Vinh Sử (tên thật Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944 tại Sài Gòn) là một nhạc sĩ Việt Nam, được mệnh danh là “Vua nhạc sến”
Quê ông ở tỉnh Hà Tây. Cha mẹ của ông hòa vào dòng phu đồn điền cao su lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ trong thập niên 40, thế kỉ XX. Sau đó, ông bà bỏ nghề, chuyển về một xóm lao động nghèo ở quận 4, Sài Gòn và làm nghề lò bún. Chính nơi đây, hàng trăm sáng tác viết cho giới bình dân của Vinh Sử đã ra đời. Hiện nay, ông là chủ tiệm giày. Ngoài ra, ông vẫn sáng tác nhạc và tham gia hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông từng có 4 đời vợ chính thức nhưng hiện tại sống một mình. Gần đây ông bị ung thư trực tràng. Sau thời gian điều trị sức khoẻ đã tạm ổn định
Sự nghiệp sáng tác
Vinh Sử sáng tác với nhiều bút danh như Vinh Sử, Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Đức Vượng,… Ông gắn bó với dòng nhạc quê hương mang tính đại chúng. Các sáng tác của ông được hầu hết giới bình dân đón nhận vì nó gần gũi với cuộc sống của họ. Nội dung ca khúc thường nói về những thân phận không may mắn, những mối tình trắc trở do không “môn đăng hộ đối” giữa một chàng trai nghèo và một cô gái giàu sang. Công chúng thích nghe nhạc của Vinh Sử vì họ thấy ở đó hình ảnh và tâm sự của chính mình. Vinh Sử cho biết: “(…) nhạc mình viết là dành cho những người nông dân, những người lao động. Tôi đã gởi hết toàn tâm toàn ý của mình vào đó và cũng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng lao động nghèo. Tôi nghĩ rằng nhạc của mình cũng là tiếng nói của một bộ phận nhân dân. Nghe nhạc của tôi, những người lao động nói rằng đó là nhạc của người Việt Nam, không lai căng.”
Một số nhạc phẩm
Áo đẹp nàng dâu
Áo vàng người yêu (Cô Phượng)
Bao đêm không ngủ
Bài hát sau cùng
Cầu tre kỷ niệm
Cậu cả lên thành (Cô Phượng)
Chiều nước lũ
Chôm chôm lý qua phà
Chuyện tình người con gái hái sầu riêng
Chuyện tình liêu trai (Hàn Ni)
Chuyện tình Sao Ly (Vinh Sử – Hàn Châu)
Chuyến xe lam chiều
Đêm lang thang
Đêm không ngủ
Đêm nhớ người tình
Đoạn buồn đêm mưa
Đong đưa võng buồn (Hàn Ni)
Đời chưa trang điểm
Đừng như ong bướm (Cô Phượng)
Em sẽ yêu anh mãi
Gái nhà nghèo (Cô Phượng)
Giã biệt trường xưa
Giết người anh yêu
Giọt lệ người tình
Gõ cửa trái tim
Hai bàn tay trắng
Hỏi nàng xuân
Khi không…
Khổ tâm
Không còn nhớ người yêu
Không giờ rồi
Lỗi hẹn cùng ca dao
Lời cô giáo trẻ (Cô Phượng)
Mai Lan (Cô Phượng)
Mưa bụi
Một căn nhà mướn (Cô Phượng)
Nét buồn thời chiến
Ngày của riêng mình
Người đó ta còn đây
Người không cô đơn
Người phu kéo mo cau
Người tình luật khoa
Nhành cây trứng cá
Nhẫn cỏ cho em
Nối lại tình xưa
Phận bạc
Qua ngõ nhà em
Quên cây cầu dừa
Rước dâu trên đường quê
Sao muốn giết người yêu
Tình chỉ đẹp
Tình ngoại
Trả nhẫn kim cương
Trách người trong mộng
Xóa tên người tình
Vẫy tay chào
Về đâu cánh chim biển
Vòng nhẫn cưới
Vỗ tay ngợi ca (Hàn Ni)
Vùng trời xanh kỷ niệm (Hàn Ni – Thục Chương)
Yêu người chung vách
Những vụ mạo danh nhạc sĩ khác
Vinh Sử từng dính líu vào một số vụ mạo danh tác phẩm hoặc đổi tên nhạc phẩm, thêm tên đồng tác giả như các nhạc phẩm của nhạc sĩ Giao Tiên hay Đài Phương Trang, Mộng Long…
Một số tác phẩm bị nhầm lẫn
Đẹp lòng người yêu (của Ngọc Sơn – Tuấn Hải)
Đừng nhắc chuyện lòng (của Đài Phương Trang)
Lần đầu nói dối (của Giao Tiên)
Hình bóng người yêu (của Giao Tiên) bị sửa tên thành Chuyện tình ong bướm
Mất nhau rồi (của Giao Tiên) bị sửa tên thành Thà trắng thà đen
Em là tất cả (của Lam Phương) bị sửa tên thành Thao thức vì anh
Hoa mười giờ lỗi hẹn (của Hàn Châu) bị sửa tên thành Tý Ngọ của tôi
Anh hãy về đi (của Mộng Long) bị sửa tên thành Thôi anh hãy về đi