ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Những chuyện tình của nghệ sĩ Thanh Nga – Hồng nhan bạc mệnh

2019/05/04
in Tin Tức
Những chuyện tình của nghệ sĩ Thanh Nga – Hồng nhan bạc mệnh

Những năm 1960-1970, người Sài Gòn không ai không biết đến cái tên Thanh Nga, một mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn. Cố Nghệ sĩ Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, con gái của trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ngay từ nhỏ bà đã được thừa hưởng tố chất của một người nghệ sĩ. Cái tên Thanh Nga đã là một “tượng đài” trong nghệ thuật cải lương của Việt Nam.

Không chỉ nội tiếng bởi tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực sân khấu, Thanh Nga còn được nhiều người biết đến như một mỹ nhân của Sài Gòn. Gương mặt thanh tú, đôi mắt thu hút cùng nụ cười duyên dáng đã tạo nên một vẻ đẹp rất đặc biệt. Chính nét yêu kiều, quý phái này đã khiến bao người say mê.

Chiêu theo đuổi cười ra nước mắt của cậu chủ kem đánh răng

Yêu mến tài sắc của người nghệ sĩ tài năng Thanh Nga, cậu Nghĩa chủ hãng kem đánh răng lớn ở Sài Gòn đã gây ấn tượng với cô bằng một chiêu thức rất độc đáo.

Vì là chủ hãng kem đánh răng Hynos nên cậu Nghĩa mang rất nhiều thùng kem và bàn chải đánh răng đến phòng bán vé đoàn Thanh Minh-Thanh Nga (rạp hát của mẹ Thanh Nga). Ban đầu, mỗi khán giả mua vé thượng hạng và hạng nhất đều được tặng một cây kem đánh răng lớn cùng hai bàn chải. Sau này, để gây ấn tượng mạnh hơn, cậu Nghĩa tặng quà cho tất cả khán giả đến mua vé. Cách làm độc đáo này đã giúp đoàn của Thanh Nga bán được nhiều vé hát và đồng thời đây cũng là cách quảng cáo kem đánh răng của ông chủ này.

Xem bài khác

Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34

Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời

Quảng cáo kem đánh răng Hynos

Chiêu theo đuổi bằng kem đánh răng này có thể được xem là một cách phô trương thanh thế của cậu Nghĩa với mong muốn chiếm được tình cảm của mỹ nhân. Tuy nhiên, trong mắt người đẹp Thanh Nga, cách gây ấn tượng này chưa bao giờ khiến cô xao động.

Mối tình đầu từ những bông hồng

Mối tình đầu của Thanh Nga tới khi cô đã thành danh trong sự nghiệp, ở giai đoạn đỉnh cao của danh vọng. Khi ấy, tuy có vô số những món quà đắt tiền mà các chàng trai tặng cho Thanh Nga, cô chỉ để ý đến nhành hoa hồng đều đặn được gừi đi từ một người hâm mộ giấu mặt.

Tò mò và thích thú, cô tìm mọi cách để biết được tung tích của con người đặc biệt này. Chàng trai ấy là Nguyễn Văn Tài, tốt nghiệp bằng Cao học Thương mãi ở Pháp, hiện là chủ nhiệm báo Phòng Thương mãi Sài Gòn. Thanh Nga nhanh chóng bị hớp hồn bởi vẻ ngoài thư sinh cùng tâm hồn lãng mạn của Tài. Nhưng khi tình cảm của Thanh Nga vừa chớm nở thì đột nhiên Tài mất tích. Sau này, Thanh Nga mới biết Nguyễn Văn Tài là Đảng viên ĐCS Pháp về Việt Nam hoạt động, khi bị lộ đã phải rút lui.

Công tử tòa báo xây cả một nhà hát tặng Thanh Nga

Cậu Ba Thành, con chủ báo Saigon Mới thể hiện tình cảm của mình với mỹ nhân Thanh Nga bằng cách lấy lòng mẹ cô.

Cậu đã giúp cả gánh hát nhà cô đầu tư hơn về mặt hình ảnh bằng cách thuê hẳn một ê kip chuyên lăng xê cho đoàn. Cậu Thành tìm kiếm những họa sĩ giỏi nhất thời ấy để vẽ quảng cáo, tranh cảnh, phông nền cho rạp. Đặc biệt hơn, để đoàn hát nổi tiếng, cậu còn nhờ các ký giả viết nhiều bài báo giới thiệu các vở tuồng hay, diễn viên tài năng của đoàn. Trong số những bài báo ấy, bài viết ca ngợi nhan sắc và tài diễn xuất của Thanh Nga chiếm nhiều nhất.

Không dừng lại ở đó, cậu Ba Thành còn có nhã ý tặng cho Thanh Nga cả một rạp hát mới xây, nhưng đã bị mẹ cô từ chối.

Cất công theo đuổi là thế nhưng Thanh Nga chưa một lần để mắt đến chàng công tử hào hoa này. Vì đối với cô, những cách thể hiện tình cảm bằng quyền lực, tiền bạc không bao giờ làm cô lay động.

Thanh Nga – Thành Được và chuyện tình từ sân khấu

Gặp gỡ từ vài lần cộng tác trên sân khấu, Thanh Nga và Thành Được ban đầu vốn chỉ xem nhau như đồng nghiệp. Lúc ấy Thành Được đã có vợ là nghệ sĩ Út Bạch Lan, còn Thanh Nga chỉ mới ở tuổi thiếu niên.

