ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

2021/09/20
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Nhắc về nhạc Thiếu Nhi của miền Nam trước 1975, thường người ta nhớ về ban Tuổi Xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh phụ trách, là khởi điểm của nhiều ca sĩ nổi tiếng đã đi hát từ thuở còn thiếu nhi trong ban Tuổi Xanh như Mai Hương, Tuấn Ngọc, Hoàng Oanh, Quỳnh Giao…

Ngoài hoạt động biểu diễn sân khấu và tham gia trên Đài phát thanh Sài Gòn, “Ban Tuổi Xanh” có phát hành 1 băng nhạc vào khoảng năm 1972: “Băng Nhạc Thiếu Nhi 1 – Ban Tuổi Xanh”. Đây là băng nhạc duy nhất của “Tuổi Xanh” được phát hành.

Những ca khúc thiếu nhi của Ban Tuổi Xanh đã trở thành một phần ký ức của lứa tuổi sinh ra vào thập niên 1950-1960 ở Sài Gòn, được nuôi dưỡng tinh thần bằng những ca khúc nhi đồng vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay: Rước Đèn Tháng 8, Thằng Cuội, Mùa Thi, Một Đàn Chim Nhỏ, Ông Ninh Ông Nang… với những giọng ca hồn nhiên, trong trẻo của Ban Tuổi Xanh.

Mời các bạn nghe lại băng nhạc này ở dưới đây:


Click để nghe băng nhạc Thiếu Nhi trước năm 1975 của Ban Tuổi Xanh do nghệ sĩ Kiều Hạnh thực hiện

Sau đây là một số ca khúc nhạc trung thu do Ban Tuổi Xanh thể hiện:

Xem bài khác

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”


Click để nghe

Đây là những bài nhạc Trung Thu quen thuộc không chỉ đối với các thế hệ thiếu nhi ngày xưa, mà cả với những thế hệ sau này, đó là các ca khúc Rước Đèn Tháng 8, Thằng Cuội, Chị Hằng…

Ngoài ra, nhắc tới nhạc thiếu nhi, cũng không thể quên những ca khúc “Bé Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy, được viết riêng cho giọng hát của con gái Thái Hiền khi còn ở tuổi nhi đồng. Những ca khúc viết về “em bé” đậm chất đồng giao, quê hương là Chú Bé Bắt Được Con Công, Ông Trăng Xuống Chơi đã in sâu trong trí nhớ của những “em bé” được sinh ra vào thậo niên 1960 ở miền Nam.

Mời các bạn nghe lại những ca khúc này:


Click để nghe Thái Hiền hát Chú Bé Bắt Được Con Công trước 1975


Click để nghe Thái Hiền hát Ông Trăng Xuống Chơi trước 1975


Click để nghe Thái Hiền hát Bé Bắt Dế trước 1975

Nói thêm về bài hát Ông Trăng Xuống Chơi của nhạc sĩ Phạm Duy:

Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính…

Có lẽ sẽ không có nhiều người hiểu rõ tường tận ý nghĩa của lời bài hát này. Sau đây là một lời giải thích:

Muốn kết bạn cần phải có một điểm nổi trội để thu hút bạn, cần sự “có qua có lại”. Nhưng khi đã là bạn rồi, thì chẳng cần phải có một sự “mua chuộc” hoặc “ân điển” nào cho bạn nữa. Nếu có, bạn cũng không cần. Vì vậy, khi ông trăng xuống chơi rồi thì: Ông trăng trả vợ đàn ông, trả chồng cô gái trả trái cây cà…, cuối cùng là trả mo cây cau…

Bài học rút ra từ bài hát, đó là: đã là bạn thì không thể lợi dụng bạn hay lấy của bạn. Một bài học cho tình bạn thật đơn sơ, giản dị.

Ngoài ra, bài hát Chú Bé Bắt Được Con Công cũng của nhạc sĩ Phạm Duy, dựa theo bài đồng giao với lối chơi chữ độc đáo như bài Ông Trăng Xuống Chơi, được nhạc sĩ Phạm Duy nói về ý nghĩa của bài hát như sau:

Bài hát này là một bài học về những con người quen thuộc có mối quan hệ anh em họ hàng trong gia đình. Chú bé ở trong bài đồng dao rõ ràng là có ông bà, có anh chị và có chú thím để làm công việc đổi chác. Trong gia đình chú bé, ai cũng thích con công mà nó vừa bắt được cho nên đem gà, chim tu hú, quả thị hay buồng cau ra để đổi lấy con công. Chú bé đồng ý, cho tới khi vì cái chuyện đổi chác mà gây ra những chuyện không hay giữa chú và cô thì nó nghe lời của mợ, đòi lại con công, không đổi chác nữa!

Đông Kha (nhacxua.vn)

ShareTweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều...

by admin
August 4, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Nhạc sĩ Ngân Giang là một trong những tên tuổi quen thuộc nhất của nhạc vàng Việt Nam thời kỳ...

by admin
August 2, 2022
Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời
Tin Tức

Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời

Ông Tô Văn Lai - sáng lập của hãng băng dĩa Thúy Nga (thành lập ở Sài Gòn) và trung...

by admin
July 20, 2022
Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt

Nhạc sĩ Võ Ðức Thu là một tên tuổi lẫy lừng của nền tân nhạc Việt từ thời kỳ phôi...

by admin
July 14, 2022
“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi

Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) được xem là một trong những tân tuổi lớn nhất của tân nhạc vì những...

by admin
July 11, 2022
Next Post
Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc hôn nhân hạnh phúc 50 năm của ca sĩ Phương Dung – Tình đầu là tình cuối

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhìn lại những chặng đường của “Ban Hợp ca Thăng Long” – Ban nhạc đã trở thành huyền thoại

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước

Câu chuyện có thật về đằng sau ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang) – “Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.