ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Nhạc sĩ Y Vũ: ‘Tôi từng buôn ve chai để kiếm sống’

2019/07/15
in Tin Tức
Nhạc sĩ Y Vũ: ‘Tôi từng buôn ve chai để kiếm sống’

Em trai nhạc sĩ Y Vân kể về thời gian khó khi phải làm đủ công việc để mưu sinh. Với Y Vũ, danh xưng nhạc sĩ không gây áp lực gì cho ông trong cuộc sống.

– Nhạc sĩ Y Vũ sáng tác không nhiều, cũng ít xuất hiện trong làng nhạc. Ông làm gì để kiếm sống?

– Tôi không tự nhận mình là nhạc sĩ, đó là do đơn vị xuất bản và khán giả đặt. Tôi chỉ nhận mình may mắn nổi tiếng nhờ một vài bài hát. Tôi kiếm sống chủ yếu bằng chơi nhạc và dạy khiêu vũ. Hiện tại, tôi sống khỏe nhờ phổ nhạc cho những bài thơ gửi từ nước ngoài về. Bài nào thấy hay, thấy thích thì tôi phổ, bài dở quá tôi không nhận. Mỗi bài thơ phổ nhạc tôi được trả hàng trăm USD, tiền tác quyền mỗi quý tôi cũng lĩnh được hơn 10 triệu đồng.

Nhiều người thấy tôi đi chơi nhạc ở một vài tụ điểm, phòng trà nên nghĩ tôi nghèo khổ lắm. Không phải như thế. Tôi chơi nhạc ở những chỗ đó vì thích. Đó là những nơi đơn vị tổ chức cũng như khán giả có sự trân trọng nghệ sĩ. Nhiều khi tôi cũng làm vì nể học trò. Chúng muốn mượn tên tuổi của tôi để tổ chức mini show, thấy hợp lý thì tôi đồng ý.

Nhạc sĩ Y Vũ tên thật là Trần Gia Hội, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Ông học nhạc từ anh trai là nhạc sĩ Y Vân.

– Sau khi nổi tiếng nhờ ca khúc “Tôi đưa em sang sông” (đồng sáng tác với Nhật Ngân), cuộc sống của ông thay đổi ra sao?

Xem bài khác

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vinh Sử

– Cuộc sống của tôi vẫn vậy. Trong khi các nhạc sĩ khác viết nhạc, chơi đàn hàng đêm ở các nhà hàng để kiếm sống thì tôi đi nhảy đầm. Thi thoảng tôi ký cho nhà xuất bản vài bài hát, kiếm vài chục nghìn đồng – số tiền không nhỏ vào trước năm 1975. Cuộc sống của tôi chưa bao giờ thiếu thốn, trừ giai đoạn mất hết tài sản phải làm đủ nghề mưu sinh.

– Ông đã làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn đó?

– Đi làm được bao nhiêu tiền, tôi gom góp gửi ngân hàng. Chiến tranh loạn lạc khiến tôi mất hết tài sản. Sau khi đất nước thống nhất, tôi phải làm đủ nghề để sinh sống. Tôi từng phải mỗi ngày dậy từ 4h đi làm công nhân hứng mủ cao su ở Bù Đăng, Bù Đốp trên Bình Phước. Có thời gian, tôi làm công nhân trên công trường xây dựng Tân Quy Đông ở Sài Gòn. Đó là thời kỳ vất vả nhất khi mỗi ngày tôi phải kéo hàng chục chuyến xe chất đầy bao xi măng.

Không trụ nổi với công việc khuân vác, tôi chuyển sang buôn ve chai. Ngày nắng cũng như ngày mưa, tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố, có ngày đi rạc cẳng chân không được đồng bạc nào nhưng có ngày lại “trúng mánh”. Tôi theo công việc buôn ve chai dễ đến gần 10 năm.

– Đang là một nhạc sĩ nổi tiếng, chuyển sang buôn ve chai, cảm giác của ông thế nào?

– Ai cũng có số phận, có những đoạn đời khác nhau. Ở thời của tôi, có nhiều nghệ sĩ rơi vào hoàn cảnh bỗng một ngày mọi thứ mất hết, phải bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng. Không phải ai cũng học được cách chấp nhận số phận. Nhiều khi đang buôn ve chai trên đường, gặp người quen cũ, họ tỏ ra thương cảm, ái ngại nhưng tôi thấy bình thường. Có gì đâu phải xẩu hổ, ai cũng phải sống, phải ăn. Lúc đó, tôi phải cáng đáng cả gia đình, không làm việc, những người thân của mình sẽ chết đói.

– Lúc đó, ông suy nghĩ gì về sự nghiệp âm nhạc?

