ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Nỗi nhớ xích lô Sài Gòn

2019/12/11
in Saigon xưa
Nỗi nhớ xích lô Sài Gòn

Saigon Oct 1968 Pedicabs on Le Loi

Thỉnh thoảng đi giữa phố, tôi lại nhớ những chiếc xe xích lô hiền lành qua lại giữa những cơn nắng gay gắt của Sài Gòn ngày trước.

Giữa nhịp sống ồn ào của Sài Gòn hoa lệ, giữa những loại xe sang trọng, bóng loáng cứ phóng nhanh vun vút, xích lô như một chàng trai vừa lớn, ngơ ngác nhưng không dại khờ, quê mùa nhưng không mặc cảm, hiền lành nhưng không e ngại rụt rè, cứ hồn nhiên đi lại, cứ nhẩn nha từng bước thong dong giữa ngồn ngồn các loại xe, giữa đám đông người xênh xang áo mũ…

Tôi nhớ những chiếc xích lô với ba chiếc bánh lăn tròn, với bác tài ngồi cao hơn cái mui xe làm bằng một loại vải dầy có thể bật lên che nắng hoặc xếp lại đón ngọn gió lùa mát mặt, bay tóc, nhớ lòng xe nhỏ vừa đủ một người ngồi hoặc hai người yêu nhau ngồi vừa đủ ấm, nhớ những ngày mưa ngồi sau tấm bạt che ngang, chỉ hở vừa đủ con mắt nhìn mưa ngang qua phố. Xích lô có cái thắng dưới cái yên ngay chỗ ngồi của bác tài, cứ mỗi lần đến ngã tư gặp đèn đỏ tiếng cái thắng rít lên là vài người quay đầu lại nhìn bác tài cười vu vơ.

Ngày ấy, cùng với xe lam, xích lô là thứ phương tiện đi lại quen thuộc của người Sài Gòn. Nó còn là cái cần câu cơm của nhiều người lao động nghèo thành phố, nó là hình ảnh quen thuôc nhưng lại mộc mạc, gần gũi từ người dân bình thường cho đến những người giàu có của hòn ngọc Viễn Đông.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Buổi sáng tinh mơ, khi những quán cà phê bắt đầu dọn hàng là những chiếc xích lô cũng bắt đầu thức giấc rời khỏi những con ngõ nhỏ phóng nhanh giữa phố vắng thênh thang để bắt đầu cho cuộc mưu sinh. Không có thứ hàng gì mà “chàng trai mới lớn hiền lành” này không gánh vác. Có những chuyến hàng chất cao nghệu, bác phu cứ phải vươn cổ nhìn về phía trước, hoặc lòng xe là một người khách to lớn, tội nghiệp bác tài gầy gò cong lưng đạp qua những con phố đông. Những ngày giáp tết những chiếc xích lô cũng nhộn nhao mang mùa xuân về khắp phố.

Có buổi trưa nào tình cờ đi qua một con đường rợp mát bóng cây hoặc một ngã tư quen thuộc, có thể ta sẽ bắt gặp một chiếc xích lô nằm ngơi nghỉ, bác tài già nằm ngủ ngon giấc trưa, vài giọt nắng xuyên qua bóng lá nhảy nhót trên khuôn mặt mệt nhọc, trên vai áo sờn bạc để thoáng thương cảm, ngậm ngùi. Có những đêm khuya về muộn, thoáng thấy chiếc xích lô đơn độc đi trong lòng phố, vòng xe nghiến xuống mặt đường, tiếng lá vỡ vụn… cảm nhận nỗi buồn mênh mang của thân phận làm người.

Hồi đó những chiếc xích lô thường gắn thêm cái chuông như cái chuông xe đạp nghe rất vui tai, giữa buổi trưa vắng, tiếng kính-coong của chiếc xích lô như tiếng gọi khẽ của sự trở về, tôi còn nghe kể lại ngày xưa xích lô còn đeo thêm một ngọn đèn nhỏ như chiếc đèn bão trên mui xe nhằm báo hiệu sự có mặt của mình cho những loại xe khác.

