ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Nhạc Xuân hải ngoại và những ký ức về ngày Tết

2018/10/28
in Cảm xúc âm nhạc
Nhạc Xuân hải ngoại và những ký ức về ngày Tết

Không biết từ bao giờ, những bản nhạc vàng và boléro viết về mùa Xuân gắn với ngày Tết mỗi mùa Xuân về, len lỏi tận sâu vào trong tiềm thức của mỗi người.

Những bản nhạc trầm trầm, réo rắt gần như chỉ được hát khi Tết đến xuân về. Một giọng buồn âm ỉ chảy trong tâm thức. Từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, có dáng người cha cặm cụi chùi cái đài cassette hai loa hai cửa trước thềm nắng xuân, có những lần tỉ mẩn lấy mủ cây nối chiếc băng vừa đứt. Cho đến đầu những năm 2000, những chiếc xe đẩy đĩa CD dạo cũng trầm buồn những lời hát rộn vang từ phố xá đến những hang cùng ngõ hẻm. Điệu boléro ngân lên giữa hai đầu quê phố, đưa người về với Tết, về với nhau trong tâm tưởng. Dù là xuân sum họp hay xuân chia ly, lòng người vẫn quen thuộc với những thanh âm ấy…

Tết quê, có khi chỉ bắt đầu khi người đi xa về, từ những ngày hai mươi tháng Chạp, trên một ga tàu nào đó. Những bóng người đổ hắt hiu trên sân ga, chờ người thân xuống tàu. Những đôi mắt chờ đợi, những cánh tay vươn dài. Trong cung gác trực, một cây mai nhỏ xòe bông, dải lụa đỏ căng ngang. Chiếc đầu CD cũ kỹ của người trực tàu ngân lên những bài hát quen thuộc. Vừa vui, vừa buồn và rưng rưng xúc cảm. Tết, càng cho con người ta nhiều suy tưởng hơn khi nhìn những bà mẹ già miền Trung đợi con trên ga tàu đêm ba mươi, đèn mờ loang loáng. Người từ xa về, những nhọc nhằn vất vả tạm ở sau lưng. Chỉ có mẹ, chỉ có Tết và quê hương. Ngọt lành như câu hát “chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi” đang vẳng lên đâu đó…

Tết ở hai đầu ký ức boléro

Với người xa xứ, boléro là một kỷ vật, lưu giữ cho họ những ký ức Tết căng tràn. Mỗi bản nhạc là một niềm xao xuyến khôn tả, cũng có khi là một tiếc nuối vô bờ. Nhất là tết Sài Gòn, những con đường vắng vẻ chạy dài trong miền suy tưởng, đối lập với cảnh người dập dìu đường quê. Tết Sài Gòn vì vậy cũng gợi lên nỗi buồn, da diết. Người xa quê không về được, sẽ có những đêm dài thao thức bồn chồn, nhớ về vị tết, nhớ về những cuộc thăm hỏi chuyện trò, người thân chòm xóm. Đôi khi tự mình ứa lên câu hát thở than “cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người khi mình còn đôi tay…” như nhạc sĩ Lam Phương từng viết. Khi Sài Gòn trở lạnh, là lúc câu hỏi “Tết này có về không” được lan truyền đi nhiều nhất, gần như câu cửa miệng của người xa quê. Trong gánh hàng rong của những bà mẹ miền Trung nhọc nhằn lam lũ nặng thêm những náo nức lo âu. Trên bàn tay của anh chị công nhân trong nhà máy nhanh thêm nỗi hồi hộp đợi chờ. Người về quê nghe boléro trong niềm vui hạnh ngộ. Người ở lại thành phố, nghe boléro như một cách vỗ về.

Hình ảnh của Tết quê hiện về trong từng giai điệu. Có mai nở vàng, chim én liệng trước ngõ. Có đàn trẻ xôn xao quần áo mới. Có dáng mẹ lom khom trước vườn. Có ba ngồi bên hiên cửa. Những củ hành củ kiệu một nắng đã mềm giòn, ngâm cho kịp chua, tiếp khách ngày mùng một. Giữa một màu lá dong xanh ngắt, hạt nếp trắng mịn bao bọc miếng thịt ba rọi, cục đậu xanh tròn căng. Những chiếc bánh chưng vuông vức rời khuôn trong tiếng huýt sáo điệu boléro nương theo cơn gió xuân nhè nhẹ…

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Tết, với người quê ở Sài Gòn, là khoảng thời gian lắng chìm cảm xúc. Người quê ở Sài Gòn ăn tết giản đơn, thường là những cuộc đi chơi ngắn ngày. Việc trang hoàng nhà cửa cũng không quá cầu kỳ như khi còn ở quê. Nhưng, từ những phòng trọ đơn sơ đến nhà cửa khang trang, không nơi nào vắng bóng mâm quả, bàn thờ nhang khói tổ tiên. Người xa xứ cũng không quên lễ cúng giao thừa, với con gà tréo cổ, dĩa xôi, bánh gai bánh ít. Dù mâm cúng có đơn sơ và gọn nhẹ hơn ở quê nhưng mỗi người đều kịp lưu giữ nghi thức cúng khấn.

