ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Những hình ảnh hiếm về học trò tiểu học năm xưa

2020/10/16
0
Những hình ảnh hiếm về học trò tiểu học năm xưa

Thời xưa, bậc tiểu học ở miền Nam gồm 5 khối lớp, được gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp 1, 2, 3, 4, 5), học trò chỉ học 1 buổi sáng hoặc chiều, còn lại một buổi sẽ về nhà giúp gia đình làm những công việc vừa sức với tuổi nhỏ.

Từ năm 1954, chương trình giáo dục bậc tiểu học vẫn được tiếp nối từ chương trình ban hành từ năm 1949, sau đó qua các đợt chỉnh sửa vào năm 1956 và 1959. Chương trình Tiểu học cơ bản bao gồm các môn học: Việt ngữ (Ngữ vựng, Tập đọc, Học thuộc lòng, Chính tả, Văn phạm, Tập viết, Tập làm văn), Đức dục, Công dân Giáo dục, Quốc sử, Địa lý, Khoa học thường thức, Toán, Vẽ, Thủ công, Hoạt động thanh niên (vui chơi, cắm trại), Thể dục, Nữ công gia chánh, Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Pháp).

Từ thập niên 1960, các trường Tiểu học có chương trình Sữa học đường, cứ đến giờ ra chơi là mỗi học sinh được phát một ổ bánh mì và một hộp sữa, chương trình phát sữa miễn phí cho học sinh tiểu học nhằm chống còi xương và tăng cường thể trạng, thể chất cho trẻ em Việt Nam. Ngày nào cũng được phát đến nỗi có nhiều học sinh ngán quá phải giấu đem bỏ đi.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Điểm nổi bật của chương trình Tiểu học miền Nam thời kỳ 1955-1975 là được biên soạn theo hướng tích hợp, liên môn. Trong phương pháp dạy học yêu cầu giáo viên phải biết liên hệ giữa các môn học và liên hệ thực tế để học sinh hiểu được vấn đề. Ví dụ như trong chương trình Việt ngữ đã có lưu ý: “Trong lúc dạy Việt ngữ, giáo chức nên nhớ rằng chương trình ấy không phải đứng tách hẳn chương trình của các môn học khác như Đức dục, Công dân giáo dục, Quốc sử, Địa lý… mà phải cố tìm cách cho chương trình các môn học ấy và khoa Việt ngữ có liên lạc với nhau”. Như vậy, ngay từ những năm 1960, chương trình Tiểu học đã được biên soạn theo hướng tích hợp và yêu cầu phương pháp dạy học cũng phải tích hợp, liên môn và khoa học.

Chương trình giáo dục bậc Tiểu học giai đoạn này được xây dựng trên tinh thần chú trọng phát triển nhân cách, năng khiếu, gắn liền với đời sống, các giá trị nhân văn, dân tộc và quan trọng là rèn cho học sinh tinh thần phê phán, khoa học. Điều đó chứng tỏ rằng giáo dục cho trẻ ngay từ giai đoạn chập chững trên ghế nhà trường là bước giáo dục quan trọng để hình thành nhân cách, phát triển tài năng và giúp trẻ tự lập trong tương lai.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh học trò tiểu học ngày xưa:

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng

Nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại gia tài âm nhạc với loạt tình khúc được yêu thích, nhiều thể...

by admin
September 25, 2023
Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính
Bàn Tròn Âm Nhạc

Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính

Năm 1974, đạo diễn Lê Dân thực hiện cuốn phim điện ảnh đen trắng mang tên Trường Tôi và giới...

by admin
September 24, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa

Sau thời gian sức khỏe bị suy yếu vì nhiều chứng bệnh, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua đời sáng...

by admin
September 24, 2023
Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Nhạc sĩ Vinh Sử là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước 1975, đặc...

by admin
September 10, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím

Nhạc sĩ Đan Thọ vừa qua đời ở tuổi 99 vào ngày 5/9/2023 tại Houston, Texas. Ông tên thật là...

by admin
September 7, 2023
Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”

Trong số những ca khúc viết thời đi kháng chiến của nhạc sĩ Phạm Duy, hầu hết là những ca...

by admin
August 27, 2023

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.