– Tôi nghĩ không biết khi nào mình có cơ hội chơi nhạc trở lại, thậm chí, tôi có ý định đoạn tuyệt với nó. Sau đó, một số nghệ sĩ mở phòng trà và mời tôi biểu diễn. Thù lao chơi nhạc cũng khá nên tôi bỏ nghề ve chai. Sau năm 1990, tôi bắt đầu sáng tác trở lại. Khi đó nhạc sĩ Vinh Sử tham gia biên tập và sáng tác cho chương trình “Mưa bụi”, cậu ấy đặt hàng tôi một số bài hát. Thù lao tác quyền lúc bấy giờ tính bằng cây vàng.

– Vấn đề mưu sinh khiến ông có gia đình khá trễ – ở tuổi ngoài 60 – hay còn lý do khác?

– Lời bài hát Tôi đưa em sang sông vận vào đời tôi. Tuy được mệnh danh là người xấu trai nhất trong giới nhạc sĩ, tôi được nhiều phụ nữ yêu. Tôi đáp lại tình cảm của người ta cũng nhiều nhưng phần lớn đều bỏ tôi mà đi. Người bỏ tôi đi vì bệnh tật, người chê hoàn cảnh khốn khó của tôi lúc sa cơ. Tất nhiên, vẫn có người ở lại nhưng sau này cuộc sống đổi thay, phần lớn họ sang nước ngoài đoàn tụ cùng gia đình.

Năm 66 tuổi, tôi mới tìm thấy người phụ nữ của đời mình. Chúng tôi đã sống với nhau được 10 năm, cô ấy là người gốc Bắc nhưng nấu món Nam rất giỏi. Vợ cũng không biết gì về âm nhạc nhưng thích nghe tôi chơi đàn và đưa ra khá nhiều nhận xét khách quan về các sáng tác sau này của tôi.

– Cuộc sống hiện tại của vợ chồng ông thế nào?

– Vợ chồng tôi sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn. Ban ngày, tôi dạy nhạc tại nhà. Mỗi tối, tôi tự lái xe máy đến các phòng trà trong thành phố chơi nhạc. Rảnh rỗi, tôi đưa vợ đi thăm thú bạn bè. Vợ tôi bị bệnh tim nên tôi cố hết sức tránh cho cô ấy xúc động. Tôi dặn các con riêng của vợ rằng, chúng có thể làm tổn thương đến tôi nhưng tuyệt đối không được làm tổn thương mẹ.

Theo Châu Mỹ (VnExpress)

Tags: y vũ
Share592TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc Trần Lụy (nhạc sĩ Y Vũ) và dòng nhạc viết về nỗi đau một kiếp nhân sinh

Âm nhạc xưa ở miền Nam vào vàng son đã từng phát triển rực rỡ với đa dạng thể loại,...

by admin
September 22, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Loài Hoa Dang Dở” của nhạc sĩ Y Vũ – Chuyện tình đau thương trong trang sách cũ
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Loài Hoa Dang Dở” của nhạc sĩ Y Vũ – Chuyện tình đau thương trong trang sách cũ

Cùng với các loài hoa sim, hoa phượng, ti gôn thì hoa pensee là một trong những loài hoa được...

by admin
June 28, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của “Ngày Cưới Em”, “Những Tâm Hồn Hoang Lạnh”…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả của “Ngày Cưới Em”, “Những Tâm Hồn Hoang Lạnh”…

Nhạc sĩ Y Vũ được biết đến nhiều nhất với các ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông (đồng tác...

by admin
September 13, 2020
Ca khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân – Y Vũ) – Một chuyện tình trong gió mưa
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Tôi Đưa Em Sang Sông” (Nhật Ngân – Y Vũ) – Một chuyện tình trong gió mưa

Tôi rất thích ca khúc Tôi Đưa Em Sang Sông của nhạc sĩ Nhật Ngân - Y Vũ. Chẳng phải...

by admin
December 6, 2019
Y Vũ
Nghệ sĩ

Y Vũ

Y Vũ là một nhạc si Việt Nam, tác giả của ca khúc Kim nổi tiếng. Ðồng thời ông còn...

by admin
February 23, 2013
Next Post
Hệ thống thoát nước và chống ngập úng của Sài Gòn xưa như thế nào?

Hệ thống thoát nước và chống ngập úng của Sài Gòn xưa như thế nào?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Boléro ở xứ Huế

Tiểu sử ca sĩ Tâm Đoan – Giọng ca ngọt ngào của làng nhạc hải ngoại thập niên 2000

Duy Khánh – Người lính già xa quê hương

Tiểu sử ca sĩ Bùi Thiện – “Giọng nam cao” nổi tiếng của làng nhạc trước 75

Băng Sơn Ca 11 – Tiếng hát Phương Dung – Băng nhạc chưa kịp phát hành của năm 1975

Giới thiệu một số ca khúc nhạc xuân mới sáng tác

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Về Đâu Mái Tóc Người Thương” – Tuyệt phẩm nhạc vàng đẹp như tranh vẽ của nhạc sĩ Hoài Linh

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Quang Dũng – Phạm Đình Chương)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tạ Từ (nhạc sĩ Dzũng Chinh) – “Nhớ chăng là lúc em đến trong màu trắng…”

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và những “chuyện tình Paris” trong thơ ca – “Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.