ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Nữ sĩ Lệ Khánh và chuyện tình ngang trái trong bài hát “Vòng Tay Nào Cho Em”

2019/06/12
in Xuất xứ bài hát
Nữ sĩ Lệ Khánh và chuyện tình ngang trái trong bài hát “Vòng Tay Nào Cho Em”

Vào những năm thập niên 60, trên thi đàn xuất hiện một nữ sĩ làm xôn xao dư luận trong giới văn nghệ cũng như ở ngoài giới độc giả, đó là Lệ Khánh. Cô đang sống ở thành phố sương mù mộng mơ Đà Lạt, thành phố của tình yêu, nhưng tình yêu ngoài đời của Lệ Khánh đã đem lại cho cô nhiều khổ lụy, ngang trái. Và cũng chính nhờ vào nỗi éo le bi thiết của mối tình “Yêu một người không phải là của mình” này mà Lệ Khánh đã có những bài thơ để lại cho đời:

Tác phẩm đã xuất bản:

  • Em là gái trời bắt xấu (thơ tập 1, 2, 3, 4, 5) – Khai Trí Sài gòn xuất bản: 1964- 1965- 1966.
  • Vòng tay nào cho em (thơ 1966)
  • Nói với người yêu (thơ 1967)

Nhà thơ Lệ Khánh tên thật là Dương Thị Khánh sinh năm 1944 tại Thừa Thiên Huế. Tựa đề tập thơ Em Là Gái Trời Bắt Xấu đã gây hấp dẫn cho bạn đọc và càng làm cho Lệ Khánh nổi tiếng thêm. Người ta tìm đọc thơ của Lệ Khánh để xem thử tác giả “xấu cỡ nào”. Nhưng thật ra nữ sĩ không xấu, trái lại nhan sắc của cô đã làm bao nhiêu chàng trai thuở ấy ngẩn ngơ, chân bước không đành.

Một tiểu thư con của phó thị trưởng Đà Lạt, một nhà thơ nổi tiếng, một hoa khôi của xứ sở sương mù. Ngang trái thay cô lại phải lòng với nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm sinh năm 1932 tại Bắc Việt, ông đã lập gia đình từ năm 1956.

Nhạc sĩ Thục Vũ

Xem bài khác

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Vốn cùng là nghệ sĩ, họ đã đồng cảm đồng điệu nhau qua lời thơ tiếng nhạc. Mối tình ngang trái nhưng đẹp và thơ mộng của hai người đã dấy lên cơn bão dư luận của một thời. Năm ấy cô vừa tuổi 20, nhạc sĩ Thục Vũ đã phổ nhạc bài Vòng Tay Nào Cho Em, thơ của Lệ Khánh. Giới yêu nhạc yêu thơ xôn xao, có người thì thương cảm cho cặp nghệ sĩ này, còn có người thì khắt khe lên án không tiếc lời.


Nghe Thanh Tuyền hát Vòng Tay Nào Cho Em

Lời bài hát Vòng Tay Nào Cho Em chứa đựng những ân tình chất chứa dành cho người con gái mang phận trái ngang, lỡ yêu một người đã có vợ hiền và một đàn con:

…
Vòng tay anh đã lỡ ôm cả một đàn con
Ôm cả người vợ hiền
Còn vòng tay nào nữa anh dành lại cho em
Như lời anh thường nói khi chúng mình yêu nhau

Anh hãy về đi với vợ hiền
Và đàn con nhỏ còn ngây thơ
Phần em chỉ sống bơ vơ
Tình ta đành lỡ duyên nhau
Thì xin hãy hẹn mai sau…

Nguyên tác bài thơ Vòng Tay Nào Cho Em của Lệ Khánh:

“Lỡ yêu người có vợ con
Thì đừng nói chuyện sắt son mà buồn”
“Vòng tay này ôm vợ
Còn vòng tay nào anh ôm em?”

