ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Xưa

Tản mạn chuyện tình yêu của nữ thi sĩ Huyền Chi – Chuyện thứ nhất

2019/01/21
in Xưa
Tản mạn chuyện tình yêu của nữ thi sĩ Huyền Chi – Chuyện thứ nhất

Nữ thi sĩ Huyền Chi – tác giả bài thơ nhạc nổi tiếng Thuyền Viễn Xứ – nay đã gần 90 tuổi. Cách đây vài năm, bà là một “cư dân mạng” đích thực với nhiều bài viết hồi ký mang nhiều cảm xúc, kể lại trên facebook những câu chuyện của bà ngày trẻ. Qua những câu chuyện cá nhân đó của bà, người đọc sẽ cảm thấy rất thú vị khi nhìn thấy được đời sống sinh hoạt của những người Việt sống cách đây đã 60,70 năm. Tuy nhiên từ năm 2020, sức khỏe bà đã yếu nên không còn “blogging” được như trước.

Xin giới thiệu đến các bạn câu chuyện “tình thi sĩ” rất nhẹ nhàng, trong sáng và đẹp đẽ của bà hồi gần 70 năm trước.

—

Hồi ấy 17 tuổi, mỗi sáng khoảng 5 giờ, tôi đi cũng mẹ theo xe chở hàng từ nhà ra chợ Bến Thành. Mẹ trông hàng ngoài xe, tôi vào trước, quét sạp, trông và bày hàng lên kệ. Sở dĩ phải làm việc này sớm như thế, vì sau đó tôi còn đi học. Bỗng một buổi sáng, khi đang lúi húi với đống hàng họ tôi thấy một cái bóng vụt qua, ném vô một miếng giấy góc tư. Trên đó viết:

– Ta tiếc cho mái tóc nàng đã để lại trong mỹ viện!

Tôi nhìn quanh không một bóng người. Tôi sờ lên mái tóc tôi: Đúng! Hôm qua tôi đã đi cắt mái tóc đen óng ả dài xoã ngang lưng thành tóc ngắn lại còn hơi quăn. Chẳng biết anh chàng nào có giọng điệu như một kiếm khách thời xưa thế không biết? Nhưng cũng không để ý nữa. Độ tháng sau, khi vào sạp hàng buổi sáng lại thấy một miếng giấy như thế được ném vào. Ồ! Đó là một bài thơ độ 12 câu. Tôi nghĩ: Viết cũng được đấy, và không định trả lời, mà có biết của ai đâu mà trả lời. Tôi kể chuyện này cho bà chị họ nghe. Bà ấy nói:

Xem bài khác

Hình ảnh về Chợ Đà Lạt xưa – Kiến trúc độc đáo của thập niên 1950

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của Thủ Dầu Một – Bình Dương ngày xưa

– Cậu này tên là M, học Taberd, theo cô ruột từ Bắc vào. Bà ấy cũng buôn bán trong chợ này.

Mỗi ngày tôi đều nhận được một bài thơ như thế. Không thấy phản ứng, tác giả lại còn ghi thêm: “N trả lời đi, rồi để ở dưới kệ, M đi qua sẽ lấy”. (chú thích: thi sĩ Huyền Chi tên thật là K.N). Tôi bắt đầu thấy trò chơi cũng thú vị. Viết thơ vốn là đam mê của tôi nên tôi cũng đáp trả bằng một bài thơ. Thơ qua, thơ lại, nói về quê hương, về ý thích, về gia đình, đôi khi cũng bóng gió một chút tình thơ ngây. Có lần, trong một bài thơ anh viết:

– Đêm canh sạp cho bà cô, thời tiết rất lạnh.

Tôi liền đặt người đan tặng một cái áo len. Cứ thế thơ qua, thơ lại kéo dài cả năm. Giọng thơ hai phía càng ngày càng thân mật hơn. Nhưng chỉ có thế, không gặp nhau, không nói chuyện trực tiếp, tôi không biết mặt anh, nhưng có lẽ anh biết mặt tôi. Bởi vì trong thơ thường thấy anh nhắc đến một cô gái nhỏ áo dài trắng, mà tôi lại thường mặc áo dài trắng ra chợ. Rồi một ngày kia tôi viết cho anh Bài Thơ Cuối Cùng. Thình lình anh ấy biến mất, tôi cũng không biết lý do. Tiếc thay những bài thơ hay của anh ấy, tôi cũng không giữ được bài nào.

Tôi đi lấy chồng ba năm sau. Chồng tôi có một người em lúc ấy học về kỹ thuật không quân ở Pháp. Chú ấy nhận được ảnh cưới của anh mình, bèn đem khoe với các bạn đồng khoá. Chú ấy ngạc nhiên vì có một người bạn sau khi xem ảnh, mắt bỗng nhoà lệ. Chú ấy theo hỏi, người bạn im lặng không giải thích lý do. Chú ấy viết cho chồng tôi vì sự thắc mắc ấy. Anh hỏi tôi, tôi kể.

