ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Sài Gòn mùa se lạnh

2019/12/07
in Tin Tức
Sài Gòn mùa se lạnh

Hằng năm, hễ cứ gần tới Giáng Sinh Sài Gòn lại trở lạnh. Cái lạnh khô và se, không buốt như ở miền Bắc và Trung bộ. Có năm lạnh nhiều cũng có năm lạnh ít. Với dân Sài Gòn, đặc biệt là phái nữ, đây cũng là dịp hiếm có để khoe trang phục xứ lạnh, những chiếc áo ấm đẹp, đủ kiểu dáng, màu sắc, sắm về nhiều khi khá đắt tiền, nhưng chỉ biết cất vào xó tủ quanh năm không dùng tới. Và quả thực là đẹp thiệt vì ra đường thấy lạ mắt, cứ tưởng như đang ở một xứ lạnh nào đó bên trời Tây. Rồi tới nơi làm việc, đây đó bỗng xuất hiện những bộ cánh lịch sự không khác gì các nhân vật trong phim Hàn Quốc.

Sài Gòn ồn ào, xe cộ chật cứng đông đúc, nóng nực và ngộp thở quanh năm, nay bỗng nhiên được cái lạnh nhất thời trời cho xoa dịu đi phần nào. Nhiều người ước ao phải chi Sài Gòn cứ…như thế này mãi! Nhưng rồi cái món “quà Giáng Sinh” này cũng sẽ nhanh chóng qua đi, vì một mùa nắng nóng đang ở trước mặt, trước và sau Tết Nguyên Đán. Và thực tế cho thấy hễ cứ nay lạnh bao nhiêu thì rồi sẽ nóng bấy nhiêu. Cũng như mưa và nắng vậy.

Dẫu sao, so với các vùng khác trong nước, cái nóng hay lạnh ở Sài Gòn vẫn có chừng mực, không “cực đoan” như Huế, Hà Nội hay một số nơi khác ở cực Bắc, với những cái nóng cháy da khô thịt của gió Lào hay cái lạnh buốt giá thấu xương của gió bấc Đông Bắc. Sài Gòn là xứ quanh năm chỉ có hai mùa mưa nắng, mưa thuận gió hòa, thời tiết khá bình dị và đơn giản. Bình dị và đơn giản như bản chất hiền hòa của con người Nam Bộ xưa vậy.

Chỉ ngày xưa thôi nhé, bởi nay, trước mắt, cư dân đang có những đổi thay cả về cơ cấu lẫn bản chất, đặc biệt từ phía dân nhập cư. Nhưng nhìn xa hơn, vài chục, vài trăm năm nữa, thời tiết và khí hậu thuận hòa nơi đây có thể sẽ dần dần tác động vào bản chất của cư dân sống trên đó. Hy vọng là như vậy, dù rất mong manh. Và người Sài Gòn lúc đó sẽ trở lại với bản chất hiền hòa, giản dị và chân thật vốn có của người Sài Gòn xưa.

Sài Gòn lạnh cũng nhắc nhở với cộng đồng những phận đời vô gia cư, không nơi nương tựa, không có manh áo đủ để che thân, nói chi tới áo lạnh, áo ấm. Sài Gòn là như vậy, từ xưa cho tới nay, thời nào cũng có hai cuộc sống đối nghịch: kẻ ăn không hết, người lần không ra, kẻ chăn êm nệm ấm, người ngủ bờ ngủ bụi. Tình cảnh ấy nay còn cực đoan gấp bội khi mà hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ngày càng phình rộng thêm ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khốn khổ hơn nữa là trong bối cảnh xã hội ta hiện nay, một bộ phận không hề nhỏ con người đang trở nên cực kỳ vô cảm và ích kỷ, sống chết mặc bay. Thậm chí cứ sẵn sàng đạp lên nhau để sống, bất kể tình đồng loại và nghĩa đồng bào.

