ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Tết xưa và Tết nay – Bao giờ cho đến ngày xưa?

2020/01/11
in Saigon xưa
Tết xưa và Tết nay – Bao giờ cho đến ngày xưa?

Không ai rõ người Việt ta bắt đầu ăn tết từ bao giờ nhưng ai cũng biết cứ mỗi độ xuân về khi hoa đào, hoa mai mới khoe những sắc nụ đầu tiên thì hết thảy già, trẻ, gái, trai, người giàu, người nghèo đều háo hức đón Tết đến. Tết không chỉ là dịp để người ta “ăn tết”, “chơi tết” mà quan trọng hơn đó còn là cơ hội để mọi người cùng tề tựu bên đại gia đình, thắp cho ông bà, tổ tiên nén hương, thăm hỏi lẫn nhau sau một năm làm ăn xa cách …

Vậy mà…

Chỉ còn vài hôm nữa là qua năm mới, khung cảnh chợ búa, phố phường đã tràn ngập những sắc màu sặc sỡ chào đón mừng xuân, hàng hóa với đủ mẫu mã, chủng loại được bày bán khắp nơi như: hoa, cây cảnh, kẹo mứt, bánh trái… Nhưng lạ thay, dòng người vẫn ngược xuôi vội vã như không hề biết đến chỉ vài ngày nữa thôi là Tết đã về. Cái khung cảnh người đương thời thờ ơ trước thời khắc xuân về ấy khiến không biết bao người phải hoài niệm về những ngày xa xưa, về những ngày mà khi Tết đến – Xuân về không chỉ có trẻ con mà người lớn cũng không khỏi náo nức….

Tôi còn nhớ như in trong cái tiết trời se lạnh của tiết lập xuân, háo hức theo mẹ đi chợ sắm đồ Tết quả là một cảm giác hạnh phúc đến khó tả. Phiên chợ ngày tết đông đúc, nhộn nhịp cảnh bán mua. Cái không khí tết len lỏi khắp phố phường, hiển diện qua tấm áo mới của trẻ thơ, tấm khăn quàng của người già và cả nét vui, mừng lẫn lo âu của người lớn

Rồi từng ngày cuối đông chạm chạp trôi đi trong con mắt chờ đợi của lũ trẻ thơ. Và, từng ngày sau đó cái không khí Tết càng trở nên nhộn nhịp. Mỗi thành viên trong gia đình đều có một nhiệm vụ riêng, trong khi đó mẹ tôi vẫn đều đặn đi chợ và mua về không biết bao nhiêu là lá dong, gạo nếp, mắm, muối, dưa, hành…Cứ sau mỗi phiên chợ mẹ lại ngồi nhẩm tính xem còn thiếu đủ thứ gì để còn mua cho kịp. Người Việt ta vẫn thường quan niệm “thiếu thì thiếu cả năm chứ không ai thiếu ba ngày Tết”. Chính vì vậy họ phải lo sắm cho thật chu tất trước hết là để thờ cúng ông bà, tổ tiên sau đó là để thiết đãi anh em, bạn bè. Và sâu xa hơn nữa là để cầu chúc cho cả năm sau khi nào cũng dư dả, đầy đủ…

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Chiều 30 Tết là một khoảng thời gian hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với người Việt, mọi người tề tựu về bên đại gia đình của mình cùng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết, cùng ăn bữa cơm tất niên chung vui. Đây là mốc thời gian đánh dấu những ngày lễ Tết chính thức được bắt đầu. Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng cùng chờ đợi thời khắc giao thừa, lũ trẻ con thì chăm chú lắng nghe bà kể chuyện bánh chưng, bánh giầy mà quên đi giấc ngủ thường nhật. Và, cuối cùng thì cái thời khắc giao thừa thiêng liêng ấy cũng đã đến, năm mới, xuân mới cũng đã sang, ông bà phát cho con cháu tiền lì xì mừng tuổi đầu năm, ai hay chữ nghĩa thì khai bút, còn lại thì đi hái lộc, xin lộc đầu năm…