Sau này, khi Thành Được chia tay với Út Bạch Lan, ông bắt đầu nảy sinh tình cảm với Thanh Nga từ những dịp đóng cùng nhau các vai diễn trên sân khấu trong các vở Con gái chị Hằng, Đoạn tuyệt, Người yêu của Hoàng Thượng…

Thành Được say đắm Thanh Nga mà không được đáp lại. Ông đã đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để chinh phục cho bằng được Thanh Nga. Tuy nhiên khi hai người đã nên duyên thì Thành Được lại mãi mê đuổi theo những hình bóng giai nhân khác – là nguyên nhân làm cho Thanh Nga quyết định rời xa ông để lập gia đình.

Sau này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới hỏi ông rằng: “Nay đã qua ngưỡng thất thập cổ lai hy rồi, ngẫm lại trên đường tình anh thấy thương ai nhất?”. Thành Được đáp: “Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng”. Có thể nói mối tình đó đã để lại trong lòng Thành Được nhiều trăn trở không nguôi.

Cuộc hôn nhân bất ngờ với Đại úy Mẫn

Đại úy Nguyễn Minh Mẫn là người phụ trách an ninh kho Long Bình. Trong số những anh chàng theo nghiệp nhà binh, Đại úy Mẫn là người theo đuổi Thanh Nga rất kiên trì. Ông Mẫn yêu Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức hút lớn với người đối diện nên Đại úy Mẫn đem lòng say mê. Đại úy Mẫn không phải là nghệ sĩ nhưng ông có tâm hồn tài tử bởi thế ông càng say đắm Thanh Nga. Sau khi chia tay Thành Được, Thanh Nga nhanh chóng tuyên bố cưới Đại úy Mẫn. Tin đó khiến ai cũng phải bất ngờ.

Tháng 11 năm 1967, Thanh Nga và Đại úy Mẫn tổ chức lễ cưới. Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là Đại úy Nguyễn Minh Mẫn. Trong ngày cưới bỗng nhiên một người đàn bà dẫn con đến, mới biết ông Mẫn đã có vợ con ở quê nhà. Người phụ nữ được đưa vào buồng riêng thu xếp để đám cưới không bị bể.

Tiệc cưới được tổ chức linh đình tại nhà hàng, báo chí và nghệ sĩ tham dự rất đông. Rượu Champagne nổ dòn, cuộc vui tưởng chừng như bất tận. Nhưng chưa được bao lâu, thì Đại úy Mẫn phải ra toà lãnh án về tội lạm công quỹ.

Thanh Nga phải sống trong những ngày đoạn trường và phải đối mặt với dư luận. Thanh Nga – Nguyễn Minh Mẫn làm đám cưới nhưng không có hôn thú nên hôn nhân tự tan vỡ khi ông Mẫn đang ở tù.

Cuộc tình cuối bên người chồng Phạm Duy Lân

Có thể nói cuộc đời Thanh Nga là một chuỗi nhưng thăng trầm trong chuyện tình yêu. Và dường như bến đỗ hạnh phúc đích thực dành cho cô xuất hiện khi cô gặp và lấy Phạm Duy Lân. Một mối tình có thể nói là định mệnh.

Vợ chồng Thanh Nga – Phạm Duy Lân

Tết Kỷ Dậu năm 1969, Thanh Nga sang Pháp biểu diễn theo gợi ý của Bộ thông tin. Đoàn do ông Phạm Duy Lân – Đổng lý văn phòng Bộ Thông dẫn đầu. Và Phạm Duy Lân đặc biệt quan tâm đến Thanh Nga. Chuyến lưu diễn kéo dài hai tháng và thu được những thành công. Trở về từ chuyến lưu diễn đó, Thanh Nga và Phạm Duy Lân chính thức kết hôn.

Dù trải qua nhiều mối tình và một cuộc hôn nhân đổ vỡ nhưng cuối cùng Thanh Nga cũng gặp được người đàn ông của đời mình. Phạm Duy Lân yêu thương vợ, đi đâu cũng tháp tùng, bên cạnh vợ 24/24. Theo lời kể của Nghệ sĩ Kim Cương: “Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: “Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được. Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: “Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe. Tôi chưa thấy người nào thương vợ như anh Lân”.

Có thể nói cuộc tình của Thanh Nga và người chồng Phạm Duy Lân là cuộc tình định mệnh của đời bà. Sau khi kết hôn với Phạm Duy Lân, bà sinh được một con trai là Phạm Duy Hà Linh.

Nhưng rồi cuộc sống êm đềm và hạnh phúc của Nghệ sĩ Thanh Nga bên người chồng Phạm Duy Lân khép lại bằng cái chết đầy bi kịch của cả hai vợ chồng do bị a’m sa’t năm 1978.

Tổng hợp

 

 

Share7602TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
“Phòng trà nghỉ chân” hay “Phòng trà Mỹ Trân”? – Tranh cãi xung quanh lời bài hát ‘Giọt Buồn Không Tên’

"Phòng trà nghỉ chân" hay "Phòng trà Mỹ Trân"? - Tranh cãi xung quanh lời bài hát 'Giọt Buồn Không Tên'

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bạc Trắng Lửa Hồng” – Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân và ý nghĩa của bút hiệu Thy Lynh

Câu chuyện bi thương của tác giả “Tha La Xóm Đạo”

Câu chuyện tình bi thương của cô gái Nhật Bản cùng nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – tác giả bài “Nắng Chiều”

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.