ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Vì sao ca sĩ trước năm 1975 hát nhạc vàng hay hơn ca sĩ trẻ bây giờ?

2018/11/06
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Vì sao ca sĩ trước năm 1975 hát nhạc vàng hay hơn ca sĩ trẻ bây giờ?

Dòng nhạc vàng đã được khai sinh ra từ khoảng cuối thập niên 1950, và suốt hơn 60 năm qua, đã có nhiều thế hệ ca sĩ hát nhạc vàng với số lượng có thể tính đến cả ngàn người. Tuy nhiên với khán giả yêu nhạc vàng, thì những thế hệ ca sĩ sau này dù được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, với kỹ thuật thu thanh và hòa âm tiên tiến, nhưng giọng hát của họ không thể sánh bằng thế hệ ca sĩ huyền thoại của trước năm 1975, như là Thanh Thúy, Phương Dung, Giao Linh, Hoàng Oanh, Chế Linh, Duy Khánh…

Có nhiều nguyên do được đưa ra: Ca sĩ trẻ chưa đủ trải nghiệm để hiểu nhạc vàng, hoặc ca sĩ trẻ không được sinh ra cùng thời với những bài nhạc xưa nên hát không có cảm xúc, ca sĩ ngày nay quá lạm dụng kỹ thuật thu thanh…

Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu?

Nếu nói ca sĩ trẻ ngày nay hát nhạc vàng chưa có hồn với lý do là họ còn quá trẻ, chưa trải nghiệm cuộc sống thì hoàn toàn không đúng. Bởi vì hầu như các ca sĩ trước 1975 đều thành danh khi còn rất trẻ. Hoàng Oanh, Hương Lan đã đứng trên sân khấu khi còn ở tuổi nhi đồng. Thanh Thúy nổi tiếng với Giọt Mưa Thu khi cô mới tuổi 15-16. Phương Dung đã nổi tiếng từ năm 17 tuổi với Nỗi Buồn Gác Trọ…

Hầu hết các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng thế hệ trước năm 1975 đều sinh vào thập niên 1940, và nổi tiếng vào thập niên 1960 khi mới ngoài 20 tuổi.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Hiện nay, có rất nhiều người yêu nhạc vàng tìm tải trên mạng những nhạc phẩm nhạc vàng thu âm trước 1975 của các sĩ thế hệ trước, được ghi âm cách đây 50-60 năm. Khi thu âm các bài hát đó, những ca sĩ như Giao Linh, Hương Lan, Thanh Tuyền… vẫn con rất trẻ. Cách đây nửa thế kỷ, kỹ thuật ghi âm đĩa nhựa và băng cối còn sơ sài, không thể hiện đại như bây giờ. Nhạc cụ đệm cho các ca sĩ hát cũng đơn giản hơn nhiều.


Click để nghe tuyển chọn nhạc vàng thu thanh trước 1975

Vậy tại sao người ta vẫn thích và tìm nghe những bản nhạc vàng thu âm trước 1975? Trong khi những ca sĩ trẻ hiện nay cũng hát những ca khúc ấy với kỹ thuật ghi âm hiện đại, âm thanh tốt hơn gấp nhiều lần? Đó là vì cái hồn của bài hát được các ca sĩ ngày xưa thể hiện trọn vẹn. Họ hát các ca khúc bằng một cảm xúc rất chân thật.

Tất cả các bài nhạc vàng đều ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh. Các tác giả đã mang nỗi buồn loạn lạc, ly tán vào ca từ, điệu nhạc “bùm chách chách chách”, nội dung bài hát chủ yếu là hoài niệm, nên giọng hát cũng cần sự từng trải.


Click để nghe tiếng hát Chế Linh trước 1975

Ở lứa tuổi đôi mươi, các ca sĩ thế hệ trước phải sống trong hoàn cảnh lửa binh ly loạn, lời buồn quê hương đã vương vào lời ca, tiếng hát. Đó là thế hệ ca sĩ đã thể hiện các ca khúc nhạc vàng bằng giọng hát đầy tâm trạng, da diết một cách tự nhiên như vốn có.

Một lý do không kém phần quan trọng là có nhiều bài hát trước 1975 được nhạc sĩ sáng tác kiểu “đo ni đóng giày” cho giọng hát riêng của ca sĩ, nên về sau khó có người khác hát hay hơn. Hơn nữa, thuở xưa ca sĩ thường được nhạc sĩ sáng tác trực tiếp tập cho hát. Ca sĩ được truyền lại ý tứ, nội dung, ca từ bài hát một cách chính xác nhất để thể hiện trọn vẹn bài hát.

Các ca sĩ trẻ hiện nay hát nhạc vàng như cưỡi ngựa xem hoa, thiếu cảm xúc. Thế hệ sau không được sống trong không gian và thời gian lúc các bài nhạc vàng ra đời. Trong dòng nhạc này, muốn hát được có cảm xúc, ca sĩ bắt buộc phải hiểu hết nội dung bài hát, hát đúng lời, nếu biết được luôn hoàn cảnh sáng tác thì càng tốt. Các nhạc sĩ nhạc vàng và ca sĩ nhạc vàng ngày xưa rất khó chịu khi nghe ca sĩ trẻ hát sai lời nhạc vàng. Khi hát sai lời, nghĩa là họ không hiểu gì về bài hát, nên khó mà thể hiện đúng cảm xúc cần có.