Mấy ngày đi qua trong hạnh phúc êm đềm
Chừ trả lại để mai về xứ lạnh

Vẫn vòng tay với tình yêu hiu quạnh
Buốt giá nào trong tâm sự nhớ thương
Còn gì đâu ngoài những nụ hôn buồn
(Cho nhau đó, có bao giờ miễn cưỡng?)

Em chợt hiểu nhưng bằng lòng tận hưởng
Ái ân này sao ngắn ngủi yêu đương?
Đây, cho anh nguồn hạnh phúc trong hồn
Đẫm nước mắt nhưng tròn câu chân thật

Vòng tay anh chắc giờ đây quá chật?
Ôm vợ hiền, ôm con dại còn đâu
Vâng, còn đâu người con gái đến sau
Thương, nhớ, tiếc sao ngỡ ngàng biết mấy?

Mối tình của nhạc sĩ và nhà thơ vẫn thắm thiết bất chấp dư luận. Họ đã có với nhau một đứa con tên là Vũ Khánh Thục. Người vợ của nhạc sĩ Thục Vũ tuy biết nhưng không làm lớn chuyện, ngược lại bà còn đến bệnh viện để thăm nom và chăm sóc trong ngày Lệ Khánh sinh đứa con đầu lòng.

Vượt ra ngoài vòng luân lý và dư luận của xã hội, tình yêu của họ quyện vào nhau như thơ với nhạc, những bài thơ diễm tình của Lệ Khánh được viết lên trong khung cảnh thơ mộng của Đà Lạt:

“Hôm nay trời vào thu
Đà Lạt lắm sương mù
Cây khô buồn trút lá
Gió ven hồ bay xa

Mây thu lờ lững trôi
Lồng lộng gió lưng đồi
Xin anh đừng giận dỗi
Viết thư về thăm em…”

Nhạc sĩ Thục Vũ đã phổ nhạc bài này lấy tên là “Tình Người Hậu Tuyến”. Lúc đó Thục Vũ đang là sĩ quan quân đội VNCH.


Nghe Thanh Tuyền hát Tình Người Hậu Tuyến

Sau năm 1975 ông đã đi học cải tạo và đã bị bịnh mất một năm sau đó, để lại cho bà Thục Vũ 5 đứa con và Lệ Khánh 1 đứa con.

Đã gian nan với cuộc tình, Lệ Khánh còn gian truân nhiều với cuộc đời sinh kế. Nhà thơ đã từng tảo tần ngược xuôi buôn bán ở Sài Gòn, đã từng đi kinh tế mới, kiếm từng gánh củi về bán lấy tiền nuôi con. Sau này khi con đã lớn khôn, Lệ Khánh quay về Đà Lạt, quay về với nơi một thời đã chứng kiến tình yêu của “Em Là Gái Trời Bắt Xấu”.

Mọi thứ đều bể dâu, còn tình yêu và thơ thì mãi ở lại. Những bài thơ da diết tình sầu của Lệ Khánh nếu có lần tìm đọc lại thì cảm xúc về mối tình yêu ngang trái của người Đà Lạt, đã bất chấp thời gian để đưa chúng ta về lại với những ngày thơ mộng đẹp đẽ tha thiết yêu đương. Nỗi đam mê như mây hồng tuổi trẻ vẫn quấn quýt với núi đồi sương khói, như nắng chan hòa vẫn tô thắm màu môi hoa anh đào của thiếu nữ Đà Lạt.

Dù là trái ngang, nhưng mối tình của Lệ Khánh và Thục Vũ được giới văn nghệ cho là đẹp và nên thơ. Tình yêu nghệ sĩ của họ kết tinh từ những giọt sương mai lóng lánh sau sương mù của trời Đà Lạt để đi vào thi ca và âm nhạc.

“Bao giờ em hết làm thơ
Để mà đừng khóc duyên hờ chị ơi
Mấy lần… bài cuối đây rồi
Mà sao chưa cuối những lời thơ đau”

Và tất nhiên là nét đẹp tuyệt cùng của nghệ thuật cũng kết tinh từ đoạn trường khổ ải của mối tình nghệ sĩ, đã được vận vào tình duyên của nữ sĩ, trước đó đã lấy bút danh là Lệ Khánh, nước mắt nhiều hơn nụ cười.