Tôi nhớ những lần rời thành phố để trở lại rừng – nơi tôi dạy học – từ nhà một người bạn ở Nguyễn Tri Phương, tôi đi xích lô ra bến xe Ngã Bảy Lê Hồng Phong bây giờ. Nhà bác tài xích lô gần nhà Xuân – người bạn của tôi, có lần hai đứa cùng đi, có lần chỉ có mình tôi.

Đôi tình nhân Sài Gòn xưa đang cùng ngồi trên xích lô

Tháng mười hai, sáng sớm trời Sài Gòn se se lạnh, tôi ngồi trong chiếc xích lô, mắt lơ đãng nhìn hai bên phố. Đường buổi sáng rộng thênh thang, bỗng nhớ nhà, nhớ Sài Gòn ngay khi chưa từ biệt, chiếc xe chạy chậm, có lẽ bởi bác tài cũng khá già, thỉnh thoảng chiếc xe lại nghiêng vì vấp phải một viên đá lớn. Có lần tôi khóc thầm khi ngồi trên chuyến xích lô ra bến…, và bao giờ tôi cũng trả bác tài hơn số tiền phải trả .

Những chuyến xích lô đã trở thành một hình ảnh kỉ niệm trong một phần đời xưa cũ của tôi.

Năm ngoái có dịp ra Nha Trang, buổi tối, tôi và vài ngưởi bạn cũng đi xích lô từ đường Trần Phú về khách sạn, nhằm những ngày Festival Biển nhưng những bác tài ở thành phố này cũng thật thà, dễ thương làm chúng tôi bất ngờ. Suốt con đường về khách sạn chúng tôi hỏi bác về gia đình, về cuộc mưu sinh, chiếc xích lô ì ạch chạy suốt con đường đẹp nhất thành phố về khách sạn. Tôi cứ cầu trời mau đến vì tội nghiệp bác tài, rồi lại chạnh nghĩ, nếu chúng tôi không gọi xe, trở về nhà với chuyến xe không, lòng bác có buồn và nặng nhọc nỗi lo lắng hơn không? Về đến khách sạn chúng tôi cũng trả nhiều hơn số tiền thỏa thuận, nhìn nụ cười hiền trên khuôn mặt khắc khổ cứ thấy lòng xốn xang… Không biết bây giờ Nha Trang có còn xích lô không nhỉ?

Xích lô bây giờ cũng là quá khứ, cái thứ quá khứ vất vả có thể nhiều người muốn quên nhưng nhiều người luôn nhớ… Nó là hình ảnh cùa Sài Gòn xa xưa, Sài Gòn trong veo ngày tôi thiếu nữ.

VK

Share4539TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
“Chân Quê” của Nguyễn Bính – Từ thơ đến nhạc

"Chân Quê" của Nguyễn Bính - Từ thơ đến nhạc

Comments 2

  1. Hau Duong says:
    3 years ago

    Có vẻ trong số họ là quân nhân được giải ngũ hay sao ý , vì tôi cũng thường bắt gặp các bác tài xích lô mặc áo trận.

    Reply
  2. Hau Duong says:
    3 years ago

    Có vẻ trong số họ là quân nhân được giải ngũ hay sao ý , vì tôi cũng thường bắt gặp các bác tài xích lô mặc áo lính

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Ca khúc “Hoài Cảm” – Những thanh âm tuyệt mỹ của nhạc sĩ Cung Tiến năm 14 tuổi

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ Paris nổi tiếng: “lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và cuộc tình định mệnh trong bài hát “Mười Năm Yêu Em”

Câu chuyện đằng sau bài nhạc phổ thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” (Từ Công Phụng – Du Tử Lê)

Biệt Ly và câu chuyện tiễn đưa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.