ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Nhớ về giọng ngâm Hồ Điệp của ban Tao Đàn trước 1975 – Cánh bướm đã lạc giữa rừng đêm

2020/12/04
in Saigon xưa
Nhớ về giọng ngâm Hồ Điệp của ban Tao Đàn trước 1975 – Cánh bướm đã lạc giữa rừng đêm

Trời cuối thu rồi em ở đâu
Nằm trong đất lạnh chắc em sầu
Thu ơi, đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm đáy mộ sâu

Đó là bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Đinh Hùng đã từng được nghệ sĩ Hồ Điệp diễn ngâm trong chương trình thơ Tao Đàn phát trên đài phát thanh Sài Gòn nhiều lần trước 1975.

Hồn thơ qua giọng ngâm tuyệt diệu như bay là đà dưới ánh trăng xanh mờ đục, đậm chất liêu trai.

Khi Hồ Điệp nức nở ngâm bài Gửi Người Dưới Mộ này để gửi đến hàng triệu thính giả Sài Gòn năm xưa, có bao giờ bà nghĩ là một ngày nào đó mình cũng sẽ phải phiêu lạc giang hồ, để rồi thật sự gửi hồn mình về giữa chốn u minh? Bởi vì bà đã ra đi vĩnh viễn trong một đêm băng rừng giữa gió sương, hồn phiêu diêu giữa những xa xôi đất lạ quê người…

Nếu còn sống, thì năm nay (2020) Hồ Điệp đã tròn 90 tuổi. Nhưng mệnh của bà không được dài lâu đến như vậy, mà đã ra đi ở tuổi gần sáu mươi trên đất Cao Miên khi đang cố gắng rời khỏi quê hương.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Trước năm 1975, hầu như người yêu thơ nào cũng biết đến chương trình ngâm thơ Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng sáng lập từ năm 1954 và phát trên đài phát thanh Sài Gòn 45 phút mỗi tối thứ hai, tư và sáu trong tuần.


Click để nghe 1 chương trình ngâm thơ Tao Đàn trên đài phát thanh năm xưa

Về các nghệ sĩ ngâm thơ trong ban Tao Đàn, phía nam có Hoàng Thư, Thanh Hùng, Tô Kiều Ngân, Quách Đàm… Phia nữ có danh ca Thái Hằng, Giáng Hương, và đặc biệt là Hồ Điệp, người có giọng ngâm mang phong cách cổ điển rất được thính giả Sài Gòn gốc Bắc yêu thích.

Nghệ sĩ Hồ Điệp sinh năm 1930, tên thật Nguyễn Thị Tý, ra đời trong một gia đình mà các chị em biết hát chầu văn lẫn cô đầu. Thi sĩ Đinh Hùng đã đặt cho bà nghệ danh Hồ Điệp, và cũng chính Đinh Hùng khám phá ra một Hồ Điệp có chất giọng độc đáo, sâu lắng không ai bắt chước được, nên mời bà về cộng tác với chương trình thơ ca Tao Đàn phát sóng trên đài phát thanh Sài Gòn. Từ đó cả miền Nam đêm đêm lắng nghe Hồ Điệp ngâm thơ.


Click để nghe 1 số bài ngâm thơ của Hồ Điệp trước 1975

Xuất thân là một nghệ sĩ ca trù, nhưng lĩnh vực ngâm thơ đã chôn vùi sự nghiệp ca trù của Hồ Điệp, vì người ta chỉ nhớ một Hồ Điệp ngâm thơ. Bà đã từng được chọn đi trình diễn ca trù, ngâm thơ, kịch thơ ở nhiều nước, ở đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt, nhất là người Việt xa quê hương nghe Hồ Điệp ngâm thơ trên đất Pháp, Thụy Sĩ, Thái Lan, Nhật Bản và Đài Loan, họ đều khóc nức nở.


Click để nghe băng ngâm thơ Hồ Điệp 1

Tác giả Chu Văn Lễ đã nhận xét về giọng ngâm Hồ Điệp như sau:

“Nhắc đến Hồ Điệp người ta không thể không nghĩ đển những bài thơ tình của TTKH hay những vần thơ tiền chiến của Xuân Diệu, Huy Cận đã làm thổn thức trái tim của giới thưởng ngoạn. Tuy vậy, nghệ sĩ Hồ Điệp nổi tiếng nhất với những bài thơ Đường vì cách ngâm của cô rất phù hợp với những bài thơ cổ. Không thấy cách ngâm của cô Hồ Điệp được phát triển sau năm 1954 tại miền Bắc. Có nhận định cho rằng đó là cách ngâm mang nhiều tính bi ai nên không còn được ưa chuộng hay không còn phù hợp với cung cách của xã hội mới.

