ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Thăm lại “Gác Trịnh” thập niên 1960-1970

2020/04/01
in Tin Tức

Căn gác nhỏ này hiện nay tên là Gác Trịnh, đã từng là “một chốn đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vào những năm của thập niên 1960. Tại đây ông đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình. Hiện nay địa chỉ ở tầng 2, số nhà 203/19, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ – thành phố Huế.

Nếu có dịp đi du lịch Huế, tìm về căn nhà của cố nhạc sĩ năm xưa, bạn sẽ thấy căn nhà ở chung cư Nguyễn Trường Tộ gần nhà thờ Phủ Cam, nay đã được bài trí thành quán cafe, trưng bày những hiện vật, sáng tác của Trịnh Công Sơn. Cái tên “Gác Trịnh” được đặt dựa theo cảm hứng từ câu hát “Một đêm bước chân về gác nhỏ…” trong bài “Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ” của cố nhạc sĩ.

Vào lúc xưa, nhiều văn nghệ sĩ đến thăm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng gọi nơi này là Gác Trịnh. Hình bên dưới là Khánh Ly năm 1971 trong một lần đến thăm Gác Trịnh. Vào lúc này cô đã là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn.

Chính các văn nghệ sĩ đa phần tại Huế đã chung tay xây dựng nên “Gác Trịnh” để tỏ lòng tri mộ của mình đến vị nhạc sĩ tài hoa của làng nhạc Việt, cũng là để những người hâm mộ có một nơi chốn để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, nơi ông đã sáng tác những ca khúc đầu tay.

Xem bài khác

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vinh Sử

Nhà thơ Lê Huỳnh Lâm – người ngày ngày chăm chút cho căn gác ấy hay nở nụ cười hiền hoà mỗi khi có vị khách lạ ghé thăm. Ông Lâm kể, căn nhà này khi mở cửa lại đã được sơn sửa đôi chút, riêng căn gác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ở vẫn được giữ lại nguyên vẹn.

Nơi đây còn lưu giữ lại những kỷ vật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cùng tranh ảnh lưu niệm bạn bè, gia đình ông tặng lại. Chính những kỷ vật ấy đã làm nên một “không gian văn hóa Trịnh” có một không hai. Trong đó có những kỷ vật quý như ảnh của danh ca Khánh Ly gửi tặng, hay lá thư tình ông viết cho Dao Ánh.

Lan can bên ngoài bày hai bộ bàn ghế, khách đến có thể ngồi trên đây ngắm xuống phố Nguyễn Trường Tộ. Đây cũng là nơi mà Trịnh Công Sơn ngồi ngắm hình bóng “Diễm” dưới hàng cây long não, mỗi lần “Diễm” tan học về, nơi ông “Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ…”

Trịnh Công Sơn đã kể lại những ngày tháng đó như sau:

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt…

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.
Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ.

Người hàng xóm của cố nhạc sĩ tại chung cư Nguyễn Trường Tộ này kể lại: “Gia đình Trịnh Công Sơn gồm mẹ và 8 người con đã về đây sống tại phòng 203, khu nhà 19 vào năm 1962. Cả gia đình tràn đầy tiếng cười và tiếng nhạc. Dễ thương nhất là Trịnh Vĩnh Thúy và Trịnh Công Sơn. Riêng anh Sơn hồi đó rất đẹp trai, luôn hòa nhã và quan tâm đến hàng xóm.”

Không gian Gác Trịnh chính là sự yêu mến, tri mộ và tiếc thương của các văn nghệ sĩ và người hâm mộ đối với Trịnh Công Sơn, một nơi có giá trị văn hoá lớn lao giữa chốn đại nội xưa vốn mang nhiều giá trị lịch sử. Họ mong rằng nơi đây sẽ trở thành một bảo tàng nho nhỏ lưu trữ những ký ức thiêng liêng, trường tồn như chính âm nhạc của ông trong mỗi người dân Việt.

Căn gác ở cuối nhà, nơi khung cửa sổ nhỏ là bộ bàn ghế ông từng ngồi để sáng tác những tình khúc bất hủ. Khách ghé có thể ngồi uống café ngay tại đây.

Tại Gác Trịnh, các nghệ sĩ thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc, đa phần chính là những ca khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Ngồi nghe những ca khúc ấy tại nơi mà nó được viết nên là một cảm xúc khó tả mà bất kỳ du khách yêu nhạc Trịnh nào cũng không muốn bỏ lỡ khi đến du lịch Huế. Hơn thế, Gác Trịnh còn là một không gian mở, là nơi giao lưu âm nhạc, giới thiệu các tác phẩm mới của các văn nghệ sĩ.

Có thể nói cafe “Gác Trịnh” không xô bồ hối hả cũng không hoàn tòan là nơi kinh doanh như nhiều quán cafe đơn thuần khác, gác Trịnh như một góc nhỏ đi tìm sự đồng điệu tri ân cho những ai cần bình yên tìm đến, nương mình vào những giai điệu trữ tình mà một đời nhạc sĩ Trịng Công Sơn đã từng khắc khoải, đau đáu, chắt chiu thành những ca từ và những giai điệu để lại cho đời.

Nguồn: Daisy – Mytour.vn
Hình ảnh: Thế Hải, Hoàng Lưu, Trần Việt Anh & fanpage Journeys in Hue

Tags: trịnh công sơn
Share721TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Xuất xứ bài hát

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn -...

by admin
March 9, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm

Trong gia tài hàng trăm bài nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở cả 3 chủ đề...

by admin
September 12, 2021
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Cảm xúc âm nhạc

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi

Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và...

by admin
August 25, 2021
Next Post
Hồi ức Khánh Ly về Trịnh năm 1992 – Gặp nhau sau 17 năm

Hồi ức Khánh Ly về Trịnh năm 1992 – Gặp nhau sau 17 năm

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và câu chuyện tình đẹp đầy trắc trở

Ca sĩ khả ái Kim Loan và mối tình đầu với danh ca Sĩ Phú cùng nỗi oan “vợ bé tổng thống”

Đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1949-2020) – Tác giả Về Đây Nghe Em, Cho Tôi Lại Từ Đầu…

Hoàng Quý – Người nhạc sĩ tài hoa và vắn số

Vợ chồng nhạc sĩ Văn Phụng – danh ca Châu Hà và câu chuyện tình trắc trở đầy sóng gió

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng – Huyền thoại của nhạc vàng miền Nam

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Gợi giấc mơ xưa

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” (Phạm Duy – Minh Đức Hoài Trinh)

Giọt Mưa Thu – Đặng Thế Phong với “vạn cổ sầu”

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.