ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Những dòng xe nổi tiếng thế giới trên đường phố Sài Gòn trước 1975 qua loạt ảnh xưa (Phần 2)

2020/10/26
in Bàn Tròn Âm Nhạc, Saigon xưa
Những dòng xe nổi tiếng thế giới trên đường phố Sài Gòn trước 1975 qua loạt ảnh xưa (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 đã đăng về các dòng xe xuất hiện trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975 mà chúng ta vẫn thường thấy trong các tấm ảnh xưa. Trong bài này, xin giới thiệu những chiếc xe có nguồn gốc từ Mỹ được nhập cảng vào Sài Gòn cách đây hơn nửa thế kỷ.

Từ sau hiệp định Geneve, Mỹ thay thế Pháp gây ảnh hưởng ở miền Nam, cùng với đó thì các loại xe Mỹ xuất hiện trên đường phố Sài Gòn ngày càng nhiều. Theo tác giả Mai Tran, các xe Mỹ thường được sản xuất từ ba công ty lớn nhất thời bây giờ, đó là hãng General Motors (GM) với các nhãn hiệu lừng danh: Chevrolet (Chevy), Buick, GMC, Cadillac, Pontiac, GTO, Oldsmobile. Hãng Ford với nhãn hiệu Fairlane, Falcon, Rebel, Mercury, Edsel, Thunderbird… Hãng Chrysler có Plymouth, Belvedere, Baracuda, Jeep, Dodge, De Soto…

Thập niên 1960, dọc đường Nguyễn Huệ thường được gọi là Bến Xe Hoa, là những loại xe Hoa Kỳ thường có vây đuôi dài (tail fins), thường được mướn để làm xe đám cưới có trang trí treo hoa. Hình dưới đây là một dãy “xe đuôi dài” của hãng Chrysler và Chevrolet, gồm có Plymouth Fury Star 1958, Dodge Kingsway Delux 1958, Chevrolet Bel Air 1959.

Dòng xe trên đại lộ Nguyễn Huệ, chiếc màu đỏ là Chevrolet Impala 1960 flat top. Dòng xe này được ra mắt lần đầu năm 1958 và ngay lập tức gây được ấn tượng với dàn đèn sau mỗi bên 3 cái đối xứng, trở thành một trong những chiếc xe Mỹ sản xuất bán chạy nhất ở thị trường nội địa
Một chiếc Chevrolet Impala 1966
Chiếc màu xanh là Chevrolet Biscayne 1962. Đây là mẫu xe giá rẻ của dòng sedan cỡ lớn được Chevrolet sản xuất từ 1958-1975. Biscayne được đặt theo tên của Vịnh Biscayne, gần Miami, Florida, theo xu hướng của Chevrolet vào thời điểm đó là đặt tên xe theo các thành phố ven biển hoặc bãi biển như Bel Air và sau này là Chevrolet Malibu.
Chevrolet Bel Air trước tòa Đô Chánh. Đây là một chiếc sedan fullsize (cỡ lớn) được Chevrolet sản xuất trong thời gian 1950-1975, có thiết kế đẹp mắt và hiện đại. Kính chắn gió được thiết kế quây tròn, cản trước cỡ lớn mạ crôm, và có vây cá hai bên đuôi xe.