Ở thành phố, người quê vẫn giữ được nết thăm hỏi nhau ngày Tết. Đặc biệt, đối tượng thăm hỏi mở rộng hơn, không chỉ thăm bà con, bè bạn mà còn cả những người đồng hương. Cũng là một cách để vơi đi nỗi nhớ quê hương. Ở những cuộc thăm hỏi ấy, hạnh phúc giản đơn nhất là được giao tiếp với nhau bằng tiếng quê trọ trẹ mà có khi giữa những giao thiệp thường nhật khó có thể dùng. Không phải là che đi gốc gác mà chỉ đơn thuần là để cho người nghe hiểu được. Những ngữ điệu quen thuộc, những từ địa phương lâu lắm không được dùng, bỗng tuôn chảy như dòng suối mát lành… Dù biết rằng, bên trong mỗi con mắt, mỗi nụ cười là những khoảng trống mênh mông…

Cũng như người Sài Gòn, nhà nào cũng thủ sẵn một vài thùng bia. Quý nhất là có sẵn rượu quê mang vào từ trước. Mỗi miền quê lại có riêng một loại rượu đặc trưng. Những thức quà quê cũng đã được dành sẵn. Uống rượu quê dịp Tết, đã trở thành một nét văn hóa của người nhập cư. Những ly rượu trở nên ấm cúng, da diết hơn thường lệ. Người cầu kỳ, vẫn còn giữ thói quen ngâm hành kiệu, dù ở thành phố tràn ngập thực phẩm chế biến sẵn. Tự tay làm món quê, không phải là thói quen ăn uống cầu kỳ, mà đơn giản như một cách tri ngộ quê hương, con người. Giữa những cuộc vui ấy, xen kẽ là những cuộc điện thoại về quê thăm hỏi. Chuyện về Tết, về quê hương kéo dài. Sau những cuộc nhậu, có khi là một vài ván bài khai xuân vui vẻ. Tiếng cười nói tràn trề những góc nhà, quyện tan vào điệu boléro khe khẽ, réo rắt…

Tết, với người xa quê, có khi rất dài. Tâm trạng cũng lẫn lộn, lúc bùi ngùi, khi khấp khởi. Không ai ra đi mà không có một lần xốn xang như thế. Xúc cảm càng căng tràn hơn khi người từ quê lên phố mang theo một mùa Tết khác. Đó là gói mứt mẹ đùm trong lớp báo. Đó là chiếc bánh chưng ba đùm đã cũ. Chiếc bánh tét cắt thành lát chiên lên ăn kèm con tôm khô, củ kiệu… Hương vị Tết kéo dài ra tận rằm tháng Giêng. Khi đó, nỗi nhớ quê hương cũng dần vơi bớt. Những bộn bề đời sống thường nhật trở lại. Tết đã tan vào trong mỗi con người, thành cái gì thôi thúc người miệt mài với thời gian. Để một mùa Tết mới sẽ nhanh đến. Một mùa xuân tương phùng sau thời gian xa cách. Để có một cái Tết mới thật sự trên đường xưa lối cũ, cành hoa mai nở, đàn chim én đưa tin, có mẹ rưng rưng ra đón con về…

Theo báo Công Lý

Share1506TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Giải thích sức hấp dẫn của Trịnh Công Sơn

Giải thích sức hấp dẫn của Trịnh Công Sơn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – Ông giám đốc hào phóng của nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam

Nghe lại 10 ca khúc trữ tình hay nhất của Khánh Hà – Tiếng ca nồng nàn và quyến rũ

Nhìn lại những bài hát nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn

Tin buồn: Ca nhạc sĩ Quốc Anh – Tác giả bài “Ngày Xuân Vui Cưới” qua đời

Nghe lại giọng hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và những ca khúc “Tình Ca Dọc Đường”

Nhạc sĩ Y Vân, điệu twist, và định mệnh trong câu hát “60 năm cuộc đời”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Lam Phương & Những chuyện tình trong các bài hát nổi tiếng

Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

Hoàn cảnh sáng tác “Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa” (nhạc sĩ Tô Vũ) – Tuyệt phẩm trữ tình lãng mạn của thập niên 1940

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” (Trường Sa) – “Chiều mưa không có em…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.