Xem bài khác

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vinh Sử

Sài Gòn lạnh đi kèm với không khí Noel và Tết Dương lịch rộn ràng cũng là món quà cho giới trẻ thanh thiếu niên. Họ không hẵn là tín đồ Cơ Đốc giáo, không mộ đạo, “không tin có Chúa ở trên cao”, có thể họ là lương giáo hay phật giáo, nhưng với tấm lòng vô tư rộng mở của tuổi trẻ, họ cùng hòa niềm vui chung với người Ky-tô giáo, hòa chung nỗi vui của cộng đồng trong ngày Chúa giáng sinh và năm mới Dương lịch. Tuổi trẻ là vậy, họ vô tư. Và nhiều lúc quá vô tư mà họ trở thành vô tình: vô tình trước những nỗi đau và bất hạnh của người khác, vô tình trước dòng lịch sử và thời cuộc, nghĩa là vô tình trước chính tương lai của họ.

Sài Gòn trở lạnh cũng báo trước một mùa Tết Nguyên Đán cổ truyền lấp ló ở phía trước, giai đoạn chạy nước rút của công việc cuối năm để kiếm tiền về quê, kiếm tiền để có được một ngày Tết đoàn tụ đầm ấm và tương đối đầy đủ bên gia đình của những người xa quê trở về. Chuyện vé tàu vé xe lại bắt đầu trở thành vấn đề lo toan muôn thuở. Rồi chuyện của những người sống nhờ ba ngày Tết, trong đó có nghề trồng hoa quả đang sắp sửa đến mùa thu hoạch, lo nơm nớp với thời tiết bất thường có thể xảy ra. Tất cả tạo ra một nhịp sống đua chen khẩn trương của cư dân thể hiện qua những đường phố đông đặc cả xe và người vào dịp này.

Sài Gòn trở lạnh là thế. Đó là thời khắc đầy ắp những cảm xúc mông lung, tản mạn. Thời khắc để con người nhìn lại tôn giáo và đức tin, nhìn lại cộng đồng với những niềm vui và nỗi buồn xen lẫn. Đôi khi nó khơi gợi con người hoài niệm về những mùa Noel cũ, với những hình ảnh cũ đã vang bóng một thời. Cái lạnh sẽ gấp đôi nếu như người ta cảm thấy cô đơn, cô đơn giữa người thân, bạn bè, đồng loại và cô đơn cả trong tình người… May thay, Sài Gòn lạnh không giống với Hà Nội lạnh, cũng không giống với cái lạnh xứ Huế vì dù sao, nó cũng sẽ chóng qua đi…

Thảo Nguyên

Share668TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Cảm nhận âm nhạc: “Chiều Trên Phá Tam Giang”(Trần Thiện Thanh & Tô Thùy Yên) – Tình yêu âu lo và niềm nhớ bất tận

Cảm nhận âm nhạc: "Chiều Trên Phá Tam Giang"(Trần Thiện Thanh & Tô Thùy Yên) - Tình yêu âu lo và niềm nhớ bất tận

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cô Bé Bán Diêm và nỗi ám ảnh thời thơ ấu…

Đôi nét về ca sĩ Trúc Ly – Giọng hát gắn liền với các ca khúc Nếu Xuân Này Vắng Anh, Trả Lại Thời Gian…

Hình ảnh “Trước và Sau” của các ca sĩ nổi tiếng trước 1975 (Phần 4)

Bàn về bài hát “Vùng Trời Xanh Kỷ Niệm” của Thục Chương và sự giống nhau kỳ lạ với bài hát “Con Đường Mang Tên Em”

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Câu chuyện về nàng sơn nữ trong ca khúc “Người Tình La Lan”: Nàng mang tên là La Lan, La Lan người xứ Ko-man…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Tình Hoài Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) và nỗi niềm của người ly hương

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Cô Hàng Cà Phê (nhạc sĩ Canh Thân) – “Anh đi sắp đến thiên đàng, vừa lúc cô hàng biết yêu…”

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”

Câu chuyện về bài hát Quê Hương (Giáp Văn Thạch – Đỗ Trung Quân) qua lời kể của tác giả: Quê hương là chùm khế ngọt…

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và hoàn cảnh sáng tác “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.