ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Những điều ít người biết về 2 tòa nhà Quốc Hội của Sài Gòn trước năm 1975

2021/07/20
in Saigon xưa
Những điều ít người biết về 2 tòa nhà Quốc Hội của Sài Gòn trước năm 1975

Từ năm 1967 đến 1975, miền Nam từng có một Quốc Hội với lưỡng viện riêng biệt: Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện. Trụ sở Hạ Nghị Viện của Sài Gòn xưa, ngày nay là Nhà Hát Thành Phố, còn trụ sở Thượng Nghị Viện hiện nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TpHCM nằm trên đường Võ Văn Kiệt (trước đây là đường Bến Chương Dương).

Quốc hội lưỡng viện là hình thức lập pháp trong đó các nhà lập pháp phân ra thành hai hội đồng phân biệt nhau: Thượng viện và Hạ viện. Bài viết này sẽ tìm hiểu rõ hơn về 2 toà nhà Quốc Hội rất đẹp ở Sài Gòn được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20.

Có một thực tế rằng chính quyền VNCH đã sử dụng 2 toà nhà nghị viện này không đúng với chức năng ban đầu khi xây dựng, và hiện nay chính quyền mới đã đưa 2 toà nhà trở về đúng với mục đích ban đầu của nó.

Trụ sở Hạ Nghị Viện khởi đầu là 1 nhà hát đầu tiên của miền Nam, sau năm 1955 bị chuyển thành trụ sở Quốc Hội, từ năm 1967 chuyển thành trụ sở Hạ Nghị Viện. Đến sau năm 1976, toà nhà này mới được trả lại đúng công năng là một nhà hát.

Trụ sở Thượng Nghị Viện được chính quyền Pháp xây dựng với chức năng là một phòng Thương Mại của Pháp ở Đông Dương. Đến năm 1955, toà nhà này bị chuyển thành phòng Hội Nghị, đến năm 1967 chuyển thành trụ sở Thượng Nghị Viện. Sau 1975, nơi này được chuyển về đúng công năng là phục vụ cho những hoạt động thương mại.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Trước tiên, xin nói cụ thể về lịch sử của Opera House (Nhà Hát Thành Phố), nơi từng là Trụ Sở Quốc Hội (1955-1963) và Trụ sở Hạ Nghị Viện (1967-1975).

Đây là Nhà Hát Lâu đời nhất ở Sài Gòn, được chính quyền Pháp xây dựng năm 1898, khánh thành năm 1900 ở vị trí trung tâm thành phố, có mặt tiền hướng ra đường Catinat/Tự Do (nay là Đồng Khởi) và đường Bonnard/Lê Lợi. Từ năm 1955 đến nay, quảng trường trước Nhà Hát được gọi là công trường Lam Sơn.

Mặc dù đây là một công trình để phục vụ cho nhu cầu văn hóa nghệ thuật của người Pháp ở Đông Dương, nhưng nhà hát này lại không được người Pháp ở Sài Gòn ủng hộ vì chi phí bỏ ra quá lớn (2.5 triệu francs). Cuối cùng dự án này vẫn được tiến hành vì ông thị trưởng người Pháp muốn một thành phố lớn như Sài Gòn phải có nhà hát lớn, xứng tầm với vị thế vốn có.

Đến năm 1955, khi Ngô Đình Diệm nắm quyền ở Việt Nam, ông chuyển Nhà Hát thành trụ sở của Quốc Hội thời đệ nhất cộng hoà. Khi đó mặt tiền của trụ sở này được thay đổi cho phù hợp với chức năng mới. Các hoạ tiết, hoa văn trang trí được dỡ bỏ. Lối kiến trúc chuyển thành đường nét vuông vức, phù hợp với một trụ sở mang tính chính trị.

Sau khi nền đệ nhất cộng hoà kết thúc năm 1963, từ đó cho đến năm 1966, miền Nam được điều hành bởi một chính quyền quân sự, không còn quốc hội nữa. Qua năm 1964, toà nhà này lại được đổi lại thành nhà hát như cũ với tên gọi là Nhà Văn Hoá.