Sáu mươi lăm năm sau. Tôi tiếp một người khách trẻ tại nhà. Qua vài câu chuyện, khách cho tôi xem mấy bài thơ, trong đó có những bài viết cho N hay HC. Cuối cùng khách hỏi:

– Cô nghĩ thế nào khi xem các bài thơ này?

– Hay lắm! Cháu làm phải không?

Cậu ấy nói không phải cháu mà là ba cháu. Trước khi về Việt Nam ba cháu đã nhờ cháu bằng mọi cách thế nào cũng phải kiếm được cô, xem cô lúc này có khoẻ không, có còn sống không?

Tôi hỏi ông ấy tên gì? Cậu ấy nói, tôi nhớ ra ngay. Thật cảm động và bất ngờ! Ông ấy vẫn còn sống, ở Mỹ, 85 tuổi. Cậu ấy xin chụp vài tấm hình của tôi. Sau đó tôi liên lạc với ông ấy nhưng rất khó vì ông ấy không chơi facebook. Thơ ông tôi không còn nhớ được bài nào và cả thơ tôi cũng thế. Tôi viết nhiều và gửi lên mây lên gió, không mấy chú ý tới. Tôi hỏi, ông ấy vẫn còn nhớ hai bài của tôi. Một bài tôi viết khi đi Đà Lạt và một bài là Bài Thơ Cuối Cùng. Ông ấy sau đó vì tôi đã học vi tính và đánh máy cho tôi hai bài thơ này. Ông vẫn còn nhớ như in, trong khi tác giả đã quên rồi. Sau đó ông ấy than:

– Mất hai giờ đánh máy cho N, đau hết cả lưng.

Ông nói ông vẫn theo dõi thơ và văn tôi, và rất vui khi biết tôi viết không kém hồi ấy. Tôi viết chuyện này để cám ơn một mối Duyên-thơ rất chân tình và đáng kính trọng đã đi qua trong cuộc đời tôi.

TỪ ĐÀ LẠT

Thư này tôi viết một đêm
Lòng say men lạ nghe im mái ngoài
Giao thừa nở trắng ngàn mai
Nghe sầu dâng nhẹ u hoài mộng xuân

Cố nhân đâu hỡi cố nhân
Ngàn câu thơ lạnh quê Tần đêm nay
Lòng không có rượu mà say
Lời êm như thể bàn tay của người

Chao ôi tâm sự mồ côi
Viết ra trên một mái đồi thông reo
Lòng tôi quán chợ lưng chiều
Tâm tư ngâm mãi muôn điều thế nhân

Sầu cay trên vạn đường trần
Nghe hồn lạc giữa một lần đau thương
Chiều nay gió núi vương vương
Ô hay nói mãi dễ thường tôi điên

Mấy ngày thấy khổ triền miên
Tôi không vui được giữa miền này đâu
Năm năm là chuyện bể dâu
Phồn hoa lang bạt đổi màu sắt son

Kinh kỳ chân bé con con
Lòng cao thế sự, mắt mòn đường đi
Thơ sầu lạc nẻo tương tri
Chiều nay tôi nói những gì bạn ơi!

Đà Lạt, 1952

N.

BÀI THƠ CUỐI CÙNG

Người ơi rút vạn đường tơ
Lòng tôi còn mỗi bài thơ cuối cùng
Mà thôi, số kiếp long đong
Nợ tằm chưa dứt những dòng thơ xanh

Quên ư? Mà nhớ sao đành
Bơ vơ lòng lạc ý lành đổi trao
Ra gì một giấc chiêm bao
Thương ra miệng dại, nhớ vào mắt điên

Hồn đơn gửi gió trăm miền
Đêm đêm chép mãi một thiên hận tình
Lòng đau từ thuở đầu xanh
Nghìn năm vẫn biết không thành người ơi

Mím môi cho đến nghẹn lời
Nói không, thề đến suốt đời vẫn im
Biết rằng số kiếp vô duyên
Lòng chôn cấm địa tim miền lãng quên

Đêm qua mưa trắng một đêm
Chống tay ngồi ở trước thềm nhớ đâu
Ngày mai sương gió dãi dầu
Dăm ba năm nữa còn đâu hở trời!

Tôi đi nhận tất cả lời
Mà không dám nhớ một người ngày xưa.
Lòng tôi còn mỗi bài thơ
Dệt nên bằng vạn đường tơ cuối cùng.

1953

Huyền Chi thời thanh xuân

Huyền Chi – 2018

Share852TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Nghe lại những ca khúc nhạc vàng mùa xuân hay nhất trước 1975

Nghe lại những ca khúc nhạc vàng mùa xuân hay nhất trước 1975

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Tuấn Hải và ca khúc “Phượng Buồn”: Anh đến với em vào một ngày trời đẹp nắng…

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Ngày Trở Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Có anh thương binh sống đời hòa bình…”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Họp Mặt Lần Cuối” (nhạc sĩ Song Ngọc) – Tuổi học trò và những chia tay nghẹn ngào khi hè đến

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

Những đồi hoa sim

Hoàn cảnh sáng tác “Lòng Mẹ” của nhạc sĩ Y Vân – bài “quốc ca của tình mẫu tử”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.