trong vô vọng của người tình si, ao ước mong đợi sẽ có một ngày được gặp lại nhau, để cánh đồng xanh tươi trở lại. Nhưng bao giờ thì người về? không ai có thể biết được điều đó, cũng như là không ai biết vì sao người đã ra đi.

Đồng Xanh trong bài hát này dường như chỉ là một thiên đường trong tâm tưởng, được một người tưởng tượng ra khi vẫn đang đắm đuối trong mật ngọt tình yêu. Lúc đó thì người nhìn ở đâu cũng chỉ thấy một màu xanh tươi mát, như là thiên đường rộng lối dẫn người bước vào. Nhưng rồi khi người yêu ra đi, thiên đường sụp đổ, tất cả những ảo mộng được xây đắp lên bằng trí tưởng tượng đã vỡ vụn.

Bao năm qua rồi, người tình si vẫn đứng ở cánh đồng cũ, mong bước chân người trở về để xanh lại cánh đồng xưa, để bầy cỏ cây, muôn thú lại được reo vui bên bở suối trải dài khắp thung lũng của yêu đương…


Click để nghe bài nhạc gốc của The Brothers Four

Still I’ll keep on waiting, until you return.
I’ll keep on waiting, until the day you learn.
You can’t be happy, while your heart’s on the roam,
You can’t be happy until you bring it home.
Home to the green fields, and me once again.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lê hựu hà
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và thông điệp nhân bản trong ca khúc “Tôi Muốn” – “Tôi muốn mọi người biết thương nhau…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và thông điệp nhân bản trong ca khúc “Tôi Muốn” – “Tôi muốn mọi người biết thương nhau…”

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà là một trường hợp rất đặc biệt trong làng nhạc miền Nam trước 1975. Đối...

by admin
May 11, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Một đời tài hoa và lận đận
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Một đời tài hoa và lận đận

Trong làng nhạc Sài Gòn trước 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà là người đã có nhiều đóng góp cho...

by admin
May 10, 2021
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Cuộc đời lận đận và nghèo túng của cánh chim đầu đàn nhạc trẻ Sài Gòn trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Cuộc đời lận đận và nghèo túng của cánh chim đầu đàn nhạc trẻ Sài Gòn trước 1975

Lê Hựu Hà nổi tiếng với các ca khúc Vào Hạ, Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào, Yêu Em,...

by admin
May 10, 2019
Next Post
Khát vọng hòa bình trong ca khúc “Hoa Cài Mái Tóc” của nhạc sĩ Thông Đạt: “Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc, nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình”

Khát vọng hòa bình trong ca khúc "Hoa Cài Mái Tóc" của nhạc sĩ Thông Đạt: "Mẹ Việt Nam mắt ngời sáng quắc, nghe đâu đây tiếng vọng hòa bình"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những bài nhạc vàng nổi tiếng viết về xứ Thượng: Nỗi Buồn Châu Pha, Người Tình La Lan, Chuyện Tình Nàng Buram…

Ca khúc “Hành Trang Giã Từ” và khuynh hướng sáng tác nhạc đại chúng của nhạc sĩ Trường Sa

Minh Đức Hoài Trinh – nữ sĩ tài hoa và bài ca bất tử “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”

Nghe lại những Băng Nhạc trước 1975 nổi tiếng của Phương Dung

Ca sĩ Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng – Một thời vàng son của nhạc trẻ Sài Gòn

Cố nhạc sĩ Phạm Duy: ‘Chính trị cao nhất của tôi là yêu nước Việt Nam’

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài Cát Bụi (Trịnh Công Sơn) – Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Dư Âm (Nguyễn Văn Tý) – Bài tình ca bất hủ sống cùng năm tháng

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi Mắt Người Sơn Tây”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Người Yêu Cô Đơn” qua lời kể của tác giả: Khi tình yêu không xây trên bạc vàng…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.