Được 2 năm, đến năm 1966, chính quyền mới đã thành lập Quốc Hội lập hiến. Sau đó cuộc Tuyển cử năm 1967 đã bầu lên Quốc Hội chính quy, và Quốc Hội này chia thành 2 viện giống như nhiều nước phương Tây khác là Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện. Chính quyền chọn Trụ sở Quốc Hội cũ (tức Nhà hát) để làm Trụ sở Hạ Nghị Viện, và chọn Hội Trường Diên Hồng làm trụ sở Thượng Nghị Viện.

Sau 1975, nhà hát được trả lại công năng cũ là biểu diễn các chương trình nghệ thuật sân khấu, hòa nhạc, thậm chí cả biểu diễn xiếc… nhưng lại vẫn tiếp tục bị kèm thêm công năng phụ để phục vụ chính trị, đó là dùng để làm các cuộc hội họp, mít-tinh chính trị thường xuyên.

Đến khi hoàn thành việc phục chế nhà hát năm 1998, các cuộc hội họp chính trị đã không còn được tổ chức tại đây nữa. Các hoa văn trước mặt của Nhà Hát cũng được phục chế lại cho giống như nguyên thủy thời Pháp.

Hội Trường Diên Hồng – Thượng Nghị Viện

Trụ sở Thượng Nghị Viện nguyên là một toà nhà mang tên Chambre de Commerce được Pháp xây năm 1928 trên đường Quai de Belgique, góc nhã 3 với đường Mac Mahon. Góc đường này sau năm 1955 đổi tên thành Bến Chương Dương – Công Lý. Hiện nay đổi thành Võ Văn Kiệt – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Chambre de Commerce nghĩa là Phòng Thương Mại. Đây là toà nhà thương mại thứ 2 của Pháp xây ở Sài Gòn. Toà nhứ nhất đã được xây dựng năm 1867 tại số 11 Rigault de Genouilly, nay là Công Trường Mê Linh. Đến nay, toà nhà này vẫn còn và đã trở thành một quán bar.

Năm 1927, chính quyền Pháp quyết định xây 1 trụ sở phòng thương mại lớn hơn, hoành tráng hơn ở ngay bên rạch Bến Nghé và khánh thành năm 1928 với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ. Toà nhà này được thiết kể phong cách tân cổ điển, có chút ảnh hưởng từ cả kiến trúc Chăm và Khmer.

Năm 1945, khi quân Nhật nắm quyền ở Đông Dương, quân đội đã sử dụng toà nhà này như là một trung tâm thẩm vấn. Sau đó Pháp tái chiếm Đông Dương rồi dùng toà nhà này để làm trụ sở quân đội.

Năm 1955, khi quân đội Pháp đã rời Đông Dương, toà nhà này trở thành một trung tâm Hội Nghị và được đặt tên là Hội Trường Diên Hồng, gợi nhớ đến hội nghị nổi tiếng nhất trong lịch sử là Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông. Có lẽ vì vậy mà con đường phía trước Hội nghị Diên Hồng cũng được đặt tên lại là đường Bến Chương Dương, nhắc lại trận đánh thắng quân Mông năm xưa. Hội trường Diên Hồng đã trở thành nơi tổ chức những phiên họp quan trọng thời đệ nhất cộng hoà.

Thời đệ nhị cộng hoà, sau sự thay đổi hiến pháp năm 1967, Quốc Hội chia làm 2 viện, khi Hạ Nghị Viện được đặt ở trụ sở Quốc Hội cũ thì Hội trường Diên Hồng đã trở thành trụ sở Thượng Nghị Viện cho đến năm 1975.


Sau 1975, có một thời gian nơi này trở thành trụ sở của công ty thương mại Imexco. Đến năm 1996, toà nhà được Ủy ban chứng khoán nhà nước tiếp quản.


Năm 2000, toà nhà được tân trang lại để trở thành Trung tâm giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSTC), là nơi đầu tiên có các hoạt động giao dịch chứng khoán một cách đầy đủ tại Việt Nam. Năm 2007 cho đến nay, nơi này được đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng

"Hình Bóng Cũ" của nhạc sĩ Trúc Phương - Khi đường tình chia hai lối mộng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Số phận long đong của ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Tuyệt tác sau cùng của nhạc sĩ Văn Cao

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” (Trường Sa) – “Chiều mưa không có em…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Em Biển Rộng Sông Dài (nhạc sĩ Thông Đạt) – “Hoà bình ơi, tình yêu em như sông biển rộng…”

Chuyện tình buồn của “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.