Tết xưa là vậy nhưng Tết nay đã khác lắm rồi. Đồ ăn, thức uống thường ngày có thiếu gì đâu, kẹo mứt, bánh chưng khi nào mà chẳng có trong siêu thị. Chợ búa, hàng hóa thì bán quanh năm, suốt tháng, Tết cũng không nghỉ thì cần gì phải mua nhiều, nấu những món để lâu. Họa chăng ba ngày Tết người ta có thêm chút thời gian để bày đặt làm những món phức tạp, cầu kì…

Tết nay đã khác lắm rồi…

Vẫn bánh chưng đấy, kẹo mứt đấy… nhưng có ai tự làm ra đâu. Một trăm người trẻ dù nông thôn hay thành thị thì chắc chắn phải có ít nhất trên chín mươi người biết sử dụng thành thạo internet, nhưng cũng trăm người ấy chưa chắc đã có người nào biết gói bánh chưng chứ chưa nói biết làm những thứ bánh phức tạp ngày Tết khác. Âu cũng buồn vì Việt Nam ta là nước nông nghiệp thuần túy, dân sinh ra bên luống cày, lớn lên bên bếp lửa mà không biết những công việc vừa rất cơ bản nhưng cũng rất thiêng liêng kia.

Tết ngày nay chỉ thấy thiên hạ bàn nhiều đến chuyện thưởng Tết, nghỉ Tết là chính, cái Tết đúng nghĩa ngày xưa đã biến đổi rất nhiều, ngay cả cái lễ nghĩa ngày Tết cũng bị đảo lộn lên cả: Mồng một tết Cha. Mồng hai tết Mẹ. Mồng ba tết Thầy nay phải nhường chỗ cho tết Sếp, tết lãnh đạo lên trước. Chắc có lẽ cái thời nó tạo cái thế, cái quan hệ nó chi phối cái ứng xử của cá nhân…

Bao giờ cho tới ngày xưa…. Tôi nghe câu nói này của một ai đó hoặc đọc được ở đâu đó. Lúc đầu, tôi cảm thấy “chẳng có ý nghĩa gì”, mặt khác cách dùng từ có vẻ “có vấn đề”. Nhưng tôi đã sai! Học và nghiên cứu nhiều về văn hóa Việt tôi mới nhận ra rằng “người nói câu nói này chắc phải buồn lắm, nhớ lắm cái văn hóa truyền thống, bao giờ cho tới ngày xưa, bao giờ mới có thể được sống lại cái không khí đầm ấm của ngày Tết, cái cảm giác theo mẹ đi chợ, cái mùi vị bánh chưng thơm lừng trong đêm 30, cái cảm giác hạnh phúc tràn đầy khi khoác lên tấm áo mới… nhớ lắm, thương lắm.

Dẫu biết rằng cuộc sống có nhiều sự thay đổi và con người cũng phải biến đổi để thích ứng. Nhưng có lẽ Tết là một thứ gì đó hết sức đặc biệt cần bảo nguyên, Tết ngoài là dịp để người ta nghỉ ngơi, ăn uống nó còn là cơ hội để anh, em họ hàng tề tựu và thăm hỏi lẫn nhau, là ngày lễ lớn để tri ân tổ tiên, tiền bối. Và, nó còn là dịp để tổ chức các lễ hội, nghi thức truyền thống xưa. Tết người Việt từ ngàn xưa là vậy nhưng có giờ có lẽ đã khác rồi…

     Tác giả: Lê Anh Khoa

Share3811TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Kỷ niệm về các loại nước giải khát ở Sài Gòn hơn 50 năm trước

Kỷ niệm về các loại nước giải khát ở Sài Gòn hơn 50 năm trước

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bản ngã Boléro – Thuộc tính Sài Gòn

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và chương trình “Nhạc Chủ Đề” trên đài phát thanh Sài Gòn thập niên 1960-1970

Nghe lại những ca khúc nhạc ngoại lời Việt Khúc Lan nổi tiếng nhất: Một Thuở Yêu Người, Chiếc Lá Mùa Đông, Tình Nồng…

Quá trình thu âm nhạc trước năm 1975 diễn ra như thế nào?

Tiếng hát Thái Thanh: “Trăm người chê, vạn người mê”

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Hoàn cảnh sáng tác “Nhớ Nhau Hoài” (Anh Việt Thu – Thiên Hà) – Em ở nơi nào, có còn mùa Xuân không em?

Ngày xưa Hoàng Thị…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.