Xe màu đen là Chevrolet Bel Air 1965. Hình chụp Saigon năm 1966 trên đường Công Lý, gần Ngã tư Yên Đổ – Công Lý (nay là Lý Chính Thắng – NKKN). Hình của Donald MacKinnon.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Chevrolet Bel Air Base Sedan 3.8L 1955 trên đại lộ Lê Lợi
Chevrolet Bel Air (màu bạc) trước Chợ Bến Thành.
Một chiếc Chevrolet Camaro trên đại lộ Nguyễn Huệ thập niên 1960. Dòng xe này được thiết kế để cạnh tranh với Ford Mustang
Showroom của các hãng xe Renault, Austin và Chevrolet
Một chiếc Oldsmobile super 88 trước quảng trường Lam Sơn. Đây là chiếc xe cỡ lớn của Oldsmobile (nhãn hiệu thuộc tập đoàn GM – Mỹ). Từ năm 1950 đến năm 1974, Oldsmobile 88 là dòng xe bán chạy nhất của Oldsmobile, là một trong những chiếc ô tô hoạt động tốt nhất, nhờ kích thước tương đối nhỏ, trọng lượng nhẹ và động cơ V8 nén tiên tiến có hiệu suất cao.
Chiếc xe màu đen là Oldsmobile 98. Vì đây là chiếc Oldsmobile đầu bảng nên được trang bị những công nghệ tối tân nhất: Hộp số tự động (Hydramatic), bộ điều chỉnh độ sáng đèn pha/cốt tự động (Autronic Eye), tính năng tự động bật và tắt đèn pha thông qua bộ đếm thời gian (Twilight Sentinel), trang trí nội thất và ngoại thất cao cấp nhất.
Trước trụ sở Quốc Hội, có đầy đủ các loại xe Mỹ (Chevrolet Bel Air, Ford Fairland, De Soto) và Pháp (Citroen, Peugoet), Đức (Mercedes)
Ford Galaxie là một chiếc sedan cỡ lớn được Ford sản xuất tại Hoa Kỳ từ 1959 đến 1974. Cái tên Galaxie (tức ngân hà) được Ford sử dụng nhằm thu hút sự chú ý nhân sự kiện cuộc đua vào không gian giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đang rất quyết liệt.
Một chiếc Ford Falcon rất phổ biến vào thập niên 1960, dòng xe này được xem là phiên bản thu nhỏ của Ford Galaxie
Xe Mercury Turnpike Cruiser màu đỏ rất bắt mắt nên thường được thuê làm xe hoa đám cưới. Nhãn hiệu xe Mercury của hãng Ford, và dòng xe hàng đầu của Mercury chính là Turnpike Cruiser với thiết kế đẹp mắt, được trang bị hàng loạt tính năng hiện đại nhất thời điểm đó.
Xe hoa Mercury Turnpike Cruiser trên đường Thống Nhất (lúc này chưa mang tên đường Lê Duẩn) năm 1979
Trên đại lộ Lê Lợi với các dòng xe Ford Fairlane 1956, Buick Electra 1959, Ford Fairlane 500 Skyliner, Mercury Turnpike…
Một chiếc Ford Prefect 100E đậu trên đường Trần Quang Khải ở Dakao năm 1966. Đây là chiếc xe của Ford Anh Quốc thiết kế và sản xuất

 

 

Một chiếc Ford Prefect khác đậu trên đường Tự Do, đằng sau là chiếc con bọ VW beetles. Bên trái là phòng trà Tự Do danh tiếng 
Chiếc De Soto Firedom trước Dinh Độc Lập năm 1961. De Soto là thương hiệu xe của Mỹ được sản xuất và tiếp thị bởi bộ phận De Soto của hãng Chrysler từ năm 1928 đến năm 1961. Đây là thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất xe du lịch và xe tải trong hơn ba thập kỷ tại Hoa Kỳ. Hơn hai triệu xe DeSoto đã được chế tạo cho các thị trường ở Bắc Mỹ.
De Soto 1958 Fireflite (trái) và Simca Aronde màu đỏ đậu trên đại lộ Nguyễn Huệ.
Một chiếc Dodge Coronet của hãng Chrysler trên đường Tự Do năm 1960
Dodge Kingsway trên đường Tự Do năm 1961
Một chiếc Dodge Coronet ở góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám năm 1979
Trên đại lộ Nguyễn Huệ, chiếc xe màu đỏ là Datsun Sport của hãng Nissan của Nhật Bản (thường được gọi là Datsun Fairlady). Chiếc góc trái là Renault

Thực hiện: Đông Kha – Bui Hong Phuc (nhacxua.vn)

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Cảm xúc về bài hát “Thành Phố Buồn” của nhạc sĩ Lam Phương – “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người…”

Cảm xúc về bài hát "Thành Phố Buồn" của nhạc sĩ Lam Phương - "Trốn phong ba, em làm dâu nhà người..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ảo ảnh cuộc tình

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Ngày về trong giấc mơ hoa

Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối

Nguyễn Long, Duy Khánh và mối tình si đơn phương với Thanh Thúy

Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.