Bài thơ “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” cũng được Thanh Ngọc & Hồng Lâm phổ nhạc thành bài hát cùng tên và nổi tiếng trước 75 qua tiếng hát danh ca Thanh Thúy.


Nghe Thanh Thúy hát Em Là Gái Trời Bắt Xấu

Bài thơ Em Là Gái Trời Bắt Xấu của Lệ Khánh:

Chiều chúa nhật đợi chờ anh mãi mãi
Sao trễ giờ cho chua xót anh ơi
Hẹn hò chi? Chừ lỡ dở cả rồi
Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt

Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Liệu người ta đáp trả lại hay không
Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng
Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới

Anh hẹn đúng hai giờ anh sẽ tới
Nhưng sao chừ trời đã tối… anh đâu
Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu
Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó

Tôi gục mặt khóc thầm bên cửa sổ
Mà cô đơn trời hỡi vẫn cô đơn
Nơi xa xôi, anh có biết tôi buồn
Anh có biết tôi cười mắt ngấn lệ

Anh lỗi hẹn hay là anh đến trễ
Cho chiều nay đường phố lạnh mưa thu
Và đêm nay thành-thị ướt sương mù
Người con gái gục đầu thương mệnh bạc

Chuyện thủy-chung biết lấy gì đổi chác
Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay
Sao yêu anh cho đau khổ thế này
Thà câm nín như ngày xưa anh nhỉ ?

Vì Thượng-Đế đày tôi làm Thi-Sĩ
Nên tâm tình trào ngọn bút thành thơ
Dâng riêng anh anh nhận lấy, hững hờ
Tôi hổ thẹn bực mình đem đăng báo

Thiên hạ đọc bảo nhau rằng tôi láo
Đẹp như tiên vờ nói xấu vô duyên
Buồn không anh? Một số kiếp truân chuyên
Làm con gái không bạc vàng nhan sắc

Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Người ta sao? Không nói chuyện ân tình
Hẹn hò rồi còn nỡ để một mình
Tôi đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật

Lần sau nhé bận gì anh cứ khất
Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông
Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng
Tôi vẫn mặc để chờ anh trọn kiếp.

Nói thêm về nhạc sĩ Thục Vũ, ông sinh năm 1932 vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Ông tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneva chia đôi đất nước. Do đó, Thục Vũ kẹt lại ở miền Nam Việt Nam, bỏ lại phía bên kia bờ Bến Hải người vợ chưa cưới. Lúc còn học ở trường Chu Văn An, ông đã sáng tác bản nhạc đầu tiên có tên là “Duyên em” để tặng người yêu. Đến năm 1955, người vợ chưa cưới này di cư được vào miền Nam và họ chính thức tổ chức lễ cưới vào năm 1956. Nhạc sĩ Thục Vũ có một bài hát nổi tiếng khác nữa là Tình Mùa Chinh Chiến, được Minh Hiếu, Anh Khoa… hát trước năm 1975.

TRƯƠNG ĐÌNH TUẤN (Vui lòng không copy bài viết nếu không có sự đồng ý của nhacxua.vn)

Share7037TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Cựu binh Mỹ nhờ cộng đồng mạng tìm vợ và con ở Vĩnh Long sau 48 năm xa cách

Cựu binh Mỹ nhờ cộng đồng mạng tìm vợ và con ở Vĩnh Long sau 48 năm xa cách

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoài Cảm” – Những thanh âm tuyệt mỹ của nhạc sĩ Cung Tiến năm 14 tuổi

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

“Mười Năm Tình Cũ” của nhạc sĩ Trần Quảng Nam – “Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Chuyện tình đẹp và có hậu nơi “Giáo Đường Im Bóng” của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ

Bí ẩn nội dung của bài hát “Hai Vì Sao Lạc” (nhạc sĩ Anh Việt Thu)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.