Hơn nữa, kỹ thuật thu âm hiện đại ngày nay cũng góp phần làm cho ca sĩ hát nhạc vàng một cách vô hồn giống như trả bài. Kỹ thuật âm thanh tân tiến chỉ phù hợp với các loại nhạc điện tử. Còn nhạc vàng, người ta hát và nghe chủ yếu là bằng cảm xúc, ca sĩ phải hát bằng giọng thật của mình, không có sự trợ giúp của thiết thị điện tử.

Ngày nay hầu như ai cũng có thể làm ca sĩ, có thể tự thu âm bài hát. Trong phòng thu âm, ca sĩ có thế hát đi hát lại nhiều lần một bài hát, hát sai đoạn nào thì bỏ đoạn đó và ghép các đoạn hoàn chỉnh lại với nhau.

Cách đây nửa thế kỷ, ca sĩ trước 1975 phải tập luyện nhuần nhuyễn bài hát thì mới có thể thu âm. Khi đã thu âm thì phải hát một lèo từ đầu đến cuối cùng với ban nhạc. Nếu hát sai hoặc va vấp đoạn nào, dù là nhỏ nhất, cũng phải hát lại từ đầu cùng ban nhạc, chứ không thể cắt, ghép, nối đoạn nhạc như hiện nay. Vì khó như vậy nên ca sĩ phải có thực lực, luyện tập không ngừng nghỉ mới có thể thành danh.

Một lý do khác làm cho các ca sĩ thế hệ trước 1975 ghi được dấn ấn vĩnh viễn trong lòng người hâm mộ. Đó là mỗi người đều có cách hát, cách luyến láy riêng cho mình để tạo thành nét đặc trưng, khác biệt, nên khi nghe nhạc thì khán giả dễ dàng nhận ra đó là giọng hát của ai. Thí dụ là khi nghe giọng luyến giống như nức nở thì ai cũng nhận ra đó là Thanh Thúy, hoặc giọng hát nghẹn ngào của Giao Linh trong những ca khúc sầu muộn, giọng ngân rung của Phương Dung, tiếng ngâm thơ truyền cảm của Hoàng Oanh… đều rất khó để sao chép, và hình như thời đó các ca sĩ cũng không bao giờ có ý định sao chép phong cách của nhau. Có những ca sĩ lúc đầu bị ảnh hưởng bởi cách hát của một ca sĩ đàn anh, đàn chị, nhưng chỉ những người biết khai phá một cách hát riêng biệt thì mới thành danh và được công chúng nhớ đến dài lâu.


Click để nghe Thanh Thúy hát trước 1975

Có một điều quan trọng nữa tạo nên rào cản lớn cho các ca sĩ trẻ, đó là vì họ không sống vào thời mà bài hát được ra đời, và có nhiều chi tiết trong các tác phẩm nhạc vàng nay chỉ còn là quá khứ, nên ca sĩ trẻ không thể nào diễn đạt tốt nhất cảm xúc của bài hát.

Xin thí dụ trường hợp ca khúc Yêu Một Mình của nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân:

Nhà em có hoa vàng trước ngõ.
Tường thật là cao, gió leo cây kín rào.
Nhà anh cuối con đường ngoại ô.
Vách thưa đèn dầu thắp, gió lùa vào từng đêm…

Tuổi em cũng như hoa mới nở,
vạn người thầm mong được đưa đón chân em.
Xót xa anh còn trắng tay hoài,
sách đèn nợ chưa dứt nên lận đận truân chuyên

Chiều nay pháo bay đầy trước ngõ.
Tạ từ thơ ngây dáng hoa đi lấy chồng.
Đường quen bỗng bây giờ buồn tênh.
Mỗi khi chiều dần xuống thấy lòng mình ngẩn ngơ

Chắc chắn, các ca sĩ thế hệ 9x chưa bao giờ sống trong cảnh đèn dầu leo lét và được chứng kiến cảnh pháo nổ trong ngày cưới. Vì vậy họ khó thể hiện trọn vẹn được nỗi buồn của chàng thư sinh nghèo yêu thầm cô gái con nhà giàu, cũng như không “bung ra” được hết nỗi buồn của chàng trai khi nhìn xác pháo hồng vương vãi trước cổng nhà người mình yêu… Ca sĩ thế hệ 9X chỉ hát trong trí tưởng tượng, khó bằng các ca sĩ thế hệ trước đã qua sự trải nghiệm thực tế.

tổng hợp

Share6063TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Bolero Remix – Một loại nhạc vàng lai tạp khó chấp nhận

Bolero Remix - Một loại nhạc vàng lai tạp khó chấp nhận

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

“Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” (Nguyễn Trung Cang) – Ca khúc nói thay nỗi lòng của sinh viên nội trú gần 30 năm trước

Tác giả thật sự của bài hát Giã Từ – “tuổi đời chân đơn côi…”

Ý nghĩa của ca khúc Hạ Trắng (Trịnh Công Sơn) – Một giấc mơ đời hư ảo

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.