ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Trúc Phương

2013/02/22
in Nghệ sĩ, Tiểu sử nhạc sĩ
Trúc Phương

Trúc Phương, tên thật là Nguyễn Thiên Lộc (1933 – 1995) là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Trúc Phương sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn. Trúc Phương bắt đầu học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết…và lập nghiệp luôn ở đó. Bản nhạc đầu tay của Trúc Phương là bản Chiều cuối tuần và Nửa đêm ngoài phố viết vào cuối thập niên 1950. Bản nhạc Tàu đêm năm cũ của Trúc Phương được viết vào đầu 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại.

Trúc Phương có một số lượng sáng tác trên 65 bài hát, được biết đến từ những năm cuối thập niên 1950 và được phổ biến nhiều trong suốt thập niên 1960 và sau này tại hải ngoại như: Nửa đêm ngoài phố, Buồn trong kỷ niệm, Thói đời, Hai lối mộng, Kẻ ở miền xa… Sau 1975, Trúc Phương vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương nhưng hầu hết ca khúc này, như ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý do: Ông không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước 1975. Nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những tác phẩm của ông như Thanh Thúy, Chế Linh…

Năm 1975, Trúc Phương không di tản và sống tại Sài Gòn. Ông vượt biên lần đầu năm 1976 nhưng không thành công, do vậy bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau đó, ông đã nhiều lần vượt biên, nhiều lần bị bắt. Lúc ra tù, vợ con li tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân. Khoảng giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Không lâu sau, ông trở về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Xin cám ơn đời là ca khúc cuối cùng Trúc Phương viết tháng 3/1995. Lời ca khúc này có thể coi như những tâm tình, uẩn khúc nhất của chính tác giả mà Trúc Phương muốn gửi lại cho đời lần sau chót. Ngoài ra, trong dịp này ông còn tặng nữ ca sĩ Thanh Thúy về thăm ông 4 câu thơ:

Nếu biết tình mình không trọn vẹn
Xin người về sắp sẵn thương đau
Ngày mai còn có gặp nhau
Nhớ đừng ngoảnh mặt cúi đầu làm ngơ…

Xem bài khác

Trịnh Công Sơn

Tuấn Ngọc

Suốt hai mươi năm (1975-1995) nhiều ca sĩ, trung tâm ca nhạc hải ngoại đã thu thanh, thu hình những bài hát của Trúc Phương nhưng hầu như không ai biết rằng ông đang sống âm thầm, ngày lang thang hè phố, đêm ngủ trên manh chiếu thuê ở bến xe rồi qua đời vì bệnh sưng phổi trong cảnh bi đát, cô đơn trên căn gác trọ tồi tàn ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 18 tháng 9 năm 1995, được lối xóm an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu.

Lúc Trúc Phương mất, nhạc sĩ Nhật Ngân (lúc này đang ở Hoa Kỳ) có viết tặng Trúc Phương bài Gửi người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của Trúc Phương.

Ca khúc phổ thông

24 giờ phép
Ai cho tôi tình yêu
Bông cỏ may
Bóng nhỏ đường chiều
Buồn trong kỷ niệm
Chàng trai si tình (Có buồn nào buồn hơn)
Chắp tay lạy người
Chiều cuối tuần
Chiều làng em
Chín dòng sông hò hẹn
Chuyện chúng mình
Chuyện ngày xưa
Con đường mang tên em
Để trả lời một câu hỏi (Viết thư tình)
Đêm gác trọ
Đêm tâm sự
Đêm Việt Nam
Đò chiều
Đôi mắt người xưa
Đường chiều cao nguyên
Hai chuyến tàu đêm
Hai lối mộng
Hình bóng cũ
Kẻ ở miền xa
Lời ca nữ
Mắt em buồn
Một người đi xa
Mưa nửa đêm
Mười đầu ngón tay
Ngỏ ý
Người nhập cuộc
Người xa về thành phố
Người xóm cũ
Những lời này cho em
Nửa đêm ngoài phố
Sau lưng kỷ niệm
Siết chặt bàn tay
Tàu đêm năm cũ
Thói đời
Thư gửi người miền xa
Tình đêm phố cũ
Tình người chiến binh
Tình thắm duyên quê
Tình thương mái lá
Tình yêu trong mắt một người
Trả nhau ngày tháng cũ
Trên bốn vùng chiến thuật
Trước mặt tình yêu (Lại chuyện chúng mình)
Tôi thương tôi
Tự tình trong đêm
Tuổi tình yêu
Xin cám ơn đời

Sau 1975, Trúc Phương có về Trà Vinh và một số nơi khác. Thời gian này ông có sáng tác một số ca khúc và tặng bản thảo do chính tay ông viết cho một số bạn bè. Một số bài đó là:

Chiều phố huyện
Hoa sách về xa
Mắt chân dung để lại [Ghi chú 6]
Trà Vinh trong những tình mật ngọt
Về An Quảng Hữu

 

Tags: tiểu sử nhạc sĩtrúc phương
Share25TweetPin

Xem bài khác

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng
Cảm xúc âm nhạc

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng

Khi nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, người ta nhớ đến rất nhiều bài nhạc vàng bất tử: Nửa Đêm...

by admin
July 20, 2021
“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, được nhiều người...

by admin
April 8, 2021
“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương
Cảm xúc âm nhạc

“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương

"...Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến...

by admin
March 14, 2021
Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”

Làng nhạc Sài Gòn ngày xưa có đến hàng trăm nhạc sĩ đã từng sáng tác nhạc vàng, là những...

by admin
March 12, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

Trong nhạc vàng, đã có rất nhiều lần xuất hiện hình dáng của sân ga và những chuyến tàu trong...

by admin
February 5, 2021
Ca khúc “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi thói đời khinh bạc và tình người đổi thay
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi thói đời khinh bạc và tình người đổi thay

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nhạc vàng Việt Nam. Ngoài những...

by admin
November 23, 2020
Next Post
Giao Tiên

Giao Tiên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nguồn gốc tên gọi của Sông Hương – Con sông xuất hiện trong nhạc vàng nhiều nhất

Xem lại video các màn trình diễn của Thanh Thúy, Lệ Thu, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền trong phim điện ảnh trước 1975

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Mai Lệ Huyền – “Búp bê lửa” huyền thoại của nhạc kích động

Ái Vân, Lê Dung và những ca sĩ nhạc đỏ từng tham gia làng nhạc hải ngoại thập niên 1990

Nhìn lại những bài hát nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Bên Ni Bên Nớ” (Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm của nhạc sĩ Hoàng Trang: “Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau…”

Ca khúc “Thuyền Viễn Xứ” (Phạm Duy – Huyền Chi) – Tiếng lòng của người ly hương

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Lang Thang” – Chuyện tình buồn của nhạc sĩ Vinh Sử: “Bước lang thang qua từng vỉa hè”

Nhân vật “Mai, anh đã xa em thật rồi…” trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng

Ngày về trong giấc mơ hoa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.