ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

2019/03/18
in Saigon xưa
Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh. Những con đường gắn liền với tuổi học trò, những con đường me mà với nhiều người Sài Gòn nếu không có nó Sài Gòn sẽ không còn là Sài Gòn nữa vậy.

Ngoài con đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) “cây dài, bóng mát” đã được “thần thánh hóa” bởi ông nhạc sĩ Phạm Duy thì con đường Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) cũng là con đường đẹp nhất nhì trong ký ức của các cô cậu học trò thời đó.

“con đường Duy Tân cây dài bóng mát”

Có lẽ vì nó cõng trên lưng mình một cụm bốn ngôi trường liền kề nhau: Trung học Trương Vĩnh Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong), Đại học Khoa học Sài Gòn (này là ĐH Khoa học Tự nhiên), Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Trung học Bác Ái (Cao đẳng Sư Phạm, bây giờ là Đại học Sài Gòn).

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Con đường này thuở đó rộng và vắng, quanh năm phủ bóng những hàng me tây gốc to, tán rộng. Bên cạnh những hàng me tây chạy dọc phía trước, ngay cổng trường Trương Vĩnh Ký ngày đó còn có hai cây phượng, mỗi bận hè sang hoa nở đỏ rực cả một góc trời.

Cũng từng được đi vào thơ ca là con đường Bà Huyện Thanh Quan, một trong bốn con đường bao bọc xung quanh ngôi trường Gia Long (này là trường Nguyễn Thị Minh Khai). Đường Bà Huyện Thanh Quan khúc gần Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) được trồng rất nhiều me, những gốc me to sù sì, tán cây xòe rộng chụm vào nhau xõa bóng che kín mặt đường.

Nữ sinh Gia Long

Đây là nơi các cô cậu học trò thường hay đến ngồi dưới gốc cây học bài hay đơn giản chỉ để ngồi nhìn lá me bay trong một buổi chiều đầy gió bởi cái vắng vẻ yên tĩnh của khung trời đầy thơ mộng này.

Riêng tôi, con đường Bà Huyện Thanh Quan còn mang đến cho tôi nỗi nhớ về những buổi trưa vắng, ngồi nhìn bóng nắng lọt qua kẻ lá in xuống mặt đường những hình thù ngộ nghĩnh, thả hồn theo tiếng dương cầm réo rắt bay ra từ khung cửa ngôi biệt thự của nhạc sĩ VĐC nằm ở một góc cuối con đường.

Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm cạnh bên Trường nữ trung học Trưng Vương và Trường nam trung học Võ Trường Toản cũng là một con đường học trò đầy bóng lá me, mà mỗi buổi trưa tan trường, từng có biết bao nhiêu anh chàng “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ”.

Học sinh Võ Trường Toản trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sài Gòn trong ký ức tôi còn có rất nhiều con đường lá me đầy ấp kỷ niệm học trò như: Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu), Sương Nguyệt Anh, Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần), Hồng thập Tự (Nguyễn thị Minh Khai), đường Nguyễn Du…

Sau bao nhiêu năm, những con đường học trò rời rợi bóng me của Sài Gòn xưa đã có nhiều thay đổi. Nhưng với nhiều người từng sống ở Sài Gòn, từng in dấu chân mình trên những cung đường kỷ niệm ấy mãi mãi vẫn còn mơ những giấc mơ xanh ngời bóng lá.

Nguồn: Ngô Thị Thu Vân

Share3157TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Một Mình (nhạc sĩ Lam Phương) – “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Một Mình (nhạc sĩ Lam Phương) - "Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và “Mùa Thu Đông Kinh” – Một mùa thu buồn ở xứ Phù Tang

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Vĩnh biệt ca sĩ – nhạc sĩ Trường Hải – Tác giả “Tình Ca Người Đi Biển”, “Những Chiều Không Có Em”

Đôi nét về cố nghệ sĩ Thanh Lan – Hoa hậu nghệ sĩ 1962, sáng lập trung tâm băng nhạc Thanh Lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh (Noel)

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Tác giả của Ly Rượu Mừng, Nửa Hồn Thương Đau, Mộng Dưới Hoa…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Em Mùa Nước Lũ” (nhạc sĩ Tiến Luân) – Quê hương mùa bão lũ

Hoàn cảnh sáng tác “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” (nhạc sĩ Tô Vũ) – Tuyệt phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

Câu chuyện ít người biết về bài hát “Ngỏ Hồn Qua Đêm” và ý nghĩa của bút danh Triết Giang – Hàn Châu

Áo lụa Hà Đông

“Như Cánh Vạc Bay” (Trịnh Công Sơn) – Bài hát về tình yêu thuần khiết dành cho một người tình xa

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.