ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Sự khác nhau giữa Tết trung thu xưa và nay

2019/09/10
in Tin Tức
Sự khác nhau giữa Tết trung thu xưa và nay

Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau, hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại…

Tết Trung thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức bày cỗ trông trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và phá cỗ. Ở một số nơi còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn.

Nhắc đến trung thu, hẳn là ai cũng có những cảm xúc và kỷ niệm của riêng mình về ngày tết này. Vậy Trung thu trong bạn là gì? Là chiếc đèn ông sao xanh đỏ, là bánh nướng bánh dẻo là phá cỗ, đón trăng rằm hay những phố lồng đèn tấp nập người xúng xính chụp ảnh, mua hàng?

Dù là gì, thì chắc chắn bây giờ ai cũng nhận ra một điều rằng, trung thu bây giờ so với trung thu ngày trước khác nhau nhiều lắm. Khác trong từng món quà bánh, từng món đồ chơi, trong cả cách đón trung thu lẫn trong từng con người.

Xem bài khác

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vinh Sử

Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.

Quà bánh trung thu ngày xưa đơn giản mà ngon đến kỳ lạ. Đường phố lúc đó chưa nhiều đèn điện như bây giờ, nên mặt trăng dường như cũng sáng hơn, không khí trong lành và ấm áp hơn. Đèn ông sao năm cánh hai màu xanh đỏ lúc đó là linh hồn của ngày trung thu vì nhà nào, dù nghèo hay giàu có đến mấy đều treo nó trước cửa nhà.

Trung thu xưa còn là dịp để cả nhà tụ tập, ngắm trăng vui chơi, ông bà bố mẹ kể cho con trẻ những câu chuyện dân gian về chị Hằng chú Cuội, về truyền thống đón trung thu quý báu của dân tộc, là ngày mà lũ trẻ háo hức và đáng mong chờ chẳng kém gì ngày tết âm lịch.

Khi tiếng trống múa lân giòn giã thúc dục từ xa, lũ trẻ túa ra đường, đứa cầm đèn ông sao, đứa cầm đèn kéo quân, có đứa nhà nghèo không có tiền mua đèn thì làm lồng đèn từ lon sữa bò, thắp nến ở trông đẩy đi lách cách, đứa đeo mặt nạ chú cuội, mặt nạ hề kéo theo đám múa lân đi khắp phố phường.

Mùi hương khói, mùi xâu hạt bưởi cháy tí tách, mùi ngọt ngào từ những chiếc bánh nướng bánh dẻo, ánh đèn cầy lấp lánh, trung thu ngày xưa giản dị mà đầm ấm và tràn ngập niềm vui.

lồng đèn điện ngày nay

Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai. Bánh trung thu cũng chẳng đơn thuần chỉ còn là bánh nướng nhân thập cẩm hình con lợn con cá, bánh dẻo nhân đậu xanh, mà là cơ man biết bao nhiêu hương vị hấp dẫn khác nhau, như bánh trà xanh, bánh hạt sen, bánh trứng muối, bánh than tre… với hàng chục thương hiệu lớn nhỏ.

Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mà mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống hay ra các phố đèn lồng để chụp ảnh, đến các trung tâm thương mại, trò chuyện với nhau qua mạng xã hội, chia sẻ niềm vui qua những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu. Tiếng trống bồi, trống múa lân, múa sư cũng chẳng còn nhiều như xưa, thi thoảng lắm mới có thể nghe được ở các các miền quê.

Trẻ con cũng chẳng còn chơi các trò chơi dân gian hay chạy theo các đám rước đèn, đám múa lân nữa. Trẻ con bây giờ sẽ theo bố mẹ đi đến các quán xá cùng với các món quà hiện đại được mua ở các hàng lưu niệm, chứ không còn đơn giản là cái trống bồi hay cái lồng đèn tự làm nữa.

Cũng chẳng còn đứa nào háo hức ăn bánh trung thu như xưa. Bánh trung thu bây giờ là để người lớn biếu tặng lẫn nhau. Chẳng ai trông ngóng như ngày trước, chẳng cần đếm ngược từng ngày. Trung thu bây giờ đến rồi đi như một ngày lễ bình thường trong năm.

Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau. Hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại. Cứ mỗi lần đến mùa trung thu lại bao nhiêu xúc cảm lẫn lộn.

Thi thoảng, trong những lần tụ tập bạn bè đêm trung thu ở những quán xá sáng choang, bỗng nôn nao đến lạ vì tiếng trống múa lân vọng lại từ phố bên, tự nhiên thèm cái cảm giác bị sáp nến đèn ông sao chảy xuống tay nóng hổi, bên mâm cỗ ngày rằm, có lũ trẻ ngêu ngao hát:

“Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi với tôi
Có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng

Có lưng hũ rượu
Có khiếu đánh đu
Thằng cu vỗ chài
Bắt chai bỏ giỏ…”

Theo Hoa Anh Phạm (vtc.vn)

Share240TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Cảm xúc về bài hát “Tình Xa” của Trịnh Công Sơn – “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…”

Cảm xúc về bài hát "Tình Xa" của Trịnh Công Sơn - "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 1)

Bàn về vẻ đẹp lãng mạn trong nhạc Xuân Trần Thiện Thanh: “Yêu lúc băng rừng như Mộng Tình Nhân”

Nghe lại những bài hát gắn liền với giọng ca Hùng Cường (thu âm trước 1975)

Đôi nét về hãng đĩa Asia Sóng Nhạc thập niên 1960 của ông Nguyễn Tất Oanh

Khi “nhạc sĩ hát”: Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An…

Câu chuyện tình đầu đẫm nước mắt của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

Giọt Mưa Thu – Đặng Thế Phong với “vạn cổ sầu”

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Em Mùa Nước Lũ” (nhạc sĩ Tiến Luân) – Quê hương mùa bão lũ

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ Paris nổi tiếng: “lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

Huyền Chi – tác giả bí ẩn của ca từ bài hát Thuyền Viễn Xứ

Hoàn cảnh sáng tác “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” (nhạc sĩ Tô Vũ) – Tuyệt phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.