ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Những hình ảnh về xe máy trên đường phố Sài Gòn xưa: Honda Dame và Honda 67

2021/05/22
in Saigon xưa
Những hình ảnh về xe máy trên đường phố Sài Gòn xưa: Honda Dame và Honda 67

Từ nhiều năm qua, xe máy hiệu Honda luôn là thương hiệu phổ biến nhất Việt Nam, quen thuộc đến nỗi một thời gian dài người ta gọi là “xe Honda” để nói đến tất các loại xe gắn máy.

Trong số các dòng xe gắn máy từng một thời lưu hành khắp miền Nam trước năm 1975, xe Honda 67 (dành cho nam giới), cùng với xe Honda Dame (dành cho nữ giới) là các dòng xe thông dụng nhất. Trong bài viết này, xin nói đôi nét về lịch sử thương hiệu xe Honda từ thập niên 1960, và những hình ảnh một thời của xe Honda trên khắp nẻo Sài Gòn hơn nừa thế kỷ trước.

Xe máy hiệu Honda xuất hiện ở Miền Nam lần đầu là khoảng từ thập niên 1960, khi người Mỹ mua sang Việt Nam để sử dụng, đặc biệt là từ năm 1965, thường được quân nhân Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ đến doanh trại. Lúc đó xe Honda chưa được chính thức nhập cảng để người Việt mua chính hãng, mà được người Mỹ mua sang Việt Nam làm việc rồi khi về nước thì để lại, sau đó lọt ra thị trường và người Việt mua được.

Cho đến năm 1965, loại xe Honda được chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Honda Dame vào năm 1965. Tên chính thức của loại xe này là Honda C50, nhưng người ta quen gọi là Honda Dame. Xuất phát của tên gọi này là từ chữ tiếng Pháp Dame – nghĩa là quý bà, bởi vì C50 là loại xe dành riêng cho nữ giới.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Xe Honda Dame C50 dòng sản xuất trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, không cần đạp, nhưng những chiếc C50 nhập cảnh hàng loạt sau này lại không có tính năng tiện lợi này, phải đạp máy nổ bằng chân.

Năm 1966, Honda còn có một dòng sản phẩm dành cho nữ giới, gọn nhẹ hơn là Honda P50, có cấu tạo đặc biệt với bộ máy nằm ở sát bánh sau, truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cấu tạo này có ưu điểm là không bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm bớt số bộ phận, nhưng có khuyết điểm lớn là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu nhẹ, đuôi nặng, lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có phọt nhún nên sự va chạm có thể làm bể răng cưa ở vành bánh xe.

Honda P50

Sau năm 1969, Honda cải tiến dòng xe này để thành PC50, chuyển sang truyền động bằng xích.

Honda PC50

Xe Honda Dame dành riêng cho phụ nữ đi nên dùng ambrayage tự động, khi sang số chân không cần phải bóp embrayage tay mà chỉ cần giảm ga. Các hiệu xe Suzuki Dame hay Yamaha Dame cũng tương tự. Còn các xe gắn máy Nhật dành cho nam giới thì giống kiểu những chiếc môtô phân khối lớn ở chỗ không có pédale mà có cần đạp cho nổ máy, hai bên có thanh ngang để chân, bên phải là phanh chân, bên trái là cần sang số, embrayage tay trái, phanh trước tay phải, bình xăng phía trước.

Các xe này còn giống môtô ở chỗ hai bên bình xăng có hai miếng cao su để đầu gối áp vào cho êm. Một điều đặc biệt là yên xe thấp vừa với chiều cao người Á châu để cho người sử dụng có thể leo lên xe, chống xe dễ dàng hơn. Ngoài ra thì tay ga cũng vặn nhẹ nhàng chứ không nặng như xe của “Tây”, máy đạp nhẹ nhàng và dễ nổ. Nói tóm lại, các nhà chế tạo Nhật cho ra đời các dòng xe gắn máy dễ xài, tiện nghi hơn, phù hợp với dân Á Châu hơn với xe Châu Âu.

Xe Honda dần áp đảo tại các bãi xe của Sài Gòn xưa

Sau chiếc xe Honda Dame là sự xuất hiện của Honda dành cho nam giới là Honda SS50 đời 1966 (SS là chữ viết tắt của Super Sport), có màu đỏ hay đen, tay lái ngắn để người lái thu hẹp khoảng cách hai tay, giảm tiết diện cản gió. Xe không có đèn xi-nhan, hộp số có năm số và có thể đạt đến tốc độ tối đa đáng nể là 90km/giờ đối với một chiếc xe máy dung tích 50cc. Đó là một chiếc xe được vẽ kiểu với các đặc tính của xe đua. Tuy nhiên chiếc xe này không tiện dụng trong thành phố vì tay lái quá ngắn nên khó điều khiển.

Sang năm 1967, Honda sửa lại kiểu xe SS50 để tay lái rộng hơn, hộp số có năm số, sơn đen hoặc đỏ, có đèn xi-nhan, ống nhún trước có bọc cao su, tốc độ tối đa 80km/giờ, để trở thành xe Honda 67 huyền thoại về sau này. Kiểu xe đời 1967 đã đi vào lịch sử vì máy mạnh, chạy nhanh, được nhiều người ưa chuộng, và cùng với Honda Dame thì xe Honda 67 có lẽ là được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam: Một loại dành cho nữ giới, một loại dành cho nam giới.

Về sau Honda còn có rất nhiều kiểu khác nữa, nhưng Honda 67 vẫn được nhiều người biết đến nhất, là niềm mơ ước của hầu hết con trai mới lớn của một thời. Vì máy mạnh nên chiếc Honda 67 được dùng để kéo xe lôi thay cho các hiệu xe Đức trước đây.

Tổng hợp

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Ca khúc “Hà Nội Ngày Tháng Cũ” (nhạc sĩ Song Ngọc) và nỗi nhớ Hà Nội xưa của những người con xa xứ

Ca khúc "Hà Nội Ngày Tháng Cũ" (nhạc sĩ Song Ngọc) và nỗi nhớ Hà Nội xưa của những người con xa xứ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Như Mai – Tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

Các “gia đình âm nhạc” nổi tiếng nhất của tân nhạc Việt Nam sẽ xuất hiện trong Paris By Night 129

Vừa nhậu vừa hát bolero – yến tiệc giữa nhân gian

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ Minh Hiếu

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh (1942-2005)

Những chuyện tình của nhạc sĩ Vũ Thành An qua những bài không tên bất hủ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Một Mình (nhạc sĩ Lam Phương) – “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình…”

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

Ảo ảnh cuộc tình

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thu, Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển) – Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? –

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Đời Đá Vàng” (Vũ Thành An) – “Qua dầm dề mưa tuyết, mới vui ngày nắng về…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.