ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Những hình ảnh hiếm của “con tàu ma” mắc cạn nổi tiếng ở Vũng Tàu năm 1968

2019/12/07
in Saigon xưa
Những hình ảnh hiếm của “con tàu ma” mắc cạn nổi tiếng ở Vũng Tàu năm 1968

Từ năm 1990 trở về trước, người dân và du khách mỗi khi đến Bãi Sau của phố biển Vũng Tàu đều thấy ngay mũi Nghinh Phong có một con tàu lớn, bị bỏ hoang, rỉ sét, nằm phơi mình ngay sát mép nước. Đó là con tàu ấy mang tên Ioannis K, thuộc sở hữu của một Công ty Hy Lạp là Saint Ioannis Shipping Corp. Con tàu đã nằm đó trong hơn 20 năm, kể từ 1968 cho đến đầu thập niên 1990.

Ngày 22/12/1967, công ty Saint Ioannis Shipping ký hợp đồng với Cơ quan viện trợ Mỹ để vận chuyển 16.000 tấn hàng hóa, chủ yếu là sữa bột và dầu ăn tàu từ Singapore đi Sài Gòn. Ngày 27 tháng 12, tàu Ioannis K cập cảng Tân Cảng ở Sài Gòn và tiến hành bốc dỡ hàng hóa lên bờ. Sau khi hoàn thành, ngày 2 tháng 1 năm 1968, tàu rời cảng và chở theo thiếu tá hoa tiêu Richard Dunne thuộc Tiểu đoàn tuần duyên số 6 của Mỹ dẫn đường để quay ra biển.

Lúc 9h sáng ngày 3 tháng 1, sau khi ra khỏi cửa sông Lòng Tàu (Cần Giờ) chừng 2km, Tiểu đoàn tuần duyên số 6 cho ca nô ra đón thiếu tá Dunne quay về. Trước khi rời tàu, thiếu tá Dunne đã cẩn thận chỉ trên bản đồ cho thuyền trưởng Klaus biết vị trí của những bãi đá ngầm gần đó. Tuy nhiên, một lúc sau thì con tàu bị mắc cạn tại vùng biển Vũng Tàu.

Nhật ký hải trình cho thấy lúc vượt qua mũi Nghinh Phong, để tránh những dải đá ngầm chìm dưới nước xung quanh Hòn Bà, do tin rằng đã không còn hàng hóa, tàu sẽ nhẹ sẽ không va phải đá ngầm nên thuyền trưởng Klaus đã không cho tàu chạy ra vùng nước sâu mà lại vòng qua bên trái và kết quả là va vào bãi đá ngầm, mắc cạn, rồi nằm ở vị trí đó đến hơn 20 năm trước khi bị tháo dỡ.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Cũng theo nhật ký hải hành, vào lúc 9h40 sáng ngày 3/1/1968, sĩ quan trực báo cho thuyền trưởng Klaus biết mũi tàu đụng phải đá. Sau khi nghe tin, Klaus ra lệnh cho tàu chạy lùi hết tốc lực nhưng bụng tàu cũng đã vướng đá. Không còn cách nào khác, thuyền trưởng Klaus gọi điện cầu cứu Tiểu đoàn tuần duyên số 6, Mỹ. Hải quân Mỹ đã điều chiếc tàu kéo USS Lipan (AT85) được điều ra để giải cứu tàu Ioannis nhưng cũng không thành công do vùng nước này quá cạn.

Thuyền trưởng Klaus đã cho thủy thủ rời khỏi tàu và trên tàu Ioannis K, chỉ để lại 9 người ở lại trợ giúp ông. Lúc này, thủy triều bắt đầu dâng cao, Klaus quyết định lợi dụng thủy triều để đẩy tàu trườn qua bãi đá để xuống lại vùng nước sâu. Tàu Ioannis được tăng hết công suất máy và vọt lên nhưng không may lại va và dãy đá khác, đẩy mũi tàu lệch hướng vào bờ. Do quán tính, tàu trườn thẳng lên bãi cát sát bờ. Là một thuyền trưởng, chịu trách nhiệm chính cho sai lầm dẫn tới tai nạn hàng hải nghiêm trọng này, thuyền trưởng Klaus đã tự kết liễu cuộc đời ngay trên con thuyền, chuộc lại sai lầm bằng chính sinh mạng của mình.

Sau khi biết tin tàu Ioannis mắc cạn ở Vũng Tàu, công ty Saint Ioannis Shipping Corp đã gửi văn bản đề nghị chính quyền Sài Gòn giúp đỡ sửa chữa con tàu. Hải quân công xưởng Sài Gòn đã cử một nhóm thợ kỹ thuật ra Bãi Sau tháo lấy chiếc chân vịt bằng đồng cùng các thiết bị điện tử, thông tin liên lạc,… trên tàu Ioannis, hút hết dầu ra, chỉ để lại hầm chứa nhớt máy để chờ công ty Saint Ioannis Shipping Corp thuê xà lan đến kéo đi. Theo bản tường trình của nhóm thợ lặn Hải quân Công xưởng, tàu Ioannis K hư hỏng nặng phần mũi và bụng, không còn khả năng sửa chữa. Do đó, sau khi đánh giá tình trạng, công ty Saint Ioannis Shipping Corp cũng quyết định bỏ luôn tàu mà không kéo đi.

Đến khoảng năm 1990, chính quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho rằng xác tàu Ioannis bị rỉ sét có thể ảnh hưởng đến môi trường cùng với ảnh hưởng đến mỹ quan vùng biển nên đã giao cho một công ty thu mua phế liệu ở Sài Gòn tháo dỡ và chấm dứt huyền thoại về “con tàu ma” Ioannis K.

Nhắc về lịch sử của con tàu Ioannis K. Đây là loại tàu vận tải dân sự không vũ trang. Tên ban đầu của nó là Liberty EC2-S-C1, được hãng Bethlehem Shipbuilding Corp Ltd., của Mỹ đóng theo đơn đặt hàng của Bộ Giao thông Vận tải Anh quốc.

Tau Liberty có chiều dài 134,6m, rộng 17,3m, cao 10,6m tính từ đáy tàu lên mặt boong, sức chở khoảng 20 ngàn tấn, hạ thủy vào tháng 2-1944. Khoảng giữa năm 1944, Liberty làm nhiệm vụ chuyên chở lương thực, nhu yếu phẩm từ Mỹ sang Anh để phục vụ cho quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy, Pháp, trong trận đánh nổi tiếng lịch sử vào ngày 6-6-1944.

Sau khi WW2 kết thúc, tàu Liberty trở lại với vai trò thương thuyền. Trải qua vài lần mua-bán, đến năm 1965, Công ty Saint Ioannis Shipping Corp của Hy Lạp sở hữu Liberty và đổi tên lại thành Ioannis.

Những hình ảnh khác về con tàu mắc cạn này vào cuối thập niên 1960:

nhacxua.vn biên soạn

 

Share16767TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Sài Gòn – Những mùa Giáng Sinh xưa

Sài Gòn - Những mùa Giáng Sinh xưa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1949-2020) – Tác giả Về Đây Nghe Em, Cho Tôi Lại Từ Đầu…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thoáng gặp, thoáng yêu trong nắng chiều

Ý nghĩa nhân bản trong ca khúc “Về Đây Nghe Em” (A Khuê & Trần Quang Lộc) – Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…

Hoàn cảnh sáng tác “Bây Giờ Tháng Mấy” – Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Từ Công Phụng năm 18 tuổi

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

Ca khúc “Lời Đắng Cho Cuộc Tình” và chuyện tình tuyệt vọng của danh ca Duy Khánh

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.