ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Hình ảnh xưa của Opera House – Nhà hát đầu tiên của Sài Gòn từng là trụ sở Quốc Hội và Hạ Nghị Viện

2019/07/29
in Saigon xưa
Hình ảnh xưa của Opera House – Nhà hát đầu tiên của Sài Gòn từng là trụ sở Quốc Hội và Hạ Nghị Viện

Nhà hát Thành phố ở Sài Gòn có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây là nhà hát lâu đời nhất của Sài Gòn, khánh thành từ năm 1900. Đến năm 1955, khi đệ nhất cộng hòa được thành lập thì chính quyền đã đổi công năng của Nhà Hát thành nhà Quốc Hội.

Từ năm 1963 đến năm 1967, vì quốc hội bị giải tán nên tòa nhà này mang tên là Nhà Văn Hóa. Đó là thời điểm đệ nhất cộng hòa bị lật đổ, đệ nhị cộng hòa chưa hình thành và Miền Nam Việt Nam do hội đồng quân sự lãnh đạo nên không có quốc hội.

Năm 1967, khi quốc hội chính quy được tái lập, chia thành 2 viện giống như nhiều nước phương Tây khác là Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện. Chính quyền chọn Trụ sở Quốc Hội cũ (tức Nhà hát) để làm Trụ sở Hạ Nghị Viện, và chọn Hội Trường Diên Hồng làm trụ sở Thượng Nghị Viện.

Sau năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Opera House trở lại công năng ban đầu là nơi trình diễn nghệ thuật, đổi tên thành Nhà Hát Thành Phố cho đến nay.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Lịch sử hình thành của Nhà Hát Thành Phố

Một thời gian không lâu sau khi chiếm được thành Gia Định (năm 1863), người Pháp đã đưa đoàn hát đầu tiên từ chính quốc sang biểu diễn phục vụ cho quan chức, sĩ quan, binh lính Pháp tại Sài Gòn. Do lúc đó chưa có rạp nên đoàn hát diễn tạm ở nhà gỗ của thủy sư đề đốc La Grandière, tại nơi gọi là Công trường Đồng Hồ (Place de l’Horloge) (góc đường Nguyễn Du – Đồng Khởi hiện nay).

Tuy nhiên không gian chật hẹp đó không đáp ứng được nhu cầu giải trí tăng cao của người Pháp, chính quyền quyết định xây một Nhà Hát Lớn. Tuy nhiên chi phí cho việc này rất lớn, chưa xin được ngân sách từ chính quốc nên chính quyền Pháp owr Sài Gòn cho xây tạm một nhà hát nhỏ tại lô đất ở đường Catinat, bên cạnh vị trí dự định xây Nhà Hát Lớn (là vị trí khách sạn Caravelle sau này). Đến năm 1898, khi đã có ngân sách thì Opera House mới bắt đầu được khởi công xây dựng.

Mặc dù Opera House là công trình để phục vụ người Pháp nhưng dự án này lại không được chính người Pháp ở Sài Gòn ủng hộ, thậm chí rất nhiều ý kiến phản đối, vì cho rằng nhà hát tương đối nhỏ (chưa đầy 600 ghế) mà chi phí lại quá lớn, tiêu tốn tới 2.500.000 francs. Mặc dù vậy dự án vẫn được triển khai, vì ông thị trưởng Paul Blanchy cho rằng một thành phố lớn như Sài Gòn phải có nhà hát lớn dùng cho hoạt động văn hóa, xứng đáng với vị thế thành phố trung tâm của Nam Kỳ.

kiểu dáng nguyên thủy của Nhà Hát

Sau khi khánh thành vào đúng ngày đầu tiên của thế kỷ 20 (1-1-1900), nhà hát được người dân Việt gọi là nhà hát Tây, bởi vì chỉ có các đoàn hát của Tây phục vụ cho người Tây. Việc mời các đoàn hát từ Pháp qua lấy từ ngân sách Thành phố nên bị phản đối, ít khi được sử dụng.

Trước tình hình đó, vào năm 1918 chính quyền đã cho phép Opera House mở cửa cho cả người bản xứ. Đó là ngày 18-11-1918, lần đầu tiên người Việt Nam tổ chức biểu diễn tại Opera House với một màn trình diễn kịch pha cải lương.

Nhưng ngay cả việc có thêm các chương trình của người Việt cũng không cứu vãn được sự vắng vẻ, vì “khách ăn chơi bị các hộp đêm, quán ăn có nhạc, có khiêu vũ giúp vui thu hút gần hết, còn một mớ khác lại thích cine, chớp bóng nói, vừa lạ vừa hấp dẫn hơn” (Vương Hồng Sển).