Ở Miền Nam thì cách ngâm của nghệ sĩ Hồ Điệp được coi là thượng thặng và đã có nhiều ảnh hưởng đến các nghệ sĩ ngâm thơ thuộc thế hệ sau, tiêu biểu nhất là giọng ngâm của Huyền Trân và sau này tại hải ngoại còn có giọng ngâm của Quỳnh Như.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, các chương trình thi ca trên đài phát thanh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp làm nguôi ngoai nỗi nhớ quê của hơn triệu người di cư từ miền Bắc. Dần dà, bộ môn nghệ thuật này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của miền Nam. Giọng ngâm của nữ sĩ Hồ Điệp chắc chắn đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của loại hình nghệ thuật này trên miền đất mới.

Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Hồ Điệp đã thực hiện được ít nhất là 9 chương trình ngâm thơ dưới dạng băng cassette, bao gồm những bài thơ Đường, những bài thơ Việt hiện đại nổi tiếng và các tác phẩm thơ có giá trị trong cổ văn Việt Nam như Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm và Kim Vân Kiều. Những bản ghi âm đó của cô vẫn còn được công chúng ưa chuộng và được các thế hệ yêu thơ tại hải ngoại sử dụng như tài liệu tham khảo cho một trường phái ngâm thơ đặc sắc của Viêt Nam. Tên tuổi của nghệ sĩ Hồ Điệp xứng đáng được đặt ở một vị trí trang trọng trong vườn hoa nghệ thuật Việt Nam.


Click để nghe băng ngâm thơ Hồ Điệp 2

Sau đây, mời bạn đọc lại một bài báo về nghệ sĩ Hồ Điệp xuất bản năm 1957, khi giọng ngâm Hồ Điệp đã rất quen thuộc với những người yêu thơ và yêu thích chương trình Tao Đàn.

Tư liệu của Leminh Saigon

HỒ ĐIỆP – VỚI GIỌNG OANH VÀNG TRONG VƯỜN THU CỔ NHẠC – Hoàng Liên

Năm ngoái (1956), ông Mai Văn Hàm, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan có mời một phái đoàn văn nghệ sĩ thủ đô Sài Gòn sang Vọng Các (Bangkok) để trao đổi văn hóa và thắt chặt thêm tình than hữu giữa hai nước. Trong đoàn đại diện cho làng cổ nhạc, nữ ca sĩ duy nhất được cử đi là cô Hồ Điệp. Theo nhận xét chung của anh em trong phái đoàn, Hồ Điệp đã thu lượm được nhiều kết quả khả quan trước các khán giả của nước bạn và các kiều bào đã bao năm xa cách quê hương yêu dấu.

Ở Thái Lan cũng như ở Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc 1956 (Hồ Điệp đóng vai cô lái đò trong vở tuồng chèo Đồng Quê), giọng oanh vàng thánh thót của Hồ Điệp đã thường làm cho khán giả phải say sưa và thêm tin tưởng vào vốn liếng âm thanh cổ truyền của dân tộc.

Mà, quả chúng ta đã thêm tin tưởng thật!

Chúng ta, những con người đang bị chói lòa vì ánh sáng rực cháy từ những miền thử nguyên tử xa xôi và đang bị quyến rũ bởi những âm thanh rồn rập từ các chân trời Âu-Mỹ đưa lại… thế mà qua giọng oanh vàng của Hồ Điệp, chúng ta thấy lòng lâng lâng nhè nhẹ được gọi quay trở về với quá vãng…

Những gì tưởng là có thể bị vùi lấy dưới lớp bụi thời gian và bị xóa nhòa vì những men rươu nồng đượm gọi là “văn minh”… “Những gì ấy” qua giọng ca của Hồ Điệp, đã sống lại với chúng ta dồi dào hơn bao giờ cả.


Click để nghe Hồ Điệp ngâm bài Vạn Lý Tình (Huy Cận) năm 1970

Hồ Điệp là ai?

Trước đây chúng ta gần như không bao giờ nghe nói đến. Cho đến năm 1954, chúng ta cũng chưa nghe nói. Mặc dầu, cô gái tỉnh Sơn ấy đã cùng với làn sóng di cư dạt dào ghé bến Đồng Nai phồn thịnh với một ông chồng vui tính, với hai đứa con trai nghịch ngợm, với một nhà in nho nhỏ.

