ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và sự đi tìm lại chính mình qua ca khúc “Ru Ta Ngậm Ngùi”

2021/03/02
in Cảm xúc âm nhạc
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và sự đi tìm lại chính mình qua ca khúc “Ru Ta Ngậm Ngùi”

Đã từng có người hỏi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rằng liệu việc ông viết rất nhiều ca khúc ru (Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Ru Đời Đi Nhé, Ru Em, Ru Tình, Ra Ta Ngậm Ngùi…) như vậy có phải là do trong thực tế ông đã ru rất nhiều phụ nữ ngủ hay không?

Nhạc sĩ đã trả lời nguyên văn như sau: “Ru như thế không phải là ru em. mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào…” 

Với lời trần tình đó của nhạc sĩ, có thể hiểu rằng âm nhạc hay những lời ru phiêu bồng, dù là viết tặng người này hay người nọ, thì với nhạc sĩ cũng đều như những con “thuyền chở đạo”, chở những suy tư, trăn trở, những nhân sinh quan của ông về cuộc đời, tình yêu và thân phận con người. Trong những khúc ru đó, ca khúc nổi bật nhất cho ý kiến “tôi tự ru tôi” của nhạc sĩ phải kể đến ca khúc Ru Ta Ngậm Ngùi.

Ngay từ tựa đề bài hát, chỉ bằng hai chữ “ngậm ngùi” người nghe đã phần nào hình dung ra tâm trạng của người nhạc sĩ khi sáng tác. Đó là sự xót xa, buồn thương lặng lẽ, ẩn mật cho thân phận mình, cho thân phận con người trong vòng quay của thời gian, của đời sống.

Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình
Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình
Xin người hãy gọi tên!

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Những câu hỏi trở đi trở lại đầy dằn vặt, suy tư của người nghệ sĩ có lẽ đã bắt đầu đứng bên kia bờ dốc của cuộc đời: “Môi nào hãy còn thơm?”, “Tóc nào hãy còn xanh?”, “Tim nào có bình yên?”. Từng câu hỏi bật lên tựa như những lời cầu khẩn. Có còn ai, có còn nơi nào “hãy còn” những nhịp đập của tình yêu, của tuổi trẻ, của tâm hồn để cho Ta nương náu, để làm sống lại Ta.


Click để nghe Khánh Ly hát Ru Ta Ngậm Ngùi

Trong từng câu hát, nghe như có một cuộc hành trình đi tìm lại chính mình. Những môi, những tóc, những tim đã rệu rã qua năm tháng. Những tình yêu, tuổi trẻ, tâm hồn như những đụn cát khô đã sói mòn theo từng bước chuyển của nhân gian. Chẳng có gì là mãi mãi, chẳng có gì là bất biến.

Ngay cả bản thân Ta cũng không còn là Ta của thuở ban sơ, chẳng còn tự do yêu đương, mơ mộng, chẳng còn hồn nhiên nghê ngao rêu rao về đời mình. Tất cả những điều Ta xem như lẽ sống, níu giữ Ta lại để yêu thương đời sống này, đều đang phôi pha. Cả cái tên của Ta cũng đang mờ dấu trên đời sống, vậy nên câu hát “xin người hãy gọi tên” bật thoát ra như một sự níu giữ trong vô vọng. Bởi cuộc đời, nào có ai thoát được khỏi những quy luật muôn đời của nhân gian.

Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng
Thôi chờ những rạng đông
Xin chờ những rạng đông 


Click để nghe Khánh Ly hát Ru Ta Ngậm Ngùi trong DVD Một Đời Việt Nam năm 1991. Trong video này, Khánh Ly phục dựng và tái diễn lại hình ảnh Quán Văn năm 1968

Trong dòng suy tư, nhạc sĩ lội ngược về quá khứ, nhìn ngắm, chiêm nghiệm lại cuộc đời mình qua bao biến cố. Những hình ảnh “tim lăn trên đường mòn”, “giọt máu cuồng điên”, “con chim đứng lặng câm”..., như những tiếng kêu ai oán vọng về từ quá khứ. Sự tiếc nuối tràn lên câu chữ, bởi Ta đã hoang phí một đời mòn mỏi, cuồng điên và câm lặng. Ta đã bỏ quên Ta của ban sơ để chạy theo, để quay cuồng trong vòng xoáy cuộc đời. Và “khi về trong mùa đông” thì “tay rong rêu muộn màng” mất rồi, đành đứng lại để mong chờ những “rạng đông” để được quay lại khởi đầu một lần nữa, để gội rửa những oán ân của một đời mòn mỏi.

Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình
Giữa tường trắng lặng câm

Nhưng rồi Ta lại chợt nhận ra sẽ chẳng có “rạng đông” nào đến cả: “đời sao im vắng?”. Ta trở về đối diện với chính mình trong mênh mông, hoang hoải, trong cô độc, lặng câm: “người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm”. 

Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay, trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn, không còn ai, ta trôi trong cuộc đời
Không chờ, không chờ ai

Ta bàng hoàng nhận ra trò chơi cay đắng của cuộc đời. Trong khi Ta mải mê đuổi theo những hạnh phúc phù du, những cuồng điên nhiễu loạn, thì ngay trong bản thân mình Ta đã xoá trắng đi bao niềm hạnh phúc đơn sơ, giản dị, tinh khôi, xoá đi sự hồn nhiên, tự do của tâm tưởng. Ta quên mất chính Ta. Để rồi một ngày nhìn lại, Ta chẳng còn có thể tìm lại được gì đáng giá, dù chỉ là một sợi tóc trong trí nhớ nhỏ nhoi.

Ta như con thuyền vô định trôi dạt giữa dòng đời, không tìm được bến bờ hạnh phúc đích thực, không còn “ai” đón đợi, và “không chờ, không chờ ai”.

Em về, hãy về đi,
ta phiêu du một đờị
Hương trầm có còn đây,
ta thắp nốt chiều nay

Xin ngủ trong vòng nôi,
ta ru ta ngậm ngùi,
Xin ngủ dưới vòm cây… 

Câu hát “Em về, hãy về đi, ta phiêu du một đời” thả xuống như một sự buông bỏ. Đó không phải là một “em” gái bằng xương bằng thịt mà là một hình ảnh ẩn dụ mà nhạc sĩ dùng để gọi tên cuộc đời. Ta đã một đời phiêu du mòn mỏi, đã chìm trôi vô định không tìm được bến bờ, đã mệt mỏi rồi.

Nếu “hương trầm có còn đây”, thì Ta cũng xin chỉ “thắp nốt chiều nay”, rồi thôi, rồi buông tay, để “xin được ngủ trong vòng nôi”, “xin ngủ dưới vòm cây”, để “ta ru ra ngậm ngùi”. Bởi chỉ có Ta tự ru Ta, Ta tự buông bỏ những chấp niệm, những oán ân của đời mình thì Ta mới có thể vượt lên, mới có thể tìm lại bản ngã của chính mình.


Click để nghe Khánh Ly hát Ru Ta Ngậm Ngùi năm 1973

Nếu ai đó nói rằng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một “vị sư” đi giữa cuộc đời, tu giữa cuộc đời, đem những duyên ý huyền diệu của Phật Pháp gieo rắc vào âm nhạc bằng những ca từ rất đời thường để cảm hoá lòng người, để duyên hoá những ý niệm thì điều đó chắc chắn là chính xác. Bởi có thể thấy, hầu như trong khắp các nhạc phẩm của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn muốn truyền tải một ít giáo lý thiền môn đến người nghe. Ở nhạc phẩm Ru Ta Ngậm Ngùi, chất thiền, chất Phật, nhân sinh quan Phật giáo của nhạc sĩ đặc biệt đậm đặc hơn và thuần chuất hơn cả.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: trịnh công sơn
ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Xuất xứ bài hát

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn -...

by admin
March 9, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm

Trong gia tài hàng trăm bài nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở cả 3 chủ đề...

by admin
September 12, 2021
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Cảm xúc âm nhạc

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi

Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và...

by admin
August 25, 2021
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng” (Hoàng Thi Thơ) – “Đời mình một mình một bóng – chênh vênh, lạc loài…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc "Rong Chơi Cuối Trời Quên Lãng" (Hoàng Thi Thơ) - "Đời mình một mình một bóng - chênh vênh, lạc loài..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

“Bài Không Tên Số 1” và “Bài Không Tên Số 9” của Vũ Thành An – Những tuyệt phẩm sau cùng của loạt bài không tên trước 1975

Bộ sưu tập ảnh đẹp của danh ca – minh tinh điện ảnh Khánh Ngọc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Cô Hàng Nước và Cô Hàng Cà Phê – Hai “cô hàng” đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hiền – Tác giả “Anh Cho Em Mùa Xuân”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Suối Mơ” của nhạc sĩ Văn Cao – Tuyệt tác của dòng nhạc lãng mạn

Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lầm: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bạc Trắng Lửa Hồng” – Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân và ý nghĩa của bút hiệu Thy Lynh

Ý nghĩa của ca khúc Hạ Trắng (Trịnh Công Sơn) – Một giấc mơ đời hư ảo

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.