ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Hình ảnh xưa của trường Pétrus Ký – Ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

2019/12/01
in Saigon xưa
Hình ảnh xưa của trường Pétrus Ký – Ngôi trường lớn của nhiều thế hệ Sài Gòn

Nhắc đến trường Trung học Pétrus Ký là nhắc đến niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học ở một ngôi trường nổi tiếng của Sài Gòn. Sài Gòn thuở hơn trăm năm trước đã có vài ba ngôi trường do người Pháp xây dựng dành cho con em người Việt hoặc con cái người Pháp theo học. Những ngôi trường này đều nằm trong khu vực trung tâm Sài Gòn. Riêng trường Pétrus Ký lại được xây cất tại vùng Chợ Quán vào thời gian ấy khu vực này còn rất vắng vẻ, các cơ sở gồm hai và ba tầng được xây cất trên một diện tích trên 8 mẫu đất. Niên khoá đầu tiên 1928-1929 có 200 học sinh.

Ngôi trường Pétrus Ký ban đầu là một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (tức là trường Lê Quý Ðôn ngày nay). Tuy nhiên trường thu nhận toàn bộ là học trò người Việt, dạy từ lớp 6 đến lớp 12. Nhiều học sinh các tỉnh, sau khi xong bậc tiểu học ở quê, có thể lên Sài Gòn dự thi vào trường. Về sau, từ thời Ðệ nhất Cộng Hoà, do số học sinh tăng nhanh, muốn vào trường công lập phải qua kỳ thi tuyển sinh gắt gao, nên học sinh nào đậu vào trường là niềm hãnh diện lớn cho bản thân và cả gia đình.

Về tên gọi của trường Petrus Ký, tháng 12-1929, sau khi khánh thành tượng đồng của nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký ở công viên trước dinh Norodom (nay là dinh Độc Lập), trường chính thức mang tên là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn gọi tắt là Pétrus Ký và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Ngày 6-12-1937, nhân lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà văn hóa, nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký, trường đã đặt tượng bán thân bằng đồng của ông Pétrus Trương Vĩnh Ký tại giữa sân trường.

Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Sylve Raffegeard (Pháp) thực hiện từ năm 1889, khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký còn tại thế.

Thập niên 1950, một số cơ sở và đất đai của Trường Pétrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để dùng cho những cơ quan giáo dục khác như Trường Quốc gia Sư phạm, Trường trung tiểu học Trung Thu, Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục…

Ba dãy lầu lớn của Trường Pétrus Ký được dùng cho ĐH Khoa học và ĐH Sư phạm. Nhà tổng giám thị Pétrus Ký được dùng làm Trung tâm Thính thị Anh ngữ, một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số viên chức Bộ Giáo dục Sài Gòn.

Tuy bị cắt xén nhiều nhưng Trường Pétrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam.

Trường Pétrus Ký là một tổng hòa công kiến trúc đẹp, gói gọn trong khuôn viên xanh, rộng rãi lên tới 8ha. Với những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang lát gạch ca rô ẩn nấp phía dưới những mái vòm cong độc đáo được xem là những điểm nhấn đặc biệt của ngôi trường.

Có thể nói đây là tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Tây tổng hòa với nền giao thoa văn hóa bản địa Á Đông, tạo ra lối kiến trúc Đông Dương, đặc trưng cho một thời kỳ lịch sử Việt Nam.

Cụ thể, phía dưới là tường dày 1-1,2m, các vòm, các trụ, trang trí trên trụ, trên vòm… là theo kiến trúc Pháp. Hành lang được bao quanh bằng lan can có các “con tiện” theo kiểu Pháp. Thế nhưng kiến trúc phía trên là mái ngói lợp dốc theo kiểu Á Đông để thoát nước mưa tốt.

Sắt, gạch, ximăng… để xây dựng ngôi trường được đưa từ Pháp qua.

Mặt bằng Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký gồm ba dãy nhà dài. Khu A của trường gồm: cổng ngoài (giáp đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay), cổng chính vào sân trường, trên có tháp chuông đồng hồ, ba dãy phòng học hình chữ U một trệt, một lầu với hành lang rộng, cửa vòm, cột vuông, tường gạch, mái ngói đỏ, đầu hồi trang trí hoa văn… nay vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn.

Bốn dãy này bao quanh thành kiểu hình vuông, bao sân lớn ở chính giữa có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho sân trường.

Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu học tập, trường đã xây dựng thêm khu B, khu C và khu luyện tập thể thao. Các công trình mới xây dựng vẫn đảm bảo sự hài hòa với các công trình đã có.

Ngôi trường lớn của nhiều thế hệ thầy trò Sài Gòn

Muốn vào học Trường Pétrus Ký, học sinh ưu tú, xuất sắc của Sài Gòn và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy nên học sinh Pétrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi.

Trở thành học sinh của Pétrus Ký đã là ước mơ của biết bao thế hệ học sinh ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.

Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ hiếm trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng Trường Pétrus Ký. Sau khi vào cổng, học sinh đứng xếp hàng dưới những tàng cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.

Phần đông giáo viên Pétrus Ký là thầy cô được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo viên Pétrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục Sài Gòn sau khi dạy ở trường.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa của ngôi trường danh tiếng này:

Công trường xây dựng trường Petrus Ký ở Sài Gòn thập niên 1920.
Toàn cảnh trường Petrus Ký nhìn từ trên cao, thập niên 1920. Một số tòa nhà của trường thời điểm này đang được thi công.
Cánh cổng có hai tầng (bên trái) ở mặt trước, hình ảnh mang tính biểu tượng về trường Petrus Ký.
Tiểu cảnh cây xanh ở mặt trước của trường.
Từ cổng nhìn về khu nhà chính của trường.
Sân danh dự nằm giữa các tòa nhà ở trung tâm.
Sân trong của trường được dùng làm sân tập thể dục thể thao cho học sinh.
Tòa nhà khu nội trú nằm bên sân vận động.
Các dãy hành lang có mái che liên kết các tòa nhà của trường
Giờ tan trường vào một ngày của thập niên 1930.
Toàn quyền Philipines Davis M. Robin thăm trường Petrus Ký vào tháng 2/1931.
Một nhóm học sinh Petrus Ký chụp ảnh kỷ niệm cùng thầy giáo.
Giờ học môn địa lý

Tổng hợp

Share3858TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy - Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Bên Ni Bên Nớ” (Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Nước Mắt Mùa Thu” (Phạm Duy) – Ca khúc viết riêng cho tiếng hát Lệ Thu

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.