Opera House được xây dựng trên diện tích gần 3.200 m2, gồm một trệt, hai lầu với kiến trúc mặt tiền cũng như các họa tiết hoa văn khá giống bảo tàng Petit Palais tại Paris được khánh thành trong cùng năm. Ngoài sân khấu chính với gần 600 chỗ ngồi, rạp được trang bị hệ thống ánh sáng hiện đại. Các họa tiết trang trí lẫn vật liệu xây dựng chính đều được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp qua.

Với kiến trúc kiểu cổ, với các phù điêu hoa văn và nhiều họa tiết, cùng với hai pho tượng nữ thần trước cửa vào theo phong cách Phục Hưng, dù nhận được nhiều lời khen nhưng sau này cũng không ít ý kiến chỉ trích là chi tiết rườm rà, nệ cổ… vì vậy mà đến năm 1944 có đợt tu sửa lại nhà hát, rất nhiều họa tiết trang trí và cả hai pho tượng lớn cũng bị tháo dỡ nhằm tạo nên một bộ mặt hiện đại, trẻ trung và tươi mới cho Nhà hát Thành Phố.

Quốc Hội năm 1956

Sau 1954, Nhà hát Thành Phố được chuyển công năng thành Tòa nhà Quốc hội của Đệ Nhất Cộng Hòa, rồi thành Hạ nghị viện của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Xen giữa thời gian đó, nơi này từng được mang tên là Nhà Văn Hóa. Người ta phải thay đổi lại bộ mặt cho phù hợp với công năng mới, các họa tiết hoa văn nhỏ tiếp tục bị dỡ hẳn. Phần họa tiết trang trí hoa văn trên cửa đi vào được thay đổi thành các đường kẻ sọc ngang gợi hình ảnh quả địa cầu. Lối kiến trúc tạo đường nét vuông vức để phù hợp với vị thế của một trụ sở hội họp chính trị.

Nhà Văn Hóa năm 1964
Sau đó là nhà Hạ Nghị Viện của Đệ Nhị Cộng Hòa

Hơn 40 năm sau, kế hoạch phục chế Nhà hát Thành Phố lại quyết định phục dựng như nguyên bản ban đầu, tức là trả lại các hoa văn và tượng y như cũ, đồng thời trả lại công năng ban đầu là biểu diễn các chương trình nghệ thuật sân khấu, hòa nhạc, thậm chí cả biểu diễn xiếc… Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn tiếp tục bị kèm thêm công năng phụ là dùng để làm các cuộc hội họp, mít-tinh chính trị thường xuyên.

Nhiều chuyên gia đã lên tiếng không đồng tình vì cho rằng việc tổ chức hội họp chính trị trong khuôn viên của một nhà hát là không phù hợp, chưa kể nếu có chương trình biểu diễn ban đêm mà ban ngày dùng hội họp thì chương trình không thể tập dợt, phối hợp với nhau vì mất chỗ.

Nhà hát Thành Phố vào hiện tại, đã được phục chế theo nguyên bản

Năm 1998, khi đã hoàn thành việc phục chế nhà hát, các cuộc hội họp chính trị đã không còn được tổ chức tại đây nữa. Lý do là lúc này hai pho tượng nữ thần bằng đá trước cửa nhà hát đã được phục chế, trả lại không gian nhà hát đúng với công năng biểu diễn nghệ thuật, không phù hợp với mục đích chính trị nữa.

Sau đây mời các bạn xem lại những hình ảnh của Opera House theo năm tháng

Hình ảnh trước năm 1955:

Hình ảnh từ 1955-1963 (trụ sở Quốc Hội):

Hình ảnh từ 1963-1967 (khi mang tên là Nhà Văn Hóa):

Hình ảnh từ 1967-1975 (trụ sở Hạ Nghị Viện):

Hình ảnh sau năm 1975:

nhacxua.vn biên soạn

Share1373TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Cảm nhận âm nhạc: “Thu Ca” của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương – Nỗi niềm của người lữ khách xa quê

Cảm nhận âm nhạc: "Thu Ca" của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương - Nỗi niềm của người lữ khách xa quê

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Họa sĩ Duy Liêm – Người vẽ bìa tờ nhạc nổi tiếng nhất trước 1975

Xem lại Thẩm Thúy Hằng trình diễn ca khúc đã “thất truyền” của nhạc sĩ Trúc Phương trong phim Tơ Tình năm 1963

Những dòng xe nổi tiếng thế giới trên đường phố Sài Gòn trước 1975 qua loạt ảnh xưa (Phần 2)

Nhạc sĩ Lê Văn Chánh (thân phụ ca sĩ Như Quỳnh) và ca khúc “Tình Đầu” – Mối tình đầu đẹp và nhiều xót xa

Nhớ Sĩ Phú – Người lính hát tình ca

Đôi điều về bút danh sáng tác “Trịnh Lâm Ngân” của 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

Hoàn cảnh sáng tác “Chờ Người” của nhạc sĩ Khánh Băng – Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá…

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.