ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – “Đại gia” ngành xuất bản nhạc của Sài Gòn xưa và cuộc sống lay lắt những năm cuối đời

2019/10/08
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – “Đại gia” ngành xuất bản nhạc của Sài Gòn xưa và cuộc sống lay lắt những năm cuối đời

Làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975 có tới vài trăm nhạc sĩ, nhưng trong số đó chỉ có tương đối ít người dư dả về kinh tế, còn lại đa số là sống chật vật, một phần do bản tính nghệ sĩ phóng túng.

Trong số những nhạc sĩ có cuộc sống khá giả, người ta thường nhắc đến những tên tuổi Lam Phương, Anh Bằng, Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ… Ngoài ra còn có 1 nhạc sĩ ít tiếng tăm hơn, nhưng nói về mức độ dư dả về kinh tế thì không hề kém cạnh, đó là nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, lý do đơn giản là bởi vị nhạc sĩ này là giám đốc của nhà xuất bản tờ nhạc danh tiếng: Tinh Hoa Miền Nam.

Tuy nhiên sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo chịu phận tù đày, gia sản mất hết, đời sống lay lắt từ đó cho đến tận lúc qua đời năm 2007.

Thời kỳ thập niên 1960, các nhà xuất bản âm nhạc (in nhạc tờ) là nơi in giấy thành tiền theo đúng nghĩa đen. Giới nhạc sĩ trong nghề đều công nhận đó là ngành hốt bạc.

Ở thị trường âm nhạc của miền Nam thời thập niên 1950 và 1960, máy hát và dĩa nhựa, băng cối còn khá mắc tiền, nên việc bán những dĩa nhựa hoặc băng cối còn hạn chế. Đa số dân chúng khắp nước từ thị thành tới thôn quê yêu thích tân nhạc đều nghe nhạc từ đài phát thanh và tìm mua những bản nhạc (nhạc tờ) về tập hát, tập đàn. Vì vậy có thể nói nguồn thu lớn nhất của các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc thời đó đến từ việc bán nhạc tờ bài hát.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Xin nói thêm về những bản nhạc tờ (music sheet) này, bản nhạc được in trên giấy cứng xếp lại làm đôi, kích thước bề dài là 30 phân, bề ngang là 22 phân (tức là khổ giấy A3 hiện nay). Nhạc và lời được chép vào 2 trang trong (trang ruột), còn trang 1 tức là bìa bản nhạc thì được vẽ hình, hoặc chụp hình ca sĩ và viết tựa bài nhạc, tên tác giả. Trang bìa sau (tức trang 4) là để in mục lục các bài nhạc cùng tên tác giả hoặc cùng nhà xuất bản. Những nhà xuất bản nổi tiếng thời đó là Minh Phát, Tinh Hoa Miền Nam, Sống Chung, Á Châu, An Phú… Nếu ai không có tiền mua ấn bản của các nhạc phẩm thì họ mua tập vở học trò có kẻ hàng sẵn, kẽ thêm nét mực đậm lên các hàng là có được những khuôn nhạc để tìm mượn các bài hát và chép lại để dành cho việc tập đàn, tập hát.

Năm 1948, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo cộng tác với nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) của ông Tăng duyệt, chính Lê Mộng Bảo đã giúp ông Tăng Duyệt phát triển Tinh Hoa thành nhà xuất bản nhạc tờ lớn cà uy tín nhất Việt Nam thập niên 1940-1950. Lê Mộng Bảo phụ trách phần chọn ca khúc để xuất bản, nhờ trước đó đã quen biết với nhiều nhạc sĩ danh tiếng ngoài Hà Nội nên các nhạc sĩ này đã gửi nhạc họ sáng tác để nhờ Tinh Hoa xuất bản và lăng xê. Nhà xuất bản Tinh Hoa Huế đã phát hành rất nhiều nhạc phẩm thời kỳ sơ khai của tân nhạc với các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Thương, Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Văn Cao, Phạm Duy… Thời bây giờ nhạc sĩ nào được Tinh Hoa in nhạc hoặc phát hành nhạc là tác phẩm sẽ được phổ biến rất rộng rãi khắp 3 miền.

Do công việc làm ăn thuận lợi, năm 1952, ông Tăng Duyệt mở thêm chi nhánh Tinh Hoa ở Sài Gòn và cử Lê Mộng Bảo làm giám đốc chi nhánh Miền Nam. Sau biến động đất nước do ảnh hưởng của hiệp định Geneve, nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế bị đóng cửa. Năm 1956, tại Sài Gòn, một mình Lê Mộng Bảo chủ trương thành lập nhà xuất bản lấy tên là Tinh Hoa Miền Nam, là một trong những nhà xuất bản nhạc tờ lớn nhất Sài Gòn thập niên 1960, 1970.

Nhạc sĩ Đan Thọ – tác giả ca khúc Chiều Tím – đã gọi Lê Mộng Bảo là “nhà truyền giáo âm nhạc tài ba nhứt Việt Nam”, vì nhờ ông mà các ca khúc sáng tác được cả nước biết đến. “Chính nhờ sự phổ biến sâu rộng này đã làm cho nhiều ca khúc trở thành bất tử” – Nhạc sĩ Đan Thọ nói.

Nhà xuất bản nhạc Tinh Hoa Miền Nam của Lê Mộng Bảo chuyên xuất bản và phát hành những sáng tác mới cũ của các nhạc sĩ lên tới nhiều nghìn bản, phổ cập hóa tân nhạc về tận những vùng nông thôn hẻo lánh. Thời thập niên 1950, mỗi tờ nhạc được bán với giá 7 đồng. Bản quyền trả cho nhạc sĩ sáng tác được ấn định 1000 đồng dành cho 3000 ấn bản đợt đầu, tái bản sẽ tính thêm.

Thử làm một phép tính đơn giản, nếu tờ nhạc được phát hành 3000 bản, bán hết sẽ thu được 21.000 đồng, tiền trả cho nhạc sĩ chỉ 1000 đồng. Như vậy nhà xuất bản sẽ thu lợi được 20.000 đồng. Nếu trừ các chi phí nhân công, nguyên vật liệu, sẽ lãi ròng trên 15.000 đồng mỗi bản nhạc được phát hành ra, gấp nhiều lần tiền mà nhạc sĩ sáng tác ra bài hát đó kiếm được. Chưa kể sẽ tái bản nhiều lần, có các bản nhạc nổi tiếng được phát hành đến hàng chục ngàn bản, lợi nhuận sẽ tăng lên nhiều lần.

Trong 1 giai thoại được MC Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại, chỉ với 1 bài hát Thành Phố Buồn, nhạc sĩ Lam Phương đã thu được 12 triệu tiền bán bản quyền in nhạc tờ, tức là bằng với thu nhập trong 40 năm của bộ trưởng thời đó. Vậy mới thấy “nền công nghiệp in nhạc tờ” thời đó có mức lợi nhuận rất khủng khiếp. Kể từ năm 1970 mỗi nhạc phẩm nổi tiếng, được công chúng yêu thích sẽ được nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam trả bản quyền cho tác giả từ 20.000 đồng lên đến 50.000 đồng mỗi bài.

Xin nói thêm về thời giá vào thập niên 1970. Một tô phở loại ngon có giá 5 đồng. Lương giáo sư là khoảng 5200 đồng/tháng, và lương bộ trưởng là khoảng 25.000/tháng. Như vậy chỉ cần phát hành vài tờ nhạc, Lê Mộng Bảo đã thu được số tiền vượt xa lương của bộ trưởng.

Năm 1975, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo tích trữ được một số tiền, vàng và bất động sản rất lớn, nhưng sau khi tù về, ông xem như trắng tay. Trước đó, với cương vị là một nhạc sĩ, một giám đốc có quyền hạn lớn, ông chưa một lần bước lên sân khấu để trình diễn. Nhưng sau khi trở về từ trại vào năm 1981 với đôi mắt bị thương tật, ông phải đi hát dạo, sống lay lắt với nhóm Phi Thoàn, Khả Năng.


Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Phận Nghèo của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo

Năm 1971, Lê Mộng Bảo sáng tác ca khúc Phận Nghèo rất nổi tiếng, cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều ca sĩ hát lại. Ông viết ca khúc nghèo nhưng thời điểm đó ông không nghèo, ngược lại, ông là một trong những nhạc sĩ giàu có nhất. Nhưng chỉ vài năm sau bài hát đó, ông trở nên nghèo thật. Bài hát như là lời dự cảm kỳ lạ của vị nhạc sĩ với hoàn cảnh của mình trong tương lai.

Năm 1993, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo sang Mỹ diện HO, nhưng lúc này ông đã tròn 70 tuổi, phải sống trong một căn nhà nhỏ 25m vuông ở Cali và thuộc diện trợ cấp của chính quyền. Những năm cuối đời, ông bị nhiều căn bệnh hành hạ, trong đó có chứng bệnh kinh niên về hô hấp, rồi những nỗi buồn xâu xé tâm hồn vì sự biến đổi của thời thế.

Năm xưa, khi Lê Mộng Bảo vào Sài Gòn để quản lý nhà xuất bản Tinh Hoa ở miền Nam, tài sản của ông chỉ có chiếc xe đạp. Rồi sau đó ăn nên làm ra, ông đổi lên VeloSolex, rồi đến Mobylette, sau đó là xe Dauphine của hãng Renault và sau cùng xe Madza của Nhật, loại xe hơi được nhà giàu Sài Gòn ưa chuộng vào những năm 1970. Nhưng trong hơn 10 năm sinh sống ở Mỹ, ông chỉ biết có xe buýt và ngay cả điện thoại đường dài cho bạn bè mà ông cũng không dám sử dụng vì sợ tốn kém.

Năm 1971, khi đang ở đỉnh cao, Lê Mộng Bảo viết Phận Nghèo với lời hát:

Em ơi, nghèo khó có gì là tội, phải không em, hãy trả lời anh đi.
Đừng nhẫn tâm làm thinh…

Lời hát này đã linh nghiệm vào ông những năm tháng cuối đời.

Ông cho biết thập niên 1990, 2000, mặc dù ông đang định cư ở Mỹ, nhưng rất nhiều trung tâm hải ngoại sử dụng nhạc của ông mà không hỏi qua một tiếng, thậm chí không điền tên tác giả khi in CD, DVD để bán, và dĩ nhiên ông cũng không được nhận được đồng tác quyền nào dù ông đang sống cơ cực trên xứ người.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lê mộng bảo
Share992TweetPin

Xem bài khác

Bút danh “Hoa Linh Bảo” trong ca khúc “Đổi Thay” là của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo hay là Anh Bằng?
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bút danh “Hoa Linh Bảo” trong ca khúc “Đổi Thay” là của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo hay là Anh Bằng?

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo sử dụng bút danh Hoa Linh Bảo trong các ca khúc nổi tiếng Đổi Thay,...

by admin
October 8, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc  nhạc vàng...

by admin
October 7, 2019
Hoa Linh Bảo
Nghệ sĩ

Hoa Linh Bảo

Ông sinh năm 1923 tại Huế, trong một gia đình gốc Phúc Kiến. Năm 18 tuổi, ông ra Hà Nội...

by admin
February 23, 2013
Next Post
Tuyển chọn những hình ảnh Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh

Tuyển chọn những hình ảnh Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Âm nhạc hải ngoại sau năm 1975 được hình thành như thế nào?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Quán Văn

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Những hồi ức về ca sĩ Anh Tú qua lời kể của anh chị em và bạn bè

Vĩnh biệt nhạc sĩ Phượng Vũ – Tác giả Áo Nhà Binh, Cánh Thư Mùa Hạ…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tác giả của “Không”, “Buồn Ơi Chào Mi”, “Tình Khúc Chiều Mưa”…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài Cát Bụi (Trịnh Công Sơn) – Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?

Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Gợi giấc mơ xưa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.