ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị ghi sai tựa đề: Hoa Sứ Nhà Em, Mèo Hoang, Về Với Cát Bụi…

2021/06/16
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị ghi sai tựa đề: Hoa Sứ Nhà Em, Mèo Hoang, Về Với Cát Bụi…

Trong dòng nhạc vàng, có rất nhiều trường hợp mà tên bài hát bị đổi khác so với tên nguyên gốc lúc bài hát ra đời. Đó có thể là những trường hợp tam sao thất bản, không có tài liệu bị đối chiếu, hoặc cũng có trường hợp cố tình đổi tên bài hát để phục vụ cho ý định riêng.

Với mong muốn trả lại tên đúng cho bài hát để tránh sự nhầm lẫn đối với công chúng nghe nhạc cũng như giới ca sĩ và nhà sản xuất, bài viết này xin nhắc lại những bài hát mà lâu nay đã bị ghi nhầm tựa đề. Bởi vì tôn trọng nguyên gốc của bài hát cũng là tôn trọng nhạc sĩ, trân quý công sức sáng tạo ra những tác phẩm sống mãi cùng thời gian để lại cho muôn đời sau.

1. Mèo Hoang – nhạc sĩ Hàn Châu (Bị nhầm thành tên Đêm Hoang)

Đây là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu viết về những thân phận kỹ nữ:

Có phải em về trong đêm nay
Bước thấp bước cao ngả nghiêng trên đời này.


Click để nghe Trường Vũ hát Mèo Hoang

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Đó là những người con gái tiếp thị bia nơi vũ trường, phải uống quá nhiều nên bước thấp bước cao trở về trong đêm hoang, nhạc sĩ Hàn Châu kể lại rằng ông đã nhìn thấy hình ảnh đó đi ngang qua trước nhà, gợi cho ông niềm thương cảm để sáng tác ca khúc mang tên Mèo Hoang. Hình ảnh mèo hoang gợi lên sự cô độc, đáng thương của những người kỹ nữ, nhưng sau này nhiều ca sĩ không hiểu ý nghĩa của nó, nên đã đổi tên bài hát thành Đêm Hoang.

2. Về Với Cát Bụi – nhạc sĩ Minh Kỳ (Bị nhầm thành tên Trở Về Cát Bụi)

Trong nhạc vàng, có một ca khúc mang nhiều ảnh hưởng triết lý Phật giáo, đó là bài hát Về Với Cát Bụi của nhạc sĩ Minh Kỳ được sáng tác vào thập niên 1960: Xác thân con người đến từ các bụi, rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, và những nhà lớn lầu son hay sang – hèn đều không còn ý nghĩa gì nữa khi con người về với cát bụi. Về sau này, nhiều trung tâm băng đĩa và ca sĩ ghi nhầm tên bài hát thành Trở Về Cát Bụi:

Này nhà lớn lầu vàng son
Này lợi danh chức quyền cao sang.
Có nghĩa gì đâu sao chắc bền lâu
hay như nước trôi qua cầu…


Click để nghe Elvis Phương hát Về Với Cát Bụi

4. Ngày Con Về – Nhạc sĩ Nguyên Thảo & Thanh Phương (Bị nhầm tên thành Cô Láng Giềng hoặc Lá Thư Tiền Tuyến)

Bài hát nổi tiếng qua giọng hát Chế Linh được 2 nhạc sĩ Nguyên Thảo và Thanh Phương đồng sáng tác, nói về tâm sự của một người lính ở nơi tiền tuyến nhớ về mẹ, hẹn một ngày được trở về bên mái tranh nghèo và bếp lửa ấm. Bên cạnh việc nhắc tới tình mẫu tử xúc động: “Mẹ già run run tay gậy trúc, tiễn con lúc trời hừng đông…”, bài hát cũng có vài câu nhắc tới “cô láng giềng dễ thương” ở nơi quê nhà, có lẽ vì vậy mà một số nơi ghi tên bài hát này thành Cô Láng Giềng:

Dăm ba đứa bạn được về phép có ghé qua nhà
Cô láng giềng có thường sang chơi…

…

Con ước mơ bình yên con về
Bên đông đủ bạn bè năm xưa
Nhà mình vui như ba ngày Tết
Có cô láng giềng dễ thương
Thêm cháu nhỏ mẹ vui tuổi già.


Click để nghe Chế Linh hát Ngày Con Về trước 1975

Ngoài ra, toàn bộ nội dung bài hát này có thể xem như là lá thư của người chinh nhân nơi tiền tuyến gửi về thăm mẹ già nơi quê xa, nên bài hát này cũng bị nhầm tên thành Lá Thư Tiền Tuyến.

5. Hoa Sứ Nhà Em – nhạc sĩ Hoàng Phương & Hoài Nam (Bị nhầm tên thành Hoa Sứ Nhà Nàng)

Khi nhắc đến tên bài hát Hoa Sứ Nhà Nàng, thì dù là có yêu nhạc vàng hay không thì bất kỳ người nghe nhạc nào cũng biết tới. Điều đó có thấy sự phổ biến mạnh mẽ của bài hát này, đặc biệt là từ sau năm 1975. Tuy nhiên không có nhiều người biết rằng thực ra tên gốc của bài hát này mang tên là Hoa Sứ Nhà Em, được danh ca Chế Linh hát trước năm 1975 với phần lời có nhiều sự khác biệt so với lời hát quen thuộc của các ca sĩ sau này hát:

Đêm đêm ngủ mùi hương mùi hoa sứ nhà nàng
hương nồng hoa tình ái
đậm đà gây nhớ gọi tên

Nhà nàng cách gần bên giàn hoa sứ ranh vườn
nhìn sang trộm nhớ thương thầm mơ ngày mai lứa đôi.
Hôm qua mẹ bảo tôi nhờ hoa sứ nhà nàng
ướp trà thơm đãi khách

họ hàng cô bác đều khen
nhờ nàng hái giùm tôi màu hoa thắm chưa tàn
nụ hoa còn giữ nhụy vàng chắc nàng hiểu tình tôi.

Nhưng đêm trở sầu
em bước qua cầu
cuộc tình tan đau bể dâu
Biết chăng ngày sau khi ngõ về gần nhau
tình ôi đóm lửa phai màu

Đêm đêm ngủ mùi hương mùi hoa sứ bẽ bàng,
hoa tình yêu rụng vỡ
một trời tim tím thở than
nhà nàng với nhà tôi tình thân thiết vô vàn
Làm sao nàng nỡ phụ phàng để tình tôi dở dang…


Click để nghe Chế Linh hát Hoa Sứ Nhà Em trước 1975

Không rõ là ai đã đổi tên bài hát từ Hoa Sứ Nhà Em thành Hoa Sứ Nhà Nàng, nhưng có một điều đặc biệt là theo một số bài báo, thì ngay sau tháng 4 năm 1975, Hoa Sứ Nhà Nàng chính là bài nhạc vàng duy nhất được phép lưu hành vào thời điểm đó. Cũng không loại trừ khả năng là chính tác giả Hoàng Phương đã làm việc này, tuy nhiên trên nguyên tắc là tôn trọng tuyệt đối nguyên bản, xin nhắc lại tên gốc của bài hát này là Hoa Sứ Nhà Em, dựa theo tờ nhạc đã phát hành, cũng như tên bài hát đã in trên bìa băng nhạc trước 1975.

6. Mùa Xuân Trong Thư Em – nhạc sĩ Viễn Chinh (Bị nhầm thành tên Mùa Xuân Trông Thư Em)

Nhạc sĩ Viễn Chinh không phải là tên tuổi quá quen thuộc đối với đa số người nghe nhạc, tuy nhiên với những người yêu nhạc vàng thì không thể không biết tới những bài hát nổi tiếng của ông: Nhật Thực, Thư Xuân, đặc biệt là Mùa Xuân Trong Thư Em, một ca khúc đã gắn liền với giọng hát Chế Linh.

Nhạc sĩ Viễn Chinh kể lại rằng thời còn đi học, mỗi dịp Noel hoặc Tết thì thầy cô thường khuyến khích học trò viết thư gửi đến người ở tiền tuyến để ủy lạo tinh thần. Sau này khi vào quân ngũ, ông lại làm đúng ở bộ phận mà khi đến dịp Noel, Tết, ông gửi công văn đến các trường học để lấy thư của các học sinh gửi lính, các khăn thêu của nữ sinh tặng người chiến sĩ. Cảm xúc vì những lá thư này, nhạc sĩ Viễn Chinh đã sáng tác Thư Xuân và Mùa Xuân Trong Thư Em:

Xuân núi rừng rộn vui
Mấy thằng khoe có khăn thêu em tặng…


Click để nghe Chế Linh hát Mùa Xuân Trong Thư Em trước 1975

Nhạc sĩ Viễn Chinh cũng khẳng định với người viết rằng tên đúng của bài hát là Mùa Xuân Trong Thư Em, chứ không phải là Mùa Xuân Trông Thư Em như bấy lâu bị ghi sai.

Bản sheet ca khúc này do chính nhạc sĩ Viễn Chinh cung cấp

7. Hái Hoa Rừng Cho Em – nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân (Bị nhầm tên thành Hái Trộm Hoa Rừng)

Ca khúc Hái Hoa Rừng Cho Em của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sáng tác từ gần cuối thập niên 1960, là ca khúc đầu tiên mà Chế Linh hát song ca với nữ ca sĩ Thanh Tuyền trong dĩa nhạc Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Lúc đó Thanh Tuyền chưa đến 20 tuổi, đang là học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Vì muốn tạo sự mới lạ nên vị nhạc sĩ này đề nghị Chế Linh hát song ca với Thanh Tuyền, bắt đầu bằng bài hát đầu tiên là Hái Hoa Rừng Cho Em, rồi trở thành sự khởi đầu suôn sẻ cho đôi song ca nhạc vàng nổi tiếng nhất từ trước đến nay.


Click để nghe Hái Hoa Rừng Cho Em – Chế Linh Thanh Tuyền hát trước 1975

Hái trộm hoa rừng về trao một người ngày xưa anh đã hứa
Màu hoa kỷ niệm tuy đã tàn úa, tâm tư vẫn dạt dào…

Bài hát được bắt đầu bằng 4 chữ “hái trộm hoa rừng”, nên có nhiều người tưởng tên bài hát cũng là Hái Trộm Hoa Rừng. Thời gian gần đây, có một ca sĩ trẻ tên là S.H đã hát lại ca khúc này và giới thiệu rằng bài hát tên là Hái Trộm Hoa Rừng, nhạc sĩ sáng tác là S.H. Đây là một hình thức vi phạm tác quyền rất nghiêm trọng vốn không hiếm trong thể loại nhạc vàng trong những năm gần đây. Đáng buồn hơn, tác giả thực sự của bài hát này là Trương Hoàng Xuân hiện nay đang sống rất khốn khó trong căn nhà cấp 4 ở Sài Gòn.

8. Tình Đời – nhạc sĩ Minh Kỳ & Vũ Chương (Bị nhầm tên thành Kiếp Cầm Ca)

Đây là bài hát rất nổi tiếng của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng được ký với bút danh Minh Kỳ & Vũ Chương:

Khi biết em mang kiếp cầm ca
Đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát
Cho người người bỏ tiền mua vui
Hỏi rằng anh ơi: Còn yêu em nữa không?


Click để nghe Hùng Cường và Bạch Tuyết hát Tình Đời trước 1975

Dù bài hát nổi tiếng như vậy, nhưng vẫn có nhiều người vẫn nhầm tên bài hát thành Kiếp Cầm Ca, có lẽ là bởi vì bài hát nói về một kiếp cầm ca buồn tủi của người nữ ca sĩ nói chung. Trong thể loại nhạc vàng, thực sự có một ca khúc mang tên Kiếp Cầm Ca, nhưng là một bài hát nổi tiếng khác của nhạc sĩ Huỳnh Anh, hoàn toàn khác với Tình Đời của Lê Minh Bằng.

Người Yêu Cô Đơn – nhạc sĩ Đài Phương Trang (Bị nhầm tên thành Đời Tôi Cô Đơn)

Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Đài Phương Trang thường bị nhầm tên thanh Đời Tôi Cô Đơn, bởi vì lời hát quen thuộc mà hầu như ai cũng biết của bài hát này được bắt đầu bằng 4 chữ “đời tôi cô đơn” và được lặp lại nhiều lần:

Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không duyên
Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành
Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang
Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi…


Click để nghe Thanh Tuyền hát Người Yêu Cô Đơn trước 1975

Nhạc sĩ Đài Phương Trang kể lại rằng ông sáng tác ca khúc này khi chứng kiến mối tình buồn của một người bạn, vì người yêu đã bỏ ra đi, nên ông khuyên bạn của mình rằng hãy xem “cô đơn” cũng như là một người bạn, lúc nào cũng ở bên cạnh mình, lúc đó mình sẽ không thấy cô đơn nữa.

Ngoài những bài hát đã nhắc tới bên trên, còn rất nhiều ca khúc nhạc vàng khác được sáng tác từ trên dưới nửa thế kỷ trước, vì thời gian đã qua lâu nên đã có những sự nhầm lẫn về tên bài hát, và vì sai lâu ngày nên nhiều người tưởng là đúng. Chúng tôi sẽ nhắc đến những ca khúc khác nữa trong một bài viết ở phần sau.

Đông Kha thực hiện
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Những hình ảnh đẹp về Langbiang Palace (Dalat Palace) – Khách sạn lâu đời và lớn nhất Đà Lạt tròn 100 năm tuổi

Những hình ảnh đẹp về Langbiang Palace (Dalat Palace) - Khách sạn lâu đời và lớn nhất Đà Lạt tròn 100 năm tuổi

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Chuyện tình đặc biệt của Lê Uyên & Phương – Khắc khoải và đam mê, hạnh phúc và chia lìa

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phi Nhung (1970-2021)

Vấn đề tranh chấp bản quyền của nhạc Trần Thiện Thanh đã được thỏa thuận xong?

Ca khúc “Xóm Đêm” (Phạm Đình Chương) – Bức tranh của một xóm nghèo Sài Gòn thập niên 1950

Ca sĩ Ngọc Lan – Sau ánh hào quang & Những ngày tháng cuối cùng của sự nghiệp

Chuyện tình “Trai tài – Gái tài sắc” Minh Trang và Dương Thiệu Tước trong bài báo 60 năm trước

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi Mắt Người Sơn Tây”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” – Tâm sự của nhạc sĩ Văn Phụng về cuộc tình tha thiết nhất trong đời

Hoàn cảnh sáng tác “Con Đường Xưa Em Đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương) – Một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất

Đôi điều về bài hát “Đắp Mộ Cuộc Tình” và nhạc sĩ sáng tác

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.