ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự tích hoa Tigôn – Loài hoa “tim vỡ” xuất hiện trong nhạc vàng

2019/11/19
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Sự tích hoa Tigôn – Loài hoa “tim vỡ” xuất hiện trong nhạc vàng

Cũng giống như hoa sim, hoa Ti gôn là loài hoa quen thuộc trong các bài hát nhạc vàng. Nếu như hoa sim có các ca khúc Những Đồi Hoa Sim (Dzũng Chinh), Chuyện Hoa Sim (Anh Bằng), Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (Phạm Duy), Màu Tím Hoa Sim (Duy Khánh), Màu Tím Hoa Sim (Song Ngọc), là những bài hát có xuất xứ từ bài thơ của thi sĩ Hữu Loan, thì hoa Ti Gôn trong bài thơ của tác giả bí ẩn T.T.Kh cũng đi vào âm nhạc với các ca khúc Hai Sắc Hoa Ti Gôn (Trần Thiện Thanh), Hai Sắc Hoa Ti Gôn (Hà Phương), Chuyện Tình TTKH (Song Ngọc), Chuyện Hoa Ti Gôn và Dĩ Vãng Một Loài Hoa cùng của nhạc sĩ Anh Bằng.

Hoa Ti Gôn còn gọi là hoa tim vỡ, vì hình dáng của loài hoa này giống hình trái tim đang vỡ ra. Loài hoa này nổi tiếng ở Việt Nam từ những năm thập niên 1940 nhờ bài thơ của tác giả T.T.Kh, danh tính của người này cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Thời gian đã trôi qua gần 80 năm, những sự thật về T.T.Kh sẽ ngày càng phủ lên một lớp bụi mờ của thời gian khó lòng được sáng tỏ được.

Những người yêu thơ và yêu nhạc hẳn là không thể nào quên bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của nhà thơ ẩn danh T. T. Kh. này sáng tác trong thời kỳ Thơ mới. Bài thơ mang nỗi buồn u tịch của một thiếu phụ vô danh. Theo lời thơ, mặc dù cô “vẫn đi cạnh cuộc đời”, chịu cảnh “ái ân lạt lẽo của chồng tôi” để rồi cảm thấy “mà từng thu chết, từng thu chết” vì mãi mãi “vẫn giấu trong tim bóng một người”.

HAI SẮC HOA TI-GÔN

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

T. T. Kh.

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! – Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng “một người”

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

[Nguồn: Tiểu thuyết thứ bảy, số 179, ngày 30-10-1937]

Hình ảnh bông hoa ti-gôn trắng trong, mỏng mảnh in đậm trong tim nàng với hình bóng “một người” đàn ông đã đi qua trái tim nàng và để lại dấu ấn không thể nào phai nhạt. Theo nàng, cứ “mỗi hoàng hôn”, “nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn” nàng lại chờ “người ấy đến với yêu thương”. Nhưng sự đời éo le trong mối tình éo le được tiên liệu trong lời “người ấy” (cho đến bây giờ vẫn là một bí ẩn, chưa biết là ai):

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

(T. T. Kh., Hai sắc hoa ti-gôn)

Trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng 2017) có mục từ tigôn, được chuyển chú xem ăngtigôn (antigonon) và được giải nghĩa là: “cây bụi thân leo, cành non có hai ba tua cuốn ở tận cùng, lá hình bầu dục nhọn, hoa thường màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành chùm dài, trồng làm cảnh”.

Có lẽ, không phải từ bài thơ của T. T. Kh. mà hoa ti-gôn mới mang biểu trưng cho nỗi buồn từ tình yêu tan vỡ. Nó đã bắt nguồn từ một câu chuyện từ xa xưa.

Hoa ti-gôn

Ti-gôn là phiên âm và tắt hoá tên một loài hoa là Antigone (có tên khoa học là antigonon leptopus). Ngày xưa, tương truyền ở Hy Lạp có một cô gái tên là Antigone. Nàng là con gái của Oedipe và Jocaste và cũng là em gái của Eteocle và Polynice. Anh nàng – Polynice – vốn bất mãn với chế độ độc tài của vua Créon đã dấy binh chống tên bạo chúa. Cuộc đảo chính bất thành và Polynice bị bắt rồi bị đem ra pháp trường xử trảm. Hành quyết xong Polynice, vua ra lệnh không cho họ hàng thân thích của chàng được đem thi hài về chôn cất mà bắt phơi χác giữa trời cho diều hâu và quạ rỉa. Lệnh vua ai ai cũng khiếp sợ. Chỉ có nàng Antigone bất chấp tất cả. Nàng quyết đem χác anh trai về để chôn cất.

Vua Créon tức giận truyền bắt giam Antigone và lập tức khép án ᴛử hìɴh. Éo le thay, Antigone lại đang là người yêu của Hémon – con trai đức vua. Mặc dù Hémon hết lời can ngăn vua cha cùng lời tiên tri “sấm truyền” của vị bốc sư Tirésias “Nếu cứ giếᴛ Antigone thì sẽ xảy ra chuyện không hay”, vua vẫn không thay đổi quyết định.

Tiếc thay, khi vua Créon hối lại thì mọi chuyện đều đã muộn.

Antigone chếᴛ thảm. Chàng Hémon, con trai nhà vua và là người yêu chung thuỷ của nàng cũng đã ᴛự vẫn chếᴛ theo ngay sau đó. Bi kịch gia đình kéo theo bi kịch thời đại.

Cảm kích bởi câu chuyện đầy bi thương này, người đời sau đã lấy tên Antigone đặt cho loài hoa nom “dáng như tim vỡ” mà ta đã biết. [Theo Nguyễn Quảng Tuân – Nguyễn Đức Dân, Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP Hồ Chí Minh, 1992, tr. 416].

Thế là, nhờ có T. T. Kh. mà tên loài hoa ti-gôn (không phổ biến lắm ở Việt Nam) được người đời truyền tụng và gắn với hình ảnh “loài hoa tim vỡ” cho đến tận hôm nay.

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha…

nhacxua.vn tổng hợp

Share1956TweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Hình ảnh làng quê Việt Nam qua nhạc Phạm Duy thập niên 1950

Hình ảnh làng quê Việt Nam qua nhạc Phạm Duy thập niên 1950

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

“Lá Diêu Bông” – Một mối tình đơn phương lãng mạn 90 năm trước

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng

Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng

Dòng nhạc du ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Những bài nhạc vàng viết về phận đời buồn của người nữ ca sĩ: “Có người ca sĩ khóc đời quạnh hiu…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Đừng Xa Em Đêm Nay” (Đức Huy): “Hãy yêu em đêm nay cho quên hết đi ngày mai…”

Ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao – Khi âm nhạc vươn tới sự tuyệt mỹ

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Lỡ (Thanh Bình) – “Có còn lại chăng dư âm thôi…”

Nguyễn Long, Duy Khánh và mối tình si đơn phương với Thanh Thúy

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.