Một hôm, phải nói “bỗng một hôm” thì đúng hơn, thính giả Đài phát thanh Saigon được nghe giọng ca mới mẻ trong các buổi trình diễn cổ nhạc Bắc Phần của ban Hoàn Kiếm. Ngay từ những phút đầu, người sành điệu đã gọi đó là giọng oanh vàng trong vườn thu cổ nhạc. Giọng oanh ấy thánh thót ngân lên, gợi dậy trong đáy lòng của tất cả mọi người những kỷ niệm êm ấm nhất của miền quê đất Bắc, với tất cả những gì tình tứ dịu hiền nhất của ngày xưa, với tất cả những gì say sưa êm đẹp nhất của đất nước vào thuở thanh bình…

Hồ Điệp là ai?

Hồ Điệp còn là… một nhà thơ?

Cũng là nhà thơ, Hồ Điệp không phải là nhà thơ theo kiểu nhà thơ là người đã sáng tác ra thơ, nhưng Hồ Điệp là nhà thơ theo nghĩa: có một tâm hồn thơ dồi dào xúc cảm để có thể xúc động và làm sống lại tất cả rung động của thi sĩ qua một bài thơ. Việc làm của thi sĩ khó, hay là trong trách truyền cảm của người ngâm thơ khó? Chúng tôi không trả lời câu hỏi ở đây, chúng tôi xin nhường cho các bạn thính giả của Hồ Điệp qua nhịp cầu âm thanh của làn sóng điện.

Qua nhịp cầu âm thanh của làn sóng điện, đêm đêm, khi canh trường lắng xuống và lòng chúng ta dịu lại, ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng thường vẫn dành cho chúng ta những phút đêm êm dìu dịu. Mà, dìu dịu êm êm nhất là giọng ngân của cô Hồ Điệp, một giọng ngâm khi trầm, khi bổng, khi vui, khi buồn, khi hiền hòa, khi sợ hãi…


Click để nghe băng ngâm thơ Hồ Điệp 8

Giọng ngâm ấy đã ru vào hồn ta những giấc mơ êm đẹp như mùa xuân, rực rỡ như mùa thu, rồn rập như mưa sa, phũ phàng như bão táp, ăn nhịp với từng lời thơ diễn tả, khiến cho ta quên cả cuộc sống thực tại.

Giọng ngâm ấy có đôi lần làm cho ta quên mất nhà thơ, nhưng thường thường giọng ngâm ấy vẫn là nhịp cầu làm chúng ta gần với nhà thơ hơn bao giờ cả. Vậy, ai là nhà thơ?

Đêm đêm trong vườn thu của cổ nhạc và thi văn, giọng oanh vàng còn cất tiếng…

nhacxua.vn biên soạn

 

ShareTweetPin

Xem bài khác

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Năm 1992, phim điện ảnh đầu tiên về Trịnh Công Sơn được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần thực hiện mang...

by admin
May 20, 2022
Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương

Jan Hagenkoetter là một nhà sản xuất âm nhạc người Đức, trước khi lấy vợ là một người gốc Việt...

by admin
May 15, 2022
Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34
Tin Tức

Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34

Ngày 2/5/2022, là ngày rất đặc biệt của ca sĩ xinh đẹp Hà Thanh Xuân. Cô đã đăng trên facebook...

by admin
May 3, 2022
Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời
Tin Tức

Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời

Theo nguồn tin của nhacxua.vn vừa nhận được, ca sĩ Tường Khuê (là em trai của ca sĩ Như Quỳnh)...

by admin
April 12, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Dao Ánh đọc thư tình của Trịnh Công Sơn trong album Lời Của Giòng Sông năm 2004

Đến nay, những ai yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn chắc hẳn đã không còn xa lạ với cái...

by admin
March 30, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Next Post
Ca khúc “Hành Trang Giã Từ” và khuynh hướng sáng tác nhạc đại chúng của nhạc sĩ Trường Sa

Ca khúc "Hành Trang Giã Từ" và khuynh hướng sáng tác nhạc đại chúng của nhạc sĩ Trường Sa

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ Nguyên Khang – Một hiện tượng đặc biệt của dòng nhạc trữ tình hải ngoại

Mối tình đầu lãng mạn và cuộc hôn nhân ít người biết của Hùng Cường năm 20 tuổi

Cuộc đời và sự nghiệp của Ngọc Đan Thanh – Người nghệ sĩ đa tài và khả ái

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